NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN MINH CHÂU – NGƯỜI AI ĐIẾU CHO VĂN NGHỆ MINH HỌA

( 05-01-2015 - 02:21 PM ) - Lượt xem: 1837

“Nghệ thuật phải là chính nó, phải là nghệ thuật trước đã. Sự tách bạch “Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật” là khiên cưỡng về hình thức và đóng sâu vào trong tâm khảm của chúng ta đến mãi sau này…” – Nhà giáo Lê Minh Quốc phát biểu trong buổi sinh hoạt kỳ này.

Vào 8g30 sáng Chủ nhật ngày 4/1/2015, CLB người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng tổ chức sinh hoạt thường kỳ chủ đề "NGUYỄN MINH CHÂU, NGƯỜI AI ĐIẾU CHO VĂN NGHỆ MINH HỌA" tại Thư viện viện tư nhân Phạm Thế Cường - 352, đường số 8, P.11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM.

Trước khi vào chủ đề sinh hoạt, Chủ nhiệm CLB – Phạm Thế Cường  chia sẻ đôi điều về nhà văn Bùi Ngọc Tấn, về mối thâm tình giữa nhà văn với CLB, đồng thời bày tỏ niềm tiếc thương về sự ra đi của ông ngày 18/12/2014 vừa qua và đề nghị tất cả các thành viên tham dự buổi sinh hoạt dành một phút tưởng niệm đến nhà văn.

Đại diện CLB ông Đoàn Nhật Trưởng và ông Nguyễn Huy Thắng đi Hải Phòng viếng NV Bùi Ngọc Tấn ngày 18/12/2015

Vào nội dung chính, bạn Hồng Minh giới thiệu sơ lược đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

“Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 – 23/01/1989) quê ở xã Huỳnh Hải, huyện Lưu Ninh, tỉnh Nghệ An. Ông là cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng đối với nền văn học Việt Nam.

Trưởng thành trong những năm bom đạn kháng chiến đã tạo cho nhà văn một nguồn sống, nguồn cảm thụ sâu sắc đối với nỗi đau của đất nước bị chia cắt. Ông luôn trăn trở, tìm tòi trong những tác phẩm của mình để thể hiện một cách đúng đắn và chân thật nhất hơi thở của lịch sử.

Tác phẩm văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau một buổi tập (1960) và khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát (1989). Suốt một chặng đường 29 năm – một hành trình không phải là dài so với những nhà văn khác: Nguyễn Khải, Hồ Phương…, song với mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu luận phê bình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để lại một sự nghiệp văn chương đủ sức vượt qua thời gian. Với một số tác phẩm chính:

  • Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)
  •  Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970)
  • Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
  • Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
  •  Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)
  •  Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982)
  • Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983)
  •  Bến quê (truyện ngắn, 1985)
  •  Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
  •  Cỏ lau (truyện vừa, 1989)

Nguyễn Minh Châu đã được nhận các giải thưởng cho sự cống hiến trong hoạt động văn học nghệ thuật: giải thưởng Bộ quốc phòng năm (1984 -1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm (1988 – 1989) cho tập truyện Cỏ lau và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000 cho cụm tác phẩm: Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn bà trên chiến tàu tốc hành.

Tiếp nối buổi sinh hoạt, Chủ nhiệm CLB Phạm Thế Cường giới thiệu thêm một số tác phẩm dành cho thiếu nhi của Nguyễn Minh Châu như: “Từ giã tuổi thơ”, “Những ngày lưu lạc”, “Đảo đá kỳ lạ”,… và thông tin thêm về một số tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, nhạc kịch như: Phim “Cỏ lau”, “Người đàn bà mộng du” (Từ “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, nhạc kịch “Mảnh trăng cuối rừng”

Kế đến là phần trao đổi, chia sẻ ý kiến của các thành viên trong CLB. PGS.TS Đoàn Trọng Huy chia sẻ về con đường sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu được nhìn dưới ngọn cờ đổi mới. Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã âm thầm tự đổi mới từ lâu – trước khi làn sóng đổi mới dâng lên, và cũng đồng nghĩa với việc đổi mới đó là sự đơn độc. Ông là con người luôn trăn trở với đời sống và với sự nghiệp cầm bút của mình, của nhà văn nói chung.

Có thể chia quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu làm 2 giai đoạn – trước và sau đổi mới. Trước là những sáng tác gắn liền với cảm hứng anh hùng và sau là cảm hứng thế sự.  PGS.TS Đoàn Trọng Huy cũng điểm qua những đặc điểm chính trong các tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa, Phiên chợ Giát, Bức tranh,…Ẩn chứa trong sáng tác Nguyễn Minh Châu luôn có thông điệp phải tự hoàn thiện nhân cách và phản ánh những con người tù túng, tự đấu tranh với chính mình, khát khao nhưng vẫn không vượt thoát lên được.

Kết lại ý kiến phát biểu của mình , PGS.TS Đoàn Trọng Huy nhấn mạnh: “Theo tôi, cách đánh giá nhà văn chính đáng nhất là nhà văn đó có đi theo Chân – Thiện – Mỹ hay không? Và nếu xét trên những phương diện diện đó thì Nguyễn Minh Châu là nhà văn hoàn toàn xứng đáng.”

PGS Đoàn Trongj Huy phát biểu tại buổi sinh hoạt

Kế đến, Ông Phạm Thế Cường đọc bức thư của nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi cho người bạn thân – Ông Nguyễn Trung Thu (cán bộ Văn hóa Văn nghệ):

“…Qua thư, tôi biết những điều ông đang suy nghĩ về văn nghệ? Buồn nhỉ? Nhưng rồi ra có gì mà buồn? Đánh nhau mà, bảo thủ phản kích lại? Nhưng tôi vẫn thèm viết tiếp một bài đã dự dịnh và đã tâm sự với ông “Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước”, tất nhiên rồi, ông Thu ạ, cứ một lần làn gió đổi chiều thì con người lại tự đem mình ra làm trò chơi và nhìn thấy được thêm một chút tư cách của từng người….”

“…Thế đấy, thằng nhà văn ở nước nào cũng vậy, ngoài tiếng nói trong tác phẩm, phải có tiếng nói xã hội, tiếng nói trước công bằng và bất công, trước chiến tranh và hòa bình. Nhưng địa vị thằng nhà văn thấp quá, làm gì có tiếng nói ấy? Theo tôi, làm thằng nhà văn Việt nam trong lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách – kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì sâu xa, để đời…”

“Lắm lúc nghĩ, hàng chục năm qua người ta khinh thường người dân quá – cái hạng “phó thường dân”, không chức tước, không vây cánh, không của cải – khó sống lắm! Sống nhục nhã lắm…”

“…Lâu nay (hàng chục năm nay) đám cán bộ mình thường nói (đến quen miệng): Chúng ta đem hạnh phúc đến cho nhân dân – (không khéo mình chả làm được gì, chỉ làm hại nhân dân). Còn những người tôn giáo họ nói: Chúng ta làm nhẹ bớt bất hạnh cho nhân dân – có lẽ họ nói đúng hơn, họ “đời” hơn mình, mặc dầu là họ tôn giáo! Từng người phải soát lại hết những điều đã nghĩ, đã làm…”

Và nối tiếp chương trình là chia sẻ của của Bác Nguyễn Khoa Đăng  với những tâm sự đã ấp ủ bấy lâu nay: Mặc dù Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” nhưng tư tưởng ấy vẫn còn ở khắp nơi, đã ăn sâu, cắm rễ vào suy nghĩ của nhiều người. Và vì thế, thực trạng “văn nghệ minh họa” vẫn còn đó, nó không mất đi.” Và ông nhấn mạnh: Thực tế phải như Nguyễn Khải “ngay dưới chân mình”, văn nghệ là số phận chứ không phải tuyên truyền một cách khiên cưỡng.

Trước những trăn trở đó, nhà giáo Lê Minh Quốc cũng góp ý: Tôi có một thiếu sót là từ trước đến không đọc Nguyễn Minh Châu vì ngỡ rằng ông cũng là một nhà văn “minh họa”. Thế nhưng, khi được mời tham gia chủ đề này tôi mới nhận thấy được những đổi mới của Nguyễn Minh Châu.  Nhà giáo Lê Minh Quốc còn bày tỏ ý kiên của mình: Nếu đặt ra câu hỏi “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”thì sự tách bạch đó là một sự khiên cưỡng về hình thức và đóng sâu vào tâm khảm của chúng ta đến mãi sau này…

Buổi sinh hoạt còn có sự đóng góp của một số thành viên trong tâm thế phấn khởi với chủ đề dù không mới mẻ nhưng vẫn mang tính thời sự, phản ánh hiện trạng của văn nghệ Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có những thông tin thú vị từ Chủ nhiệm CLB Phạm Thế Cường như: Giới thiệu cô Huỳnh Thị Thành, con gái “Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ” cùng với thư viên viện cùng tên cha cô ,sắp được ra mắt vào ngày 11/01/2014 tới đây, đồng thời cô Huỳnh Thị Thành cũng phát biểu chia sẻ và gửi thư mời tham dự đến CLB.

Ông Phạm Thế Cường cũng giới thiệu sơ nét về nhà văn Nguyễn Triệu Luật và thông tin thêm về việc gia đình nhà văn, mà đại diện là con trai – ông Nguyễn Triệu Căn đã gửi tặng sách đến các thành viên CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng và Thư viện Huỳnh Văn Nghệ. Đồng thời CLB cũng gửi lịch của Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam gửi tặng đến thành viên cao tuổi và ít tuổi nhất của CLB và lời chúc mừng năm mới dành cho tất cả các thành viên CLB.

Kết thúc buổi sinh hoạt đầy thú vị, Chủ nhiệm Phạm Thế Cường thông báo chủ đề của buổi sinh hoạt kỳ tiếp theo vào ngày 01/02/2015 với chủ đề về nhà thơ Pushkin. Rất mong các thành viên, cộng tác viên đóng góp bài viết để buổi sinh hoạt và tập san có nội dung ngày càng phong phú hơn.

 

Các Bài viết khác