NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGƯỜI HÙNG LÊ VĂN TRƯƠNG VÀ TÀI NĂNG JULES VERNE

( 18-02-2014 - 12:26 PM ) - Lượt xem: 1559

Sáng ngày 9-2-2014, CLB Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng tổ chức buổi sinh hoạt thường kỳ với chủ đề kỷ niệm 50 năm ngày mất của nhà văn Lê Văn Trương và giới thiệu về tác giả, tác phẩm nhà văn Pháp Jules verne tác giả của những tác phẩm phiêu lưu và giả tưởng nổi tiếng như : Hai vạn dặm dưới biển, tám mươi ngày vòng quanh thế giới, bay quanh mặt trăng, cuộc phiêu lưu vào lòng đất, những đứa con của thuyền trưởng Grant... tại Thư viện quận Gò Vấp.

Sáng ngày 9-2-2014 tiết trời Sài Gòn ửng nắng và dường như vẫn còn nguyên đó không khí rộn ràng của những ngày Tân Xuân. CLB Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng tổ chức buổi sinh hoạt thường kỳ với chủ đề kỷ niệm 50 năm ngày mất của nhà văn Lê Văn Trương và giới thiệu về tác giả, tác phẩm nhà văn Pháp Jules verne tác giả của những tác phẩm phiêu lưu và giả tưởng nổi tiếng như : Hai vạn dặm dưới biển, tám mươi ngày vòng quanh thế giới, bay quanh mặt trăng, cuộc phiêu lưu vào lòng đất, những đứa con của thuyền trưởng Grant... tại Thư viện quận Gò Vấp. Đến với buổi sinh hoạt có sự tham gia của hơn 50 thành viên của CLB trong đó có sự góp mặt của nhiều giáo sư, thạc sĩ, nhà giáo và đặc biệt có sự hiện diện đáng quý của bà Lê Thị Giáng Vân con gái nhà văn Lê Văn Trương và các thành viên trong gia đình.

Buổi toạ đàm diễn ra trong khí ấm áp, vui tươi của những ngày đầu xuân năm mới. Như thường kỳ để mở đầu buổi toạ đàm ông Phạm Thế Cường chủ nhiệm CLB giới thiệu các thành viên tham gia buổi sinh hoạt. Sau đó ông trình bày tóm tắt tiểu sử và sự ngiệp văn học của nhà văn Lê Văn Trương.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Một bất ngờ cho buổi giao lưu là ông Phạm Thế Cường công bố Được sự giúp đỡ của bà Lê Thị Giáng Vân, Ban chủ nhiệm CLB quyết định in lại và lưu hành nội bộ nguyên bản 04 truyện vừa của nhà văn Lê Văn Trương in trên Truyền Bá giai đoạn tháng 8/1941- 8/1942, bản in lại mang tên “Lê Văn Trương tuyển tập tác phẩm giáo dục in trên Truyền Bá”. Sau công bố ra mắt mỗi người tham dự được trao tặng một cuốn trong sự ngỡ ngàng và thích thú.

Bà Lê Thị Giáng Vân con gái của nhà văn Lê Văn Trương tiếp nối chương trình, bà chia sẻ niềm tự hào về sự nghiệp viết văn và những câu chuyện đời của nhà văn. Theo những chia sẻ của bà, nhà văn Lê Văn Trương được mệnh danh là cây bút đắt giá nhất thời tiền chiến. Sách của ông luôn được nhiều người chờ đợi , đón đọc. Cũng như sự cày ải lao động văn chương không mệt mỏi của ông đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà số lượng đồ sộ là gần 200 tác phẩm. Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều rất gần gũi, chân thực với độc giả. Bà Giáng Vân còn chia sẻ tấm lòng thơm thảo luôn đùm bọc bao dung của cha bà với những nhà văn, nhà thơ nghèo khó của giới văn nghệ cùng thời, bà nói: "mỗi lần bố tôi được lĩnh tiền nhuận bút, bố đều mời các bác , các chú nhà văn, nhà thơ nghèo tới nhà nuôi ăn , nuôi ở miễn phí chẳng bao giờ than phiền hay đòi hỏi gì. Đến khi nào gần hết tiền ông bảo mọi người tạm thời giải tán, lúc có tiền lại tụ tập tiếp nên trong mắt các nhà văn nghèo thời đó bố tôi được xem như là Mạnh Thường Quân" chính vì thế mà bà luôn luôn tự hào khi kể về người cha của mình.. Bà cũng mượn câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du " chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau" để nói lên niềm đau xót, thương cảm cho số phận sóng gió, lận đận của nhà văn Lê Văn Trương. Kết thúc bài phát biểu của mình bà Giáng Vân cảm ơn CLB đã tổ chức buổi giao lưu tưởng niệm người cha của bà và ra mắt “Lê Văn Trương tuyển tập tác phẩm giáo dục in trên Truyền Bá”, bà cũng cảm ơn những người tham dự đã dành cho cha và gia đình bà những tình cảm chân thành.

Bà Lê Thị Giáng Vân, con gái nhà văn Lê văn Trương phát biểu tại buổi tọa đàm

Tiếp nối buổi toạ đàm nhà giáo Phan Mạnh Hùng đã nói về cảm nhận của mình khi đọc Lê Văn Trương . Sau khi nói về tính triết lý người hùng, tính đại chúng và trên hết là tính giáo dục đạo đức xã hội trong tác phẩm của Lê Văn Trương, nhà giáo kết luận: “Cuối cùng: xin nói đến một thực tế, không biết có nên xem là một quy luật của văn chương hay không: một số tác phẩm sinh ra trong môi trường đại chúng, phục vụ đại chúng đã trở thành những tác phẩm đặc tuyển, theo thời đã gian trở thành cổ điển. Chúng ta chưa thể xem toàn bộ tác phẩm Lê Văn Trương sẽ trở thành hay có cơ may thành cổ điển. Nhưng có một điều chắc chắn, khi phác thảo lộ trình hiện đại hoá văn học, xã hội Việt Nam tiền chiến, không thể bỏ qua hiện tượng Lê Văn Trương, bởi qua ông, chúng ta thấy được một con đường thênh thang của văn chương hiện đại và tính chất dân chủ của nó.

Như vậy, Lê Văn Trương còn được đọc, cần phải tiếp tục đọc ở nhiều cách và nhiều hoàn cảnh.”

   PGS Đoàn Trọng Huy và TS Lê Vinh Quốc thì nói về những giai đoạn trong lịch sử văn học nước nhà nhất là thời kỳ phát triển của văn học tiền chiến trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nhà văn Lê văn Trương.

 

Nhà giáo Phan Mạnh Hùng tham gia tọa đàm về Lê Văn Trương

Tiếp nối với chủ đề thứ 2 về nhà văn Khoa học viễn tưởng người Pháp Jules Verne bà Ngô Thị Mỹ Lệ, phó chủ nhiệm CLB đã trình bày tiểu sử và sự nghiệp văn chương đồ sộ của nhà văn .

 Theo như PGS Đoàn Trọng Huy và TS Lê Vinh Quốc có thể nói Jules Verne là người đi trước thời đại, là khởi nguồn cho những phát minh khoa học . Những tác phẩm của ông không chỉ mang ý nghĩa về văn học mà còn góp phần to lớn trong sự nghiệp phá minh khoa học của nhân loại. TS Lê Vinh Quốc cũng nhấn mạnh: Jules Verne trưởng thành thì gặp ngay cuộc các mạng tư sản Pháp, ông đã được cởi trói về mặt tư tưởng nên tác phẩm của ông đã thăng hoa không những về cách mạng khoa học kỹ thuật mà còn là cách mạng về xã hội và giàu tính nhân văn. Ta thấy trong tác phẩm ông luôn có sự chia sẻ, sự cảm thông với những người nghèo khổ, những người sống dưới đáy của xã hội, Jules verne luôn khuyến khích con người đấu tranh cho một xã hội công bằng và dân chủ hơn.

TS Lê Vinh Quốc tham gia tọa đàm về Jules Verne

Tiếp đó ông Phạm Thế Cường trình bày về việc dịch và in các tác phẩm của Jules tại Việt Nam. Theo ông bản dịch đầu tiên là cuốn Lên cung trăng (nguyên tác: Bay quanh mặt trăng) doTrúc Đỳnh dịch, Nxb Alexandre de Rhodes, 1944. Sau đó 13 năm dịch giả Hà Mai Anh là người đi tiên phong dịch các tác phẩm của Jules Verne ở miền Nam, đó là Vòng quanh thế giới 80 ngày Sống Mới (1957); Thuyền trưởng 15 tuổi (1969); Dòng sông tráng lệ Đông Sơn xuất bản, 1975. Tiếp theo phải kể đến dịch giả Lê Quang Nghĩa với tác phẩm Du hành vào lòng địa cầu Sống Mới xuất bản,1972; Hòn đảo bí mật dịch cùng Lê Văn Trí , Mây Hồng xuất bản, 1972. Còn về Hai vạn dặm dưới biển, bản dịch đầu tiên đầu tiên cũng ở miền Nam do Nguyễn Quân dịch Sống Mới XB, 1961. Tác phẩm của Jules Verne được dịch đầu tiên ở miền Bắc cũng chính là Hai vạn dặm dưới biển do dịch giả Đỗ Ca Sơn dưới bút danh Lê Anh do NXB KĐ in lần đầu 1976. Từ đó lần lượt các tác phẩm nổi tiếng của Jules Verne được dịch và phát hành tại Việt Nam như Người về từ biển (Tấm vé số) Kim Đồng 1983; Bí mật lâu đài Các-Pát , NXB Hải Phòng 1984; Những người con của thuyền trưởng ; Tám trăm dặm trên sông Amazon, Người hoa tiêu trên sông Danube... Và gần đây nhất là tác phẩm Ngọc phương Nam do Nhã Nam liên kết với HNV XB năm 2013 . Đến nay đã có hơn hai mươi tác phẩm. Đặc biệt Hai vạn dặm dưới biển bản dịch của Đỗ Ca Sơn đã được các NXB ở trong nước tái bản đến 27 lần.

Cũng theo ông Phạm Thế Cường, người đã đọc Jules Verne từ bản dịch lần đầu tiên được xuất bản tại miền Bắc Việt Nam năm 1976 và là người sưu tầm được hầu hết các tác phẩm của Jules verne được dịch và in tại Việt Nam cho biết, những tác phẩm của Jules có sức luôi cuốn đặc biệt với những độc giả trẻ tuổi thích phiêu lưu mạo hiểm . Và cũng trong chủ đề này CLB giới thiệu bài phỏng vấn dịch giả Lê Anh, người đầu tiên dịch Hai Vạn Dặm Dưới Biển ở miền Bắc

Tại buổi giao lưu, ban tổ chức đã trưng bày gần 20 tác phẩm của nhà văn Lê Văn Trương do gia đình sưu tầm và 52 tác phẩm của Jules Verne in từ năm 1957 đến nay.

Cuối buổi giao lưu là phần giao lưu văn nghệ ngâm thơ, ca hát của các thành viên trong câu lạc bộ chào mừng năm mới và chúc CLB ngày càng phát triển cả về chất và lượng, chúc mọi thành viên trong CLB một năm mới an khang thịnh vượng.

Kết thúc buổi toạ đàm các thành viên trong CLB chụp ảnh lưu niệm và tham gia liên hoan tân niên mừng xuân Giáp Ngọ trong không khí thật đầm ấm và chân thành.

SƠN CHÂU

Các Bài viết khác