NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NÁO NỨC NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT…

( 18-09-2013 - 10:04 AM ) - Lượt xem: 1375

Có rất nhiều điều rất đặc biệt trong buổi sinh hoạt tháng 8 vừa rồi của CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng. Mới sáng sớm, khuôn viên trước Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường ken đặc xe máy, xe đạp và cả ôtô. Xe tràn ra vỉa hè, ai đến trễ không biết phải để xe vào đâu. Chưa bao giờ buổi sinh hoạt văn chương hàng tháng của CLB lại đông đảo thành viên và khách mời tham dự đến thế. Đây chính là điều đặc biệt thứ nhất...


Điều đặc biệt thứ hai là CLB không chỉ sinh hoạt chuyên đề về một tác giả như thường lệ mà là hai tác giả: nhà thơ Đinh Hùng và nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang – người được Bác Hồ giao việc khó. Ngoài nội san về tiểu sử và bài cảm nhận của các thành viên về nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang, CLB còn in thêm phụ san giới thiệu về các tác phẩm ít được biết đến của ông. Riêng về nhà thơ Đinh Hùng, CLB đã giới thiệu đến mọi người hai tác phẩm: “Đám ma tôi” và “Dạ lan hương” đã được in từ những năm 40 của thế kỷ trước nay rất ít người biết đến, thậm chí trong giới sưu tầm sách cổ cũng rất hiếm người biết hai tác phẩm đặc biệt này. Nhận hai ấn phẩm đặc biệt, ông Đinh Hoài Ngọc, con trai nhà thơ Đinh Hùng và mọi người rất xúc động cảm ơn CLB. Nhắc về nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang, ai cũng ngậm ngùi, tiếc thương cho một người có công lao to lớn với cách mạng, người tổ chức thành công Ngày Độc lập 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử nhưng lại bị tù đày khắc nghiệt lúc cuối đời. Tiến sĩ sử học Lê Vinh Quốc thừa nhận mình chưa biết nhiều về nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang. Nhưng khi tìm hiểu để viết bài cho CLB,  ông đã tìm hiểu Nguyễn Hữu Đang dưới góc độ sử học. Tham gia buổi sinh hoạt có rất nhiều người, là thế hệ hậu sinh rất mến mộ nhà thơ Đinh Hùng và nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang.
 
Nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang tiếp tục được tái hiện qua các toạ đàm của nhà văn Nguyễn Quang Thân, người đã từng gặp gỡ Nguyễn Hữu Đang khi còn sống, nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính, nhà văn chiến sĩ Nguyễn văn Thịnh, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy, nhà giáo Nguyễn Việt Hùng và nhiều người tham dự khác. Mọi người đều đánh giá cao tài năng và đức độ của ông trong hoạt động cách mạng, hoạt động văn hoá và trong công tác tổ chức các sự kiện.

Điều đặc biệt thứ ba nằm ở phần cuối của buổi sinh hoạt. Khi nhà thơ Huỳnh Kỳ kết thúc những câu thơ mới sáng tác trong tiếng vỗ tay giòn giã, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy cũng góp vui bằng bài thơ “Đám cưới bạc” nằm trong cuốn “99 khúc tặng Liên” đã làm thư phòng ngân đọng cùng thơ.  Sự xuất hiện của vợ ông - nhà thơ Lý Phương Liên đã làm mọi người hết sức bất ngờ và xúc động. Những năm đầu của thập niên 70 thế kỉ 20, Lý Phương Liên trở thành một hiện tượng thơ trên văn đàn. Năm bài thơ trong chùm thơ tháng Tám đăng trên báo Nhân dân, đặc biệt là bài thơ “Ca bình minh”, “Em mơ có một phiên tòa”… đã làm nên hiện tượng Lý Phương Liên. Nhiều thành viên cao tuổi trong CLB đã từng mến mộ những vần thơ trong trẻo, phơi phới yêu đời của cô công nhân tuổi đôi mươi khi ấy. Nhưng rồi, họ ngỡ ngàng khi đã hơn 40 năm nay, thơ Lý Phương Liên không còn xuất hiện trên thi đàn nữa, thông tin về bà cũng bặt tăm. Nhiều lời đồn đoán thất thiệt, rằng Lý Phương Liên là một con người không có thật. Hóa ra, trước cơn sóng dữ của búa rìu dư luận về bài thơ “Nghĩ về Thúy Kiều”, Lý Phương Liên đã ẩn dật. Bà theo chồng về phương Nam, xây dựng sự nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, từ đó gieo lời nguyền ỉm thơ. Tâm sự của Lý Phương Liên tại buổi sinh hoạt phần nào giải đáp thắc mắc của các thành viên CLB về sự “vụt tắt” đột ngột của một hiện tượng thi ca đang căng tràn sức sống đôi mươi. Nhiều thành viên trong CLB cũng tò mò, thắc mắc về cuộc đời của nhà thơ Lý Phương Liên cũng như muốn chính nhà thơ xác nhận một số lời đồn đoán. Chẳng hạn như bài thơ “Cò mẹ, cò con” có phải là thơ của Lý Phương Liên hay không? Lý Phương Liên xác nhận đó là bài thơ của bà. Nhưng tuổi đã cao, trí nhớ kém nên việc đọc lại bài thơ  này thể theo yêu cầu của vị độc giả yêu thơ cao tuổi trên, Lý Phương Liên phải hẹn lại lần sau vì bà không nhớ hết. Hôm nay, lần đầu tiên tham gia sinh hoạt cùng CLB, Lý Phương Liên đọc lại những bài thơ làm nên tên tuổi bà một thời như “Ca bình minh” và một số bài thơ khác in trong tập “Ca bình minh” mà bà đã ra mắt năm 2011 để tri ân sự mong ngóng và tấm lòng của bạn thơ. Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy cũng giới thiệu về kế hoạch “Thơ bạn thơ”, cụ thể hai vợ chồng sẽ nhận  những bài thơ hay của mọi người để in sách tặng nhau. Số tiền in thơ do vợ chồng nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy bỏ ra. Đó là sự tri ân lớn nhất mà Lý Phương Liên cùng chồng dành cho những người mến mộ thơ mình….

 

 

Tác giả bài viết: MAI QUỲNH

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác