NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MỘT NHÀ VĂN BÌNH DỊ

( 17-12-2018 - 06:48 PM ) - Lượt xem: 710

Tôi thích các tác phẩm của Hoàng Minh Tường vì ông viết rất rất tự nhiên, giàu lòng vị tha, luôn cảm thông với nhân vật mà không hề thể hiện sự hận thù. Đến như “Thời của thánh thần” viết về số phận của một gia đình với nhiều bi kịch, giàu chất bi hài phản ánh quan điểm chính trị, xã hội khác nhau của các nhân vật rất rõ nét, nhưng tuyệt nhiên không hề có tính thù hận.

Từ đầu năm 1981 tôi đã đọc ông, nhưng phải đến khi được đọc “Thy ha đo tc”  tôi mới thích ông và từ đó tác phẩm của ông luôn nằm trong tầm ngắm của tôi. Tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của ông viết trước đó như: “Ngưi khác cung đưng”, “Ngưi đp trong khách sạn”, “Đu sông”…Những cuốn sách đó không để lại ấn tượng gì vì vẫn trong dòng văn học “cúng c. Tôi hiểu “Thy ha đo đc” được viết sau thời kỳ đổi mới; ông đã kịp thay đổi tư duy để hòa nhập với dòng văn học hiện thực xã hội. Vừa lúc đó  cuốn “Đng sau bão” xuất hiện khiến tôi vô cùng  thích thú.

Đến giữa năm 2008, tôi được anh Hoàng Minh, một sưu tầm gia có hạng cho biết NXB Hội Nhà Văn đang in “Thi ca thánh thn” của Hoàng Minh Tường: “ đây là một cuốn sách viết về cải cách ruộng đất, về vượt biên, quyển này đang hot mình cần phải đặt ngay”. Nghe vậy, tôi đồng ý liền.

Tuy nhiên, hai tháng sau anh Hoàng Minh thông báo cho tôi biết sách đó đã bị thu hồi. Ngay lập tức, một “chiến dịch” săn lùng cuốn “Thời của thánh thần” đã diễn ra, như  trước đó độc giả đã từng săn lùng “Chuyn k năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn khi sách này bị thu hồi tiêu hủy. Và thật may mắn, ngay trong chuyến đi Hà Nội tháng 10-2008 tôi đã nhận được cuốn ”Thi ca thánh thn” (sau này mới biết đó là bản in “nối bản”). Có sách trong tay, tôi đọc một mạch không ngừng và không thể không thốt lên: “Đây là cuốn sách hay nhất viết về số phận con người dưới chế độ ta mà tôi từng đọc”. Tôi thật sự khâm phục Hoàng Minh Tường  và cũng từ đó mong ước được gặp tác giả này.

Rồi một cái duyên nữa đến với tôi. Số là tháng 8-2017, khi đi Vũng Tàu và nghỉ  ở căn hộ của nhà văn Nguyễn Quang Thân, tôi thấy bản photo cuốn Nguyên Khí của Hoàng Minh Tường có dòng chữ tác giả đề tặng hai nhà văn Nguyễn Quang Thân – Dạ Ngân. Thế là tôi thức trắng đêm để hòa mình với số phận của Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ qua những trang sách ấy.

 

Nhà văn Hoàng Minh Tường thăm kho sách của  Thư viện Phạm Thế Cường

Tôi thích các tác phẩm của Hoàng Minh Tường vì ông viết rất rất tự nhiên, giàu lòng vị tha, luôn cảm thông với nhân vật mà không hề thể hiện sự hận thù. Đến như “Thi ca thánh thn” viết về số phận của một gia đình với nhiều bi kịch, giàu chất bi hài phản ánh quan điểm chính trị, xã hội khác nhau của các nhân vật rất rõ nét, nhưng tuyệt nhiên không hề có tính thù hận. Với ông, các nhân vật như vậy có thể tồn tại ở bất cứ xã hội nào. Xã hội mà lãnh đạo còn độc tài thì sẽ còn nhiều bất công và tất yếu bi kịch còn diễn ra với mỗi số phận con người. Với ‘Thi ca thánh thn”, “Nguyên Khí” và sau này là “Nhng mnh rng” , Hoàng Minh Tường đã từ văn học phản ánh hiện thực xã hội tiến sang dòng văn học phản biện xã hội.

Tôi càng khao khát được gặp Hoàng Minh Tường để chiêm ngưỡng và tìm hiểu xem con người ông như thế nào mà viết được những cuốn sách “kinh” đến vậy.

Tôi đem ý nghĩ này chia sẻ với anh Nguyễn  Anh Tuấn – một thành viên của Câu lạc bộ Người Yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB), một nhà sưu tầm sách có tiếng. Anh hứa sẽ bố trí cho tôi được gặp nhà văn yêu thích của mình; nhưng rồi 6 tháng trôi qua mà anh vẫn chưa thực hiện được lời hứa đó.

Và rồi, đúng là Trời không phụ người có tâm. Sáng chủ nhật ngày 25-3-2018 khi đi dự lễ trao giải “Văn Việt” lần ba, tôi đã được gặp, được trò chuyện với người mà mình ngưỡng mộ bấy lâu nay. Tôi mạnh dạn ngỏ lời xin số điện thoại và  xin được gặp ông trong một ngày gần nhất.

Ngày 13-4-2018 tôi gọi điện cho Hoàng Minh Tường để ngỏ lời xin đến thăm ông. Ông nghe điện và cho biết mình đang ở Bình Phước, hẹn ngày 16-4 về Sài Gòn sẽ ghé thăm CLB.

Đúng hẹn, sáng ngày 16-4 Ông đã ghé thăm CLB của chúng tôi. Đón ông có dịch giả Lê Sơn, nhà giáo Lê Vinh Quốc và nhà sưu tầm Nguyễn Anh Tuấn. Ông đã kể cho chúng tôi nghe quá trình ông viết “Thi ca Thánh thn”, “Nguyên khí”…, kể về sự thay đổi tư duy của ông từ “Đng chiêm” sang “Thy ha đo tc” và từ “Đng sau bão” đến “Thi ca Thánh thn” , nay là “Nguyên khí” và sắp tới là “Nhng mnh rng”

Ông cũng cho biết, các tác phẩm ông viết trước “Thy ha đo tc” thuộc dòng văn học minh họa, mà vào thời đó ai cũng phải viết như vậy, cấm được viết khác nếu anh muốn tồn tại. Sau đổi mới, tư duy được cởi trói nên nhiều nhà văn đã chuyển sang hẳn dòng văn học hiện thực này như Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Thân…

Trước khi được gặp ông, tôi nghĩ con người Hoàng Minh Tường phải toát lên vẻ trí tuệ, phải đạo mạo, phải trịnh trọng, phải … Nhưng đến khi được tiếp xúc, tôi thấy ông cũng giống như các tác phẩm của ông: rất giàu lòng vị tha, giàu tính nhân văn, rất giàu trí tuệ nhưng cũng rất bình dân. Trong các tác phẩm sau đổi mới ông quyết liệt bao nhiêu, thì trong đời thường ông lại nhẹ nhàng bình dị bấy nhiêu.

Khi đã quen thân, nhiều lần tôi đã ăn ngủ ngay tại nhà ông; nhờ đó tôi được đàm đạo nhiều hơn để càng thêm yêu quý ông hơn. Tại nhà riêng ở Hà Nội, ông thường bình dị mặc chiếc áo may ô hoặc cởi trần lúi húi làm cơm mời tôi mà không cần ai phụ giúp. Lần nào cũng vậy, trước khi vào bếp ông đều hỏi tôi thích ăn gì để ông nấu; và trước khi nấu ăn ông đều pha nước mang trái cây để tôi thưởng thức trong lúc chờ ông nấu cơm.

Coi tôi như một người ngang hàng về tuổi tác, về địa vị xã hội và cả sự hiểu biết, nên ông  rất tôn trọng các ý kiến của tôi khi trò chuyện hay đối thoại. Quen nhau chưa đầy ba tháng, ông đã ủy quyền cho tôi làm việc với Nhà xuất bản (NXB) Phụ nữ để in cuốn “Bin cháy”. Trong emai gửi tôi, ông viết:” Toàn bộ nhuận bút của tác giả sẽ chuyển thành sách và ủy quyền cho NXB Phụ nữ cùng Thư viện Tư nhân  Phạm Thế Cường tặng các thư viện trên quần đảo Trường Sa và các đơn vị Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng những ai quan tâm đến Biển đảo”.

Sau khi tiếp xúc với con người và tác phẩm của Hoàng Minh Tường, dịch giả Lê Sơn đã nhận xét: “Đây là con người trung thực, trung thực từ tác phẩm đến đời thường; ngay cả các chi tiết về lịch sử, địa lý, xã hội trong tác phẩm cũng đều được tra cứu, tìm hiểu cẩn thận để sát đúng với hiện thực. Đây cũng là con người ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi. Tường (Hoàng Minh Tường) chỉ đi Mỹ có một lần mà viết về nước Mỹ như người đã sống ở Mỹ từ lâu”.

Vâng, ông là thế đấy! Hoàng Minh Tường - nhà văn Thời của Thánh Thần.

PHẠM THẾ CƯỜNG

Tháng 11/2018

Các Bài viết khác