NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

KỶ NIỆM 119 NĂM NGÀY SINH Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI

( 25-02-2014 - 10:36 PM ) - Lượt xem: 1900

Sáng ngày 22/2/2014 tại Á Nam Lưu niệm đường, số 58/4 đường số 27, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM đã diễn ra lễ kỷ niệm 119 năm ngày sinh và 31 năm ngày mất của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải do con gái nhà của Á Nam, nhà thơ Lan Hinh tổ chức.

Ngay từ 8g30 giờ sáng đã đông đủ mọi người tới dự, họ là những nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, là giáo viên, học sinh… và đủ mọi lứa tuổi. Ngồi phía trước là nhà văn Vũ Hạnh, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhà văn Trần Mạnh Hảo còn kia là nhà nghiên cứu văn học Ths Lê Hồng Sơn, Ths Phan Mạnh Hùng còn đây nhà báo Thu Dịu, nhà sưu tầm, dịch giả Vũ Anh Tuấn và thầy cô giáo cùng học sinh trường Ngô Chí Quốc… tất cả hơn 100 người mến mộ Á Nam đã đến để chia sẻ tình cảm đối với ông, một nhà thơ có tấm lòng yêu nước nhiệt thành và có nhiều bài thơ đi vào di sản của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Đến 9g các vị khách theo sự hướng dẫn của nhà thơ Lan Hinh lần lượt dâng hương tại bàn thờ Á Nam trong nhà lưu niệm. Sau đó mọi người tập trung nơi láng lá dừa giữa khu lưu niệm để tiến hành buổi tọa đàm và giao lưu.

Nhà thơ Lan Hinh, con gái Á Nam khai mặc buổi lễ

Sau phần giới thiệu thân thế sự nghiệp của Á Nam, các nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa đã chia sẻ những tình cảm, những cảm nhận, những suy nghĩ của mình về sự nghiệp thơ ca của Á Nam bằng những tình cảm trân trọng nhưng đầm ấm. Mọi người đều nhận định thơ của ông luôn nói về tình yêu quê hương đất nước,  thổn thức trước cảnh nước mất gia đình lìa tan. Bên cạnh đó thơ ông cũng ca ngợi tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa xóm, lòng thủ chung , tình nhân ái... đó là nếp sống, là truyền thống đạo đức của dân tộc. Đặc biệt nhiều người nói thơ của Á Nam đã đi vào kho tàng văn vần dân gian trở thành phong dao đặc sắc, như:

Rủ nhau xuống bể tìm cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

Em ơi, chua ngọt đã từng!

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

Hay

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao!

 Khách tham dự

Chương trình ngâm thơ và hát các bài thơ của ông như “"Gánh nước đêm, Tiễn chân anh Khóa, Mong anh Khóa, Tráng sĩ hành…” được xen kẽ trong chương trình làm không khí thêm vui vẻ và chân tình.

Gần cuối chương trình là phần trao giải thưởng Á nam Trần Tuấn Khải cho học sinh trường THCS Ngô Chí Quốc. Sau đó chương trình ca hát ngâm thơ các thi phẩm của Á nam còn tiếp tục đến hơn 12g.

Mọi người luyến tiếc ra về và hẹn nhau gặp lại vào dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông.

Nhận lời mời của nhà thơ Lan Hinh, ông Phạm Thế Cường và ông Phạm Vũ thay mặt CLB đến dự và cuối buổi lễ đã xin phép gia đình vào năm 2015 CLB sẽ tổ chức tọa đàm và giới thiệu sự nghiệp văn học và cuộc đời hoạt động xã hội không mệt mỏi của Á Nam Trần tuấn Khải và đã được sự ủng hộ của bà Lan Hinh, con gái Á Nam.

Trao giải thưởng Á Nam Trần Tuấn Khải cho học sinh trường Ngô Chí Quốc

NYS NHT

Các Bài viết khác