NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

KHAI MẠC ĐỌC SÁCH HÈ VÀ KỶ NIỆM 124 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ

( 20-05-2014 - 09:37 AM ) - Lượt xem: 1319

Ngày 18-5, Thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng Phạm Thế Cường (Gò Vấp, TP HCM) đã tổ chức buổi giao lưu, kỷ niệm 6 năm thành lập (18-5-2008 – 18-5-2014) và phát động phong trào đọc sách hè với chủ đề “Đồng hành cùng Điện Biên, phát huy truyền thống yêu nước”. Đến dự có đông đảo các em thiếu nhi, sinh viên và những nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu lão thành…

Mở đầu buổi giao lưu là những bài hát quen thuộc nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 124 của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Ơn bác”, “Viếng lăng Bác”… Tiếng ngân nga, hồn nhiên của các em thiếu niên, nhi đồng khiến cho không gian thêm phần trầm lắng, xúc động, gợi những niềm tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Em Hồ Thị Thủy Tiên kể lại câu chuyện Bác đi thăm Đền Hùng, về xuất xứ lời căn dặn thiêng liêng mà các thế hệ mai sau mãi mãi không bao giờ quên: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 

bé Vân Khanh hát bài "nhớ bác Hồ"

 

Đoàn viên Thuỷ Tiên kể chuyện bác Hồ nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong ở Đền Hùng năm 1954

 

PGS Đoàn Trong Huy nói chuyện về cuộc đời hoạt động kiệt xuất của bác Hồ

Không khí thiêng liêng ấy tiếp tục len lỏi trên gương mặt thơ ngây của các em thiếu nhi khi PGS.TS Đoàn Trọng Huy tưởng niệm lại cuộc đời hoạt động, tài năng kiệt xuất và nhân cách vĩ đại của Bác. Bác Hồ là nhà thơ, nhà văn, nhà báo mà từng câu, từng chữ là hòn tên, mũi đạn trên chiến trường chính trị, đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Con người Bác không ngừng học hỏi. Bởi vậy nên dù đã 70 tuổi, nhưng Người vẫn học. Tính sơ lược, số ngoại ngữ mà Bác Hồ sử dụng thông thạo lên đến 29 tiếng, chưa kể tiếng dân tộc. Con người của Bác, giản dị, gần gũi với thiên nhiên, yêu hết thảy muôn loài. “Bác sống như trời đất của ta/ Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa/ Tự do cho mỗi đời nô lệ/ Sữa để em thơ, lụa tặng già” (Tố Hữu). Tình thương bao la ấy của Bác đã đem về cho dân tộc và nhân loại bầu trời hòa bình, đầy tiếng chim và ngập bóng cây xanh.

Thế nhưng, bây giờ, vòm trời bình yên của nước Việt muôn đời đang bị người Trung Quốc đe dọa. Mặt Biển Đông cuộn sóng, sóng bạc đầu giận dữ trước sự bạo ngược, trắng trợn của Trung Quốc. Vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 không chỉ khiến các bậc cha chú, anh chị lo lắng, phẫn nộ mà các em thiếu nhi có mặt tại buổi giao lưu cũng không khỏi căm tức. Điều đó thể hiện rất rõ khi bài nói chuyện của PGS.TS Lê Vinh Quốc bắt đầu bằng sự kiện hùng tráng đã qua: Chiến dịch Điện Biên Phủ và kết thúc bằng mối họa xâm lăng hiện tại. Vẻ mặt em nào cũng tỏ vẻ đăm chiêu, lo lắng và phẫn uất theo từng phân tích của bác Quốc.

PGS Lê Vinh Quốc nói chuyện về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Trung Quốc tự coi mình là đệ nhất thiên hạ, là nơi văn minh nhất thể hiện qua văn hóa Hoa Hạ mà họ tôn sùng từ khi mở cõi lập nước. Họ coi khinh tất cả các nước, xem các nước Đông, Tây, Nam, Bắc xung quanh mình đều là thứ man di, mọi rợ cần phải thuần phục, khai hóa văn minh qua bốn cụm từ đầy miệt thị “Man nam, Đông di, Tây Nhung, Bắc địch”. Họ nghĩ ra từ “thiên hạ”, coi những người dưới vòm trời này đều là con dân của vua mình… Tư tưởng “duy ngã độc tôn” (coi mình là nhất) của Trung Quốc ăn sâu vào máu thịt họ cho đến tận bây giờ. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kẻ địch lớn nhất của nước ta lại chính là “người hàng xóm lớn” đầy tham vọng và nham hiểm này. Khi An Dương Vương để mất thành Cổ Loa vào tay Triệu Đà, thời kỳ đen tối 1000 năm Bắc thuộc bắt đầu với sự thuần hóa mạnh mẽ của “kẻ láng giềng” với dân Việt. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của ta bị chúng dìm trong bể máu suốt 10 thể kỷ này. Đến khi Ngô Quyền phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, từ đó đất nước ta mới thoát khỏi ách nô lệ. Nhưng các triều đại phong kiến của ta liên tục bị Trung Quốc gây hấn và xâm lược mỗi khi họ mạnh lên… Đến năm 1974 Trung Quốc cướp được Hoàng Sa và bây giờ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông, nước ta lại một lần nữa đối mặt với họa xâm lăng từ người láng giềng từng thề ước bằng 16 chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".  Tiến sĩ Lê Vinh Quốc nhắc nhớ cho thể hệ trẻ về chiến dịch Điện Biên Phủ  hào hùng, một chiến thắng lẫy lừng làm chấn động địa cầu để tiếp thêm lòng yêu nước, tự hào và quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc. Tiến sĩ cũng nhắc lại câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". nhằm nhấn mạnh truyền thống yêu nước của dân tộc mà thế hệ trẻ hôm nay phải có trách nhiệm tiếp tục và phát huy.

Tổ Quốc là gì? Hẳn nhiên đầu óc non nớt của rất nhiều em nhỏ tại buổi giao lưu không thể hiểu hết. Nhưng có một câu trả lời rất đơn giản khi cô giáo trẻ Thu Hiền đọc lại bài viết “Nói với con về Tổ Quốc” của nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà. Tổ Quốc đó là những thứ thân thương nhất: là con đường đến trường, là giọt mồ hôi của mẹ, là bát cơm con ăn, là hàng dừa buổi sớm, là con mèo trước sân... Và dù đi đâu về đâu, những thứ đã gắn bó ấy mãi mãi sẽ chẳng bao giờ phai lạt trong tâm trí mà ngày càng hằn sâu, loang loáng những kỷ niệm trong veo tiếng cười.

Tiếp tục nói về lòng yêu nước, ông Cường nói “ Các em đã biết thế nào là Tổ Quốc và yêu nước nhưng thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình cho đúng. Đó là các cháu cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt , nghe lời cha mẹ, thầy cô hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó là yêu nước. Sống có trách nhiệm với mình, với gia đình và xã hội, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ khó khăn với người cô đơn người bị hoạn nạn và khi cần nghe lời Đảng gọi sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ Quốc. Vừa qua thế hệ trẻ đã cùng nhân dân cả nước tham gia mít tinh, tuần hành phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển nước ta, đó là một hành động tốt thể hiện lòng yêu nước. Nhưng khi một số người nghe kẻ xấu kích động đã tham gia đánh đập, cướp phá tài sản của doanh nghiệp nước ngoài thì đó có phải là yêu nước không? Ông Cường hỏi và các em đồng thanh khẳng định đó không phải là yêu nước mà là hành động phá hoại, làm ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia và chính mình để chính Trung Quốc lợi dụng tố cáo ngược ta.

“Những ngày Biển Đông căng thẳng về vụ đặt dàn khoan, một phóng viên quốc tế hỏi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình quan hệ của hai nước sắp tới có giữ vẹn 16 chữ vàng nữa hay không. Ông trả lời rất hay mà tôi rất phục: “Đối với chúng tôi, vàng chưa phải quý nhất. Kim cương còn quý hơn vàng. Nhưng Không có gì quý hơn độc lập tự do còn quý hơn nữa” – một đại biểu tham dự giao lưu tâm đắc nhắc lại.

Gieo cho thế hệ trẻ tình yêu Tổ Quốc, thương những con đường, mái lá, bờ đê, … chủ đề đọc sách hè năm nay cũa thư viện được Ban chủ nhiệm Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường đưa ra là “Đồng hành cùng Điện Biên, phát huy tinh thần yêu nước”. Ông Cường nói: năm nay chúng ta kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, một chiến thắng vĩ đại chống ngoại xâm của dân tộc, tôi mong muốn các em và mọi người tiếp tục đọc những tác phẩm văn học viết về Điện Biên để hiểu được sự vĩ đại, sự đau thương mất mát để có chiến thắng ấy, qua đó chúng ta biết ơn cha ông, biết ơn anh hùng liệt sĩ những người làm nên chiến thắng , và cái giá dân tộc ta phải trả qua đó rèn luyện và phát huy lòng yêu nước yêu hoà bình…”. Tiếp đó ông Cường đã giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu viết về Điện Biên trong 60 cuốn sách về Điện Biên được trưng bày đặc biệt là cuốn hồi ức “người lính Điện Biên kể chuyện” của chiến sĩ đồi A1, Đỗ Ca Sơn do nhà báo Kiều Mai Sơn thể hiện. Ngoài ra ông Cường còn giới thiệu cho bạn đọc thư viện những cuốn sách viết về biển đảo như Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông, Luật Biển Việt nam, Tổ quốc nơi đầu sóng, Cùng em tìm hiểu Hoàng sa-Trường Sa… và phát động cuộc thi tìm hiểu về Điện Biên và Biển đảo Việt Nam trong dịp hè.

Ông Phạm Thế Cường giới thiệu cuốn "Cùng em tìm hiểu Hoàng Sa-Trường Sa

Sang phần kỷ niệm 6 năm thành lập Thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng Phạm Thế Cường. Chủ nhiệm thư viện, ông Phạm Thế Cường đã giới thiệu lãng hoa chúc mừng của Vụ Thư Viện-Bộ Văn hoá  Thể thao & Du lịch và chiếu lại những hình ảnh mà cách đây 6 năm, thư viện với hàng ngàn đầu sách bấy giờ chỉ là căn phòng vỏn vẹn 20 mét vuông, khi những em thanh niên vẫn còn là lũ nhóc tì ngày ngày đến với ông Cường mượn sách. 6 năm qua, trên tất cả những bằng khen, giấy khen, chứng nhận của các bộ, ban, ngành, thành quả to lớn nhất đó chính là vốn trí thức làm người mà Thư viện của ông Cường mang lại. ông Cường cũng không quên cám ơn sự giúp đỡ và ủng hộ Thư viện trong thời gian qua của Vụ thư viện, Thư viện Quốc gia, thư viện Tp.HCM, thư viện quận Gò vấp, Phú Nhuận, Quân đội QK7 và nhiều nhà văn, nhà thơ,  đặc biệt là các bạn đọc thường xuyên đến với thư viện. Còn nhiều trăn trở khi việc học của các em ngày càng lấn át, thì giờ bên trang sách chỉ tính bằng phút. Nhưng Thư viện luôn đồng hành cùng các em với những hoạt động bổ ích trong hè này với chủ đề hướng tới là chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại, khơi dậy lòng yêu nước và mở rộng tủ sách về biển đảo – nơi đầu sóng ngọn gió mà các chiến sĩ hải quân và cảnh sát biển đang ngày đêm đương đầu với quân thù  để bảo vệ toàn vẹn non sông gấm vóc.

 

CLB NYS

Các Bài viết khác