NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

KHÁI HƯNG-NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM

( 14-09-2014 - 02:52 PM ) - Lượt xem: 1240

Ngày 6/9/2014 tại thư viện tư nhân Phạm Thế Cường, CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Khái Hưng- người tiên phong văn học lãng mạn Việt Nam”

Buổi sinh hoạt bắt đầu lúc 9h bằng lời giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Khái Hưng của sinh viên Hồng Minh, thành viên CLB. Tiếp theo nhà giáo Nguyễn Xuân Tư chia sẻ từ thời còn học trung học thầy phải thuộc một vài trang trong tác phẩm của Khái Hưng. “Hồn bướm mơ tiên” và “Tiêu sơn tráng sĩ” là hai tác phẩm thầy yêu thích nhất. Theo thầy Khái Hưng là một nhà văn nói về tình yêu từ rất sớm, một dịch giả rất hay “Khái Hưng không bao giờ phai mờ trong tâm trí của tôi. Những người viết văn ẩu nên đọc lại Khái Hưng để thấy được cái trong sáng của tác phẩm Khái Hưng”

Bác Võ Thành Nhơn với bút danh Võ Thành Điên kể chuyện về xuất bản sách. Từ thời của bác, Nhà xuất bản Sách đẹp văn hay khi quyết định in sách của nhà văn Lê Văn Trương đã phải ôm từng cuốn đi bán. Đồng thời bác cũng giới thiệu đến CLB hai quyển sách mới “Rừng thơ thay lá” và “Hồn chữ vị nhân sinh”. Bác nói vui “người Việt Nam mê thơ Đường quá, tui thì tui làm thơ Muối”. Với bác trong chữ luôn chứa hồn người sao lại gọi là “con chữ” mà hãy gọi là hồn chữ. Bác đọc bài thơ do chính mình sáng tác “Cầm tê hay cầm tê” được hiểu “ Cầm tiền hay cầm thơ” một cách dí dỏm tạo không khí vui trong buổi sinh hoạt

“Cầm tiền vô tri vô giác

Cầm thơ bát ngát hương tình”

Tiếp theo buổi tọa đàm là sự chia sẻ của nhà văn Lê Phương Liên, nhà văn đến từ Hà Nội với món quà trung thu mang từ thủ đô đất nước vào miền Nam để cùng chung vui. Nhà văn cho biết “Hồn bướm mơ tiên” là quyển sách đầu tiên mình đọc, một tác phẩm trong sáng, nhẹ nhàng, lãng mạn. Bên cạnh đó là cảm xúc của nhà văn khi tham gia sinh hoạt CLB “hoạt động của CLB không ồn ào mà thấm vào mỗi chúng ta”

Thầy Phan Văn Bảo chia sẻ sách tư liệu “Khái Hưng nhà tiểu thuyết có biệt tài trong công cuộc canh tân văn học”. Thầy đọc một đoạn trong bài thơ “Tiếng gọi bên sông” mà Thế Lữ đã viết tặng Khái Hưng

“Đi đâu vội đấy hỡi ai ơi

Mà để cho nhau luống ngậm ngùi”

“Khái Hưng là người có biệt tài quan sát giỏi. Bút pháp Khái Hưng lột tả rất sinh động. trong tác phẩm của ông người hi sinh cuối cùng luôn là người phụ nữ. Những hình ảnh ấy luôn gây xúc động cho tôi.”

Cô Hoàng Kim Oanh chia sẻ một khía cạnh khác về Khái Hưng “ Ảnh hưởng phương Tây trong văn của Khái Hưng”. Từ thời cô 15, 16 tuổi những tác phẩm của Khái Hưng đã mang lại vẻ đẹp riêng. Khái Hưng là người thứ hai chủ chốt trong Tự lực văn đoàn, “một hàn lâm văn học sang trọng”. Khái Hưng còn là người mang văn chương Thái Tây vào văn học Việt Nam. Ông đánh giá cao những truyện kinh dị, truyện trinh thám trước sự kết hợp giữa Bồ Tùng Linh và Edgar Poe của Thế Lữ. Văn phong của Khái Hưng gợi lên những cảm xúc đẹp trong lòng người, ông học của văn chương Pháp nhưng không bị lệ thuộc. Ngoài tình yêu trong sáng những sáng tác của Khái Hưng còn có thuyết nhân quả. Bên cạnh việc chia sẻ về nhà văn Khái Hưng, cô còn tặng cho thư viện một số đầu sách mới.

Để góp vui cho buổi tọa đàm, “nàng thơ” Giáng Vân đã đọc bài “Hai sắc hoa tigon” tạo một không khí mới để mọi người cùng chìm vào giọng thơ của cô. Và bài thơ “Con tôi” do cô sáng tác tặng cho con trai mình ngày anh đi bộ đội.

Bác Phạm Vũ Động cũng chia sẻ cảm nhận của mình, những tình cảm dành cho Khái Hưng qua tác phẩm của ông

Kết thúc buổi tọa đàm là lời chia sẻ của một bạn đọc trẻ, anh Lê Quang Mạnh với tác phẩm “Gia đình” của Khái Hưng. Với anh đây là một tác phẩm rất ấn tượng, có ảnh hưởng lớn trên văn đàn và thể hiện rõ tư tưởng của nhóm Tự lực văn đoàn là Hiện đại, dân tộc, canh tân và tự cường.

Như mọi lần khi ra về nhiều bạn đọc già có trẻ có đã mượn thư viện một số tác phẩm của Khái Hưng được trưng bày.

NYS NHT

 

Các Bài viết khác