NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

GIAO LƯU SAY SƯA VỚI TRINH THÁM

( 03-06-2019 - 03:15 PM ) - Lượt xem: 584

Sáng Chủ nhật 2/6/2019, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường đã diễn ra buổi Tọa đàm trinh thám với chủ đề “Say sưa với trinh thám” do CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng –hợp tác với Phúc Minh Books tổ chức. Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí thân thiện, hòa đồng về tuổi tác, có cơ hội làm quen với những người cùng sở thích đọc sách và học hỏi được một ít về thể loại sách trinh thám.

Người tổ chức: Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng

Đơn vị phối hợp: Phuc Minh Books chi nhánh Tp.HCM,( anh Phạm Phú Tài - Giám đốc Phúc Minh Books Sài Gòn, chị Lâm Ninh Quốc Hương – đại diện phát biểu trong buổi tọa đàm)

 

Diễn giả Phối hợp: Dịch giả Hoàng Anh,

Thành phần tham dự:các thành viên nòng cốt của CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng, các bạn trẻ thích đọc trinh thám

 

Dịch giả Hoàng Anh giao lưu tai buổi toạ đàm

PHẦN I:

A__ Giới thiệu gần như toàn bộ các tác giả và tác phẩm trinh thám từng được xuất bản tại VN từ đầu thế kỷ XX

Diễn giả: Bác Phạm Thế Cường

Đề cập đến hai nhân vật Lê Phong (trong tác phẩm của Thế Lữ) và Kỳ Phát (trong tác phẩm của Phạm Cao Củng).

Hầu như mọi tác phẩm trinh thám do người Việt viết hoặc dịch qua các thời kỳ lịch sử đều được kể đến trong phần I của buổi giao lưu. Người tham dự còn bắt gặp cả tác phẩm của Dan Brown, các truyện trinh thám Bắc Âu, trinh thám đen, Pháp y Tần Minh, TKKG do Bùi Chí Vinh dịch... Tuy vậy có một tác giả Trung Quốc viết rất hay là Tử Kim Trần thì chưa được đề cập đến.

 

B__ Trình bày về 5 mẫu nhân vật đáng chú ý trong văn học trinh thám

Diễn giả: Dịch giả Hoàng Anh, là dịch giả đã dịch hơn 30 đầu sách cho các NXB Kim Đồng, Trẻ và Phụ Nữ

1. Cỗ máy suy luận thông minh: Sherlock Holmes, Mr Lecoq

2. Thám tử sắt đá không gì lay chuyển được: Philip Marlowe

3. Điều tra viên hiện đại: Lincoln Rhyme, Jack Reacher, Carl Morck, Harry Hole

4. Nữ điều tra viên: Bà Marple, Nancy Drew, Lisbeth Salander, Tracy Crosswhite

5. Nhân vật phản anh hùng: Amy Dunne, Rachel Waston

Với chất giọng trầm lắng và sự chuẩn bị chu đáo cho phần thuyết trình, anh Hoàng Anh đã thu hút hoàn toàn sự chú ý của người nghe trong phần trình bày của mình.

 

C__ Phần trình bày của đại diện Phúc Minh Books:

Diễn giả: Chị Lâm Ninh Quốc Hương

PM Books hiện đang đẩy mạnh xuất bản hai loại sách là trinh thám cổ điển và sách thiếu nhi. Chị Hương giới thiệu về bộ “Địch Công kỳ án” của tác giả Robert Van Gulik (truyện trinh thám bối cảnh cổ đại ở Trung Quốc do tác giả người Hà Lan viết bằng tiếng Anh); các quyển trinh thám đen của tác giả Cornell Woolrich, bộ “Thám tử Kỳ Phát” của tác giả Phạm Cao Củng. Sắp tới PM Books sẽ xuất bản quyển “Một thế giới không có đàn bà” của tác giả Bùi Anh Tấn.

 

Chị Hương cũng chia sẻ rằng ngày xưa sách trinh thám chỉ cần nội dung hay thì bán chạy, nhưng hiện nay trong bối cảnh các nhóm làm sách xuất bản nhiều đến mức độc giả đọc không kịp, thì một quyển trinh thám muốn bán được, ngoài nội dung hay còn cần truyền thông tốt. Đồng thời, chị Hương bày tỏ mong muốn rằng PM Books sẽ cố gắng đem đến nhiều tác phẩm trinh thám hay, thỏa mãn nhu cầu đọc của mọt.

 

D__ Phát biểu của nhà giáo Phan Văn Bảo:

Thầy Bảo nói về hai tác giả Thế Lữ và Phạm Cao Củng, đồng thời cũng nhắc người tham dự nhớ rằng ngày tiếp theo sau buổi giao lưu (3/6/2019) là giỗ 30 năm của Thế Lữ.

 

E__ Phát biểu của PGS Lê Sơn:

Qua phần phát biểu thú vị của nhà văn Phùng Thanh Vân, người tham dự biết được rằng Lê Phong và Kỳ Phát đã từng chê bai nhau, tức là hai tác giả Thế Lữ và Phạm Cao Củng đã “dìm hàng” nhân vật của đối phương. Chi tiết này thật sự hài hước. Nhà văn cũng đọc lại bài thơ trong truyện “Những nét chữ” (Thế Lữ) và “Kho tàng nhà họ Đặng” (Phạm Cao Củng) và chia sẻ và huyền cơ ẩn giấu trong hai bài thơ này. Tuy nhiên, Biển có cảm giác mình bị spoil truyện :-o

 

PHẦN II: Giới thiệu tác phẩm “Từ Ba Tư đến Bắc Mỹ” của nhà văn Hoàng Minh Tường, đồng thời tặng sách cho vài thành viên cao tuổi của CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng.

 

---------------------------------

~ Cảm nghĩ của người viết ~

Đây là lần đầu Biển có dịp đến thư viện tư nhân Phạm Thế Cường. Hơi bất ngờ vì thành viên toàn người cao tuổi, lúc đầu Biển cảm thấy hơi ngại ngại nhưng bác Cường đã bắt tay và bắt chuyện vui vẻ, tham dự được một lúc thì tự nhiên như ở nhà luôn. Thư viện không quá rộng nhưng sáng sủa thoáng đãng mát mẻ, có bàn ghế cho người đọc. Phòng đọc (kho mở) của Thư viện có khoảng 10,000 đầu sách gồm sách cũ, sách mới, có nhiều sách quý hiếm và sách không còn xuất bản. Các mọt sách ở khu vực Gò Vấp TPHCM nếu không có điều kiện chạy đến Nhã Nam Thư Quán thì có thể đến thư viện của bác Cường để đọc. Mỗi người tham dự sáng nay ngoài việc nhận quyển “chương trình của sự kiện” thì còn được tặng quyển “Suy ngẫm về chức năng giáo dục trong 8 truyện thiếu nhi của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh”. Theo ý kiến của Biển thì buổi giao lưu “Say sưa với trinh thám” tuy là một sự kiện nhỏ bé nhưng đã được tổ chức thành công, diễn biến thuận lợi, khiến mỗi thành viên đều lĩnh hội chút gì đó thú vị và hữu ích khi tham dự.

Ghi chú của BBT: Hằng sáng từ 7g30-9g 30 tại thư viện đều có diễn ra một salon văn học nho nhỏ ấm cúng, các bạn yêu sách đều có thể ghé qua góp vui (có café và trà ngon chủ nhân tiếp đãi)

 

(Sea, 2-6-2019)

Các Bài viết khác