NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

BUỔI SINH HOẠT ĐẦM ẤM ĐẦU XUÂN

( 07-01-2014 - 09:26 AM ) - Lượt xem: 1869

Xuân thứ ba đến với CLB được mở đầu bằng buổi sinh hoạt mừng Xuân của hơn 50 thành viên được tổ chức vào 9g ngày 5/1/2014 tại trụ sở CLB...

CLB vui mừng được đón PGS.TS Phạm Thị Phương, trưởng bô môn Văn học Nga của trường đại học Sư Phạm TP.HCM cùng một số sinh viên của trường tới dự và nhà văn Lê Phương Liên, thành viên sáng lập CLB nhân chuyến vào Sài Gòn thăm con gái cũng đã đến dự.

Ông Phạm Thế Cường đã mở buổi sinh hoạt bằng cách điểm lại quá trình hình thành và phát triển của báo Xuân. ông nói. Tờ báo Xuân của Tạp chí Nam Phong ra vào dịp Xuân Mậu Ngọ (1918) được biết đến như tờ báo Xuân đầu tiên của làng báo Việt Nam và từ  năm 1930 của thế kỷ XX báo Phụ Nữ Tân Văn đã ra số Tết hàng năm, và từ đó trở thành lệ ra báo Xuân của các báo ấn hành thời đó như tờ Phong Hóa (Hà Nội 1934, 1935, 1936), Loa (Hà Nội 1935), Chơi Xuân (Hà Nội 1935), Đuốc Nhà Nam (Sài Gòn 1936), Quà Tết (Sài Gòn 1937), Sách Xuân (Sa Đéc 1937), Khoa Học Phổ Thông (Sài Gòn 1938)... Trong kháng chiến chống Pháp ở chiến khu các báo của Đảng, địa phương và quân đội cũng ra số Xuân như báo Sự Thật, Nhân Dân, Quân Đội, Khuyến Học … Ngày nay báo Xuân đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về.

Thành viên Đoàn Trọng Huy, một nhà giáo, nhà nghiên cứu đã nối tiếp về đề tài Chủ nghĩa lạc quan Hồ Chí Minh. Với giọng đầy tiếc nuối ông nói: Đã 45 năm nay người dân không còn được trực tiếp nghe tiếng thơ, cũng là lời thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong sâu thẳm tâm hồn, như một cảm thức tâm linh, ta vẫn như thấy một niềm vui hy vọng lớn lao cất cánh.

Đó là Quà xuân bất hủ: chủ nghĩa lạc quan như Lộc Bác Hồ, cũng là Lộc của Đời mà Người từng “chia đến mỗi người dân”.

 

 PGS Đoàn Trọng Huy vớ đề tài "Chủ nghĩa lạc quan Hồ Chí Minh"

Thành viên Lê Vinh Quốc, một nhà sử học bằng cách nói đầy truyền cảm đã đưa các thành viên về những cái Tết tuổi thơ của ông ở Hải Phòng những năm 1960s, ông đã thật sự làm sống lại không khí Tết thời đó, cái thời đầu tiên của nền quản lý Quan liêu bao cấp với việc phân phối hàng Tết như thịt, mứt, thuốc lá, pháo… những mặt hàng không thể thiếu trong việc đón Tết của mỗi gia đình hồi đó. Những hồi ức của ông lại được chính ông minh hoạt bằng những bài thơ chúc tết của Bác Hồ, của Tố Hữu và những bài hát hay được hát thời đó. Và ông kết thúc hồi ức của mình : Hồi đó tuy còn nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng thật sự chúng tôi đón Tết rất vui, lành mạnh trong tình người và cũng rất lạc quan về một tương lai tươi sáng.

TS Lê Vinh Quốc với tết tuổi thơ ở hải Phòng

Nhà giáo Hoàng Kim Oanh lại chia sẻ những phong tục và cách đón Tết ở miền Nam trước thời giải phóng. bà cũng kể về kỷ niệm Tết của hai vợ chồng sau giải phóng làm giáo viên ở Minh Hải. Bà nói: Hồi đó mỗi tháng chúng tôi được tiêu chuẩn 0,5kg cá, nhưng không hiểu vì sao nghành thương nghiệp lại để đến Tết mới cấp cho chúng tôi một lần 6kg, hai vợ chồng 12kg, hai vợ chồng không biết làm gì đành “nhờ” các thầy cô giáo ở địa phương dùng để đón tết còn chúng tôi thu xếp về thành phố. Tiếp theo là nhà giáo Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Xuân Tư nói về phong tực làm thơ, câu đối tết, một nét truyền thống rất văn hóa không thể thiếu của mọi gia đình Việt Nam từ thời xưa được tồn tại đến những năm đầu thời kỳ đổi mới. Nhưng cũng rất tiếc, qua đổi mới đời sống của nhân dân đã tốt hơn rất nhiều nhưng truyền thống chơi câu đối, tranh dân gian Tết đã bị mai một nếu không muốn nói đã dần biết mất khỏi nền văn hóa Viết Nam.

Xen kẽ chương trình là phần ra mắt tập thơ Mưa phủ bụi thiên đường, NXB Văn Học 12/2014 và giao lưu với tác giả, hai thành viên trẻ của CLB, Hoàng Bích Ngọc và Tiểu Châu. Hai tác giả đã tặng nhà giáo Nguyễn Xuân Tư, thành viên cao tuổi nhất (84 tuổi) và nhà văn Lê Phương Liên, thành viên ở xa nhất (Hà Nội) tác phẩm đầu tay của mình.

Ra mặt tập thơ Mưa phủ bụi thiên đường, hai tác giả tặng tác phẩm cho nhà giáo Nguyễn Xuân Tư

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng cũng đã chia sẻ kỷ niệm chuyến về lại quê hương Thái Bình ra mắt 5 tác phẩm văn học của mình và sự đón tiếp trọng thị của quê hương.

Tiếp theo chương trình, nhà văn Lê Phương Liên cũng nói về kỷ niệm của mình với những cái tết tại Hà Nội nới bà đã sống cả cuộc đời và bà cũng nói lên ấn tượng của mình với sinh hoạt mừng Xuân của CLB. Tại buổi sinh hoạt này nhà văn đã tặng CLB 10 cuốn Én nhỏ, tác phẩm mới in của bà do NXB Kim Đồng ấn hành và tặng quỹ CLB 01 triệu đồng. Nhà văn cũng nhân dịp năm mới chúc CLB ngày càng tấn tới, chúc các thành viên đón xuân thật vui và tiếp tục chung sức xây dựng CLB.

Cũng rất vui, khi một số thành viên trẻ đã đạt câu hỏi với thành viên Lê Minh Quốc để hiểu rõ hơn về cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân miền Bắc dưới thời bao cấp đầy khó khăn nhưng lại giàu tình người.

Còn nhiều nữa những chia sẻ, những trao đổi, đọc thơ của các thành viên về Xuân về tác phẩm đầu đời của Hoàng Bích Ngọc-Tiểu Châu kéo dài không dứt. Nhưng cuộc vui nào cũng phải kết thúc.

Phải đến gần 12g Chủ nhiệm CLB mới có thể đưa ra lời chúc mừng năm mới gửi đến các thành viên và qua các thành viên đến gia đình lời chúc năm mới Sức Khỏe và Thành Công.

Buổi sinh hoạt mừng Xuân của CLB kết thúc nhưng đã để lại trong các thành viên tham dự nhiều cảm xúc về sự đầm ấm, tình cảm và đoàn kết của buổi sinh hoạt.

Nhà văn Lê Phương Liên phát biểu

PGS Phạm Thị Phương và tác giả Hoàng Bích Ngọc tại buổi sinh hoạt

Chủ nhiệm CLB chúc Tết

Các Bài viết khác