NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

BUỔI SINH HOẠT “CHẾ LAN VIÊN, ĐỈNH THÁP THI CA HIỆN ĐẠI”

( 08-06-2015 - 11:38 AM ) - Lượt xem: 1184

Buổi sinh hoạt thường kỳ tháng 6/2015 với chủ đề “Chế Lan Viên đỉnh tháp thi ca hiện đại” được tổ chức tại thư viện thư nhân Phạm Thế Cường vào hồi 8g30 ngày 7/6/2015 với sự hiện diện của nhà văn Vũ Thị Thường, người bạn đời và chị Phan Hồng Thắm con gái của nhà thơ Chế Lan Viên cùng hơn 30 thành viên CLB.

Sau phần giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp thơ văn Chế Lan Viên của ban tổ chức là phần trình bầy mang tính nghiên cứu của Ts.Đoàn Trọng Huy, Ts nhấn mạnh “Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. Ông là đỉnh tháp ở cả ba thời kì tiêu biểu của tiến trình lịch sử thơ hiện đại Việt Nam thế kỉ XX, của văn học 30-45, của văn học 45-75 và của văn học sau 75 cũng là Chế Lan Viên. Thơ của ông có giọng điệu phức hợp, đa âm sắc, âm hưởng. Nổi bật là nét hùng tráng, thiết tha, trầm lắng- Hai giọng điệu nổi rõ tạo âm hưởng lớn nhất là giọng trữ tình cá nhân sâu lắng và giọng trữ tình sử thi cao cả.

Nhà văn Vũ Thị Thường giao lưu với thành viên CLB

Với giọng ngâm gần như chuyên nghiệp của mình bạn Trần Thiện Tùng đã tiếp nối chương trình đưa mọi người đến với thế giới thơ của họ Chế qua tác phẩm XuânAi? Tôi! với nhiều cảm xúc.

Qua giao lưu với nhà văn Vũ Thị Thường và chị Thắm các thành viên hiểu biết thêm về sáng tác thơ và công tác in ấn, biên tập di cảo thơ văn của Chế Lan Viên. Bà Thường cho biết:

- Chế Lan Viên viết nhiều nhất là từ năm 1986 đến 1988, lúc này ông có một phương pháp mới là thường xuyên ghi chép các tứ thơ bất chợt đến, sau đó ông xem lại chọn lựa viết vào một cuốn sổ khác và cũng từ đó ông lại lựa chọn bằng niềm cảm xúc của mình để hoàn chỉnh một bài thơ và ông đã để lại nhiều những quyển nháp, phác thảo thơ mỗi quyển Chế Lan Viên đều cho một cái tên. Do vậy ta thấy trong di cảo đã xuất bản có những dòng chữ ghi dưới các bài thơ như: Mới ở dạng phác thảo, rút trong tập nhá Cầm Tay, tập 4; Rút trong tập nháp Bề Thêu Trái; Rút trong tập nháp Nhặt; Rút trong tập nháp Exercice…

- Ngay sau khi Chế Lan Viên mất, bà đã bắt tay ngay vào việc biên tập di cảo của chồng, nên chỉ sau ba năm các tập di cảo lần lượt được NXB Thuận Hoá xuất bản và ra mắt bạn đọc. Trong biên tập bà đã không sửa, không bỏ bất cứ một từ, một chữ của thơ ông. Riêng phần văn xuôi những bài đã in trên các báo thì tuỳ tình hình thời sự, chính trị lúc đó mà có thể dùng câu từ cho nhẹ bớt…

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng cũng chia sẻ kỷ niệm của mình với Chế Lan Viên như nhà thơ đã giới thiệu ông vào Hội nhà văn, đã sửa và góp ý bản thảo. Nhưng ấn tượng nhất là Chế Lan Viên đã dành nhiều thời gian quí báu của mình và bỏ công viết, gửi hàng chục lá thư góp ý cho ông.

Cuối buổi giao lưu nhà văn Vũ Thị Thường đã tặng CLB cuốn Di cảo thơ tập 3, Ts Đoàn Trọng Huy cũng tặng CLB một số tác phẩm của mình viết về Chế Lan Viên.

Ngày 6/6 là ngày sinh nhật của ông Phạm Thế Cường, chủ nhiệm CLB nên nhân dịp sinh hoạt kỳ này thành viên CLB đã tặng hoa chúc mừng và nhà giáo Phan Văn Bảo cũng đã tặng ông Cường một ký hoạ chân dung.

 NYS NHT

Các Bài viết khác