NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

ÁNH SÁNG TỪ NHỮNG TRANG SÁCH MỞ

( 18-10-2015 - 09:59 AM ) - Lượt xem: 1225

Thời gian như dòng sông cứ mải miết trôi. Cuộc sống mỗi ngày hối hả đi qua. Nhưng có một nơi thời gian như dừng lại, cuộc sống được lưu giữ. Đó chính là những trang sách.

Chủ nhân của thư viện tư nhân miễn phí là một người mê sách từ tấm bé. Cũng vì đến sớm với những con chữ trên trang sách mà cậu bé Phạm Thế Cường đã biết đọc, biết viết sớm hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Cô giáo khi nhận em vào học cũng ngạc nhiên vì sự sáng chữ của cậu bé Cường. Khi bé, Cường đã có một tủ sách nhỏ trên một trăm cuốn truyện thiếu nhi.

Từ yêu sách ông Phạm Thế Cường đã thắp sáng trong trái tim ngọn lửa đam mê sách. Đến tuổi nghỉ hưu ông đã dành trọn thời gian cho tình yêu sách. Sách trở thành tài sản quý nhất của ông. Nếu hồi nhỏ ông dành tiền ăn sáng để mua một cuốn sách, nay ông dành cả tiền lương hưu để mua về những cuốn sách mới. Ông đã tích cóp, dành dụm tiền bạc và thời gian cho tủ sách lên đến trên 25.000 đầu sách các loại. Sách như một thành viên trong gia đình nên ông đã dành 2 phòng cho sách. Căn nhà số 352 đường số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM đã trở thành thư viện miễn phí cho người đọc. Thư viện mở cửa hàng tuần để mọi người đến đọc sách. Hàng tháng nơi đây còn tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người yêu sách mang tên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Những buổi tọa đàm về các nhà văn, nhà thơ lớn như : Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô tất Tố, Tô Hoài, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu … Đặc biệt người nghe còn được gặp gỡ, giao lưu với người thân của các nhà văn, nhà thơ tên tuổi.

          Nơi đây là một địa chỉ sáng về văn hóa, nó là mảnh vườn gieo mầm văn hóa như một câu thơ của Xuân Diệu “… Vườn chim nhả hạt mười phương”.

          Có những cuộc đời bước ra từ trang sách như cô bé bị nhiễm HIV. Khi đến  với thư viện, cô bé đọc rất say mê. Cô như gặp ở sách những người bạn, những người thân trong cuộc sống mà bao ngày cô phải sống trong xa lánh, khép kín. Cô bé trải lòng mình với từng trang sách và tìm được tình yêu trong mỗi câu chuyện. Cô say sưa đọc lúc ngồi cùng bạn bè, khi một mình với sách. Đôi mắt cô bé sáng lên trong từng trang sách mở. Cô muốn tựa vào những con chữ để chống chọi với bệnh tật. Sách như bạn đồng hành giúp cô bớt nỗi cô đơn. Khát vọng sống đã trỗi dậy từng ngày trong cô bé. Nhưng tiếc rằng những con chữ , từng trang sách đã không thể đổi màu máu cho cô và cô bé đã ra đi. Cô đã gửi lại nỗi đau ở trần gian và mang đi niềm tin yêu từ những trang sách. Có lẽ khi nhắm mắt, trong đôi mắt ấy vẫn còn những bóng hình trang sách mở. Thật tiếc khi cô bé mất, không ai nhớ đến đặt một cuốn sách vào trong quan tài để cô được mãn nguyện…

          Những người thường xuyên đến thư viện đọc sách có hai độc giả rất đặc biệt, đó là hai bà cháu. Được biết hai bà cháu sống hiu quạnh trong một con hẻm nhỏ trên đường số 8. Bà rất thương chiều cháu nên đứa cháu trở nên hư hỏng. Nó thường bỏ nhà đi bụi. Bà đã dùng mọi lời ngon ngọt yêu thương, kể cả giọt nước mắt giận buồn nhưng đứa cháu không vâng lời bà dạy dỗ. Khi bà thấy có những đứa trẻ trong xóm gọi nhau đến thư viện từ nhân Phạm Thế Cường đọc sách. Bà đã khéo léo rủ cháu đi cùng. Bà ngồi bên cháu mở từng trang sách cùng đọc với cháu. Bị cuốn hút với những truyện tranh hấp dẫn. Bà âu yếm nhìn đứa cháu chăm chú đọc. Lâu dần, sách truyện đó là người bạn của đứa cháu mỗi ngày. Buồi tối, bà gợi mở những câu chuyện kể cho cháu nghe. Hỏi cháu từng nhân vật trong truyện để nuôi dưỡng tình cảm cho đứa cháu. Những câu truyện trong sách đã thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ. Đứa cháu đã thay tính, đổi nết rõ rệt. Cậu bé đã biết vâng lời bà, ngoan ngoãn hơn xưa. Anh sáng văn hóa đã nảy mần xanh yêu thương. Như lời ông bà ta dạy: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Có những buổi  ngồi nói chuyện vui, ông Phạm Thế Cương thường khoe mình có rất nhiều cháu. Đó chính là các cô cậu sinh viên đã đến thư viện tìm kiến thức trong sách để có thêm hành trang bước vào con đường Đại học. Có rất nhiều cô cậu ham đọc sách quá giờ đã được ông Cường “chiêu đãi” tô mì hoặc ổ bánh mì miễn phí. Khi gặp hoàn cảnh sinh viên nghèo, ông đã giúp tiền bạc cho các em. Nơi đây thực sự là một tổ ấm và là kho tàng kiến thức bổ sung cho các em. Bản thân ông chủ thư viện Phạm Thế Cường cũng là một kho  sách sống giàu kiến thức. Ông đã truyền ngọn lửa văn hóa đọc đến mọi người.

Anh sáng văn hóa có thể làm thay đổi con người. Sách là người bạn đồng hành trong cuộc sống và là một người thầy giàu trí tuệ. Đến với những trang sách là con đường ngắn nhất đi đến với ước mơ.

Vũ Đức Vinh

Các Bài viết khác