NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TOẠ ĐÀM, RA MẮT “NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO” TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

( 05-02-2015 - 06:59 AM ) - Lượt xem: 1369

Trong tiết trời se se lạnh của những ngày Xuân đã gần kề, vào lúc 18h ngày 3 tháng 2 năm 2015, tại Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp (IDECAF), số 31 đường Thái Văn Lung, Q.1, Tp.HCM đã diễn ra buổi toạ đàm ra mắt cuốn sách NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO của cố Nhà Văn, Nhà Báo, Nhà Giáo và Nhà yêu nước Nguyễn Triệu Luật

 Cuốn sách NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO được ra đời là thành quả sưu tầm không ngừng nghỉ trong gần 04 năm của Nhà giáo Nguyễn Triệu Căn, thứ nam của nhà văn Nguyễn Triệu luật. Cuốn sách được xuất bản và phát hành đã góp những hiểu biết toàn diện hơn về cuộc đời và tác phẩm của cố Nhà văn Nguyễn Triệu Luật đến với độc giả gần xa. Cuốn sách chính là một công trình lưu dấu những đóng góp hết sức lớn lao của ông trong lĩnh vực Văn hóa, Văn học, Ngôn Ngữ,… của dân tộc.

Đến dự Buổi ra mắt sách, có sự tham dự của PGS. Trần Hữu Tá (Chủ tịch hội nghiên cứu giảng dạy Tp.HCM) và Nhà giáo Nguyễn Triệu Căn là diễn giả chính, ông Phạm Thế Cường (Chủ nhiệm CLB người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng) là người dẫn chương trình, PGS.TS Phạm Thị Phương, PGS.TS Hoàng Dũng, bà Nguyễn Thị Như Trang (Trương phơng mạng lưới Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM, ông Hoàng Minh (nhà sưu tầm sách), bạn bè của gia đình nhà giáo Nguyễn Triệu Căn, các thành viên câu lại bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng và đông đảo nhà giáo, nhà nghiên cứu, bạn đọc khác tại thư viện IDECAF.

Ông Phạm Thế Cương người dẫn chương trình vàd iễn giả PGS.TS Trần Hữu Tá, nhà giáo Nguyễn Triệu Căn tại buổi toạ đàm

Dù tuổi cao nhưng giọng nói vẫn hào sảng, PGS.TS Trần Hữu Tá đã đem đến cho khán giả một bài thuyết trình hết sức thuyết phục và vô cùng hấp dẫn về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của cố Nhà Văn, Nhà Báo, Nhà Giáo và Nhà yêu nước Nguyễn Triệu Luật. Đặc biệt hơn nữa là những nội dung chính của cuốn sách NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO.

 Trong buổi ra mắt sách, PGS.TS Trần Hữu Tá tâm sự rằng đã tạm gác hết mọi công việc, dành ra một tuần, đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn sách để chuẩn bị cho buổi nói chuyện hôm nay. Quả thật, chỉ trong vòng một tiếng rưỡi, PGS đã giúp khán giả thấy được những giá trị nhân bản và sự đóng góp hết sức lớn lao của nhà văn Nguyễn Triệu Luật trên lĩnh vực Văn học, Ngôn ngữ, Giáo dục, Báo chí,… của nước nhà.

Nói về cuộc đời nhà văn Nguyễn Triệu Luật, PGS.TS Trần Hữu Tá nhấn mạnh vào tấm gương vượt khó và tự học của nhà văn. Nhà Văn Nguyễn Triệu Luật sinh năm 1903 và mất năm 1946, là người làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông là cháu nội của Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890) và Cử nhân Nguyễn Án (1770 – 1815), thuộc một dòng họ có nhiều người đỗ đạt và nhiều người làm quan lớn.

Tiếp nối truyền thống khoa bảng của gia đình, nhà văn Nguyễn Triệu Luật đã có nhiều đóng góp hết sức quý báu vào nên Văn hóa, Giáo dục của nước nhà. Để có được những đóng góp ấy, cụ đã vượt qua mọi gian nan trên con đường học vấn bằng cách tự học và say mê nghiên cứu suốt một thời tuổi trẻ. Thời trẻ, cụ học tại trường nam Sư phạm Hà Nội. Sau đó, cụ vừa dạy học, vừa viết Văn, vừa viết Báo đăng ở các báo  Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Ích hữu, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ Bảy, Nhật Tân,… Không những vậy, cụ còn viết nhiều lĩnh vực khác nhau Văn học, Lý luận phê bình Văn học, Ngôn ngữ cho đến Tâm lý học. Dù ở phương diện nào, cụ cũng viết với một văn phong hết sức cụ thể, rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn. Đồng thời, những bài viết của cụ vẫn có giá trị trong thời đại ngày nay và chúng ta vẫn có thể học hỏi.

Trước hết, PGS. Trần Hữu Tá nhận xét rằng, trong lĩnh vực Văn học, với các tiểu thuyết Hòm đựng người, Bà Chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải, Ngược đường Trường Thi,… cụ Nguyễn Triệu Luật đã có một đóng góp rất lớn đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử. Cụ Nguyễn Triệu Luật đã từng tuyên bố: “Tôi chỉ là người thợ vụng, có thế nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già, chứ không thể hun khói lấy màu, vẽ vân cho thành gốc trúc hoá long”. Tuy vậy, vốn là một thầy giáo Lịch sử, nên cụ viết tiểu thuyết lịch sử với những sự kiện lịch sử chân xác nhưng bằng một giọng kể đầy hấp dẫn và các nhân vật được xây dựng rất sinh động. PGS.TS Trần Hữu Tá cho rằng cụ Nguyễn Triệu Luật là “nhà Văn viết tiểu thuyết lịch sử giỏi nhất”.

Đến với lĩnh vực Giáo dục, PGS.TS Trần Hữu Tá cho rằng, với cương vị là một Nhà giáo giảng dạy Lịch sử, ngay từ những năm 1940, cụ Nguyễn Triệu Luật đã phát huy tối đa khả năng tự học và tinh thần yêu nước của học sinh thông qua “phương pháp giảng dạy hiện đại” (Chữ dùng của PGS.TS Trần Hữu Tá) bằng cách kể chuyện về các nhân vật anh hùng của đất nước Việt Nam.

Với tư cách là một nhà báo, cụ Nguyễn Triệu Luật cũng đã có những đóng góp to lớn. Những bài viết được in rải rác trên các báo. Và hôm nay, một phần của các bài báo ấy đã được sưu tầm, tập hợp, xuất bản và giới thiệu với chúng ta.

Với cuốn NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO, PGS.TS Trần Hữu Tá giới thiệu những đóng góp chính của cụ Nguyễn Triệu Luật ở các lĩnh vực Tâm lý, Ngôn ngữ, Lý luận phê bình Văn học, Văn hóa và Giáo dục PGS.TS Trần Hữu Tá khẳng định, ngay từ những thập niên giữa thế kỉ XX, Nhà báo Nguyễn Triệu Luật đã dày công nghiên cứu và viết những vấn đề cơ bản của Tâm lý học hết sức rõ ràng. Đó là những vấn đề về vô thức, tiềm thức, ý thức, ký ức, phán đoán, suy lý, tam đoạn luận, trừu tượng và khái quát,… Đến nay, những tư liệu trên vẫn có thể dùng để làm tư liệu tham khảo trong bộ môn Tâm lý học.

Trong lĩnh vực Ngôn ngữ, cụ Nguyễn Triệu Luật đã đi sâu vào vấn đề điển chế văn tự cũng như những ý kiến về điển chế văn tự, phương pháp làm quyển mẹo tiếng Việt Nam, vấn đề cải cách chữ quốc ngữ và những vấn đề của ngữ pháp Việt Nam.

Đến với lĩnh vực Lý luận phê bình văn học, Nhà Văn Nguyễn Triệu Luật đóng góp những nhận xét xác đáng qua các bài Bàn góp về Truyện Kiều, Văn Tản Đà, Vũ Trọng Phụng với văn tôi,… Không những vậy, ông còn thể hiện những quan điểm hết sức kiên quyết về vấn đề phải như thế nào mới có thể trở thành một học giả qua bài Ông Phan Trần Chúc bôi nhọ quốc sử.

Và cuối cùng, đối với nền Văn hóa, Giáo dục của nước nhà, Nhà Văn Nguyễn Triệu Luật đã bộc lộ nỗi niềm đau đáu về việc giáo dục con người, làm sao để xây dựng một tinh thần Việt Nam, một nền Văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc, cũng như hiện trạng tinh thần và văn hóa của dân tộc lúc bấy giờ. Chúng ta có thể tìm đến những vấn đề trên qua các bài viết: Làm sao mà gây được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam? Một  cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần,… Trong đó, PGS. TS Trần Hữu Tá đặc biệt lưu ý rằng có những bài viết về Văn hóa, Giáo dục mà cho đến nay, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi để xây dựng nền Văn hóa, Giáo dục đương đại.

Đông đảo người hâm mộ tới tham dự

Tiếp phần trình bày của PGS.TS Trần Hữu Tá, nhà giáo Nguyễn Triệu Căn, thứ nam của cụ Nguyễn Triệu Luật đã chia sẻ với khán giả về sự khó khăn của một người tuổi cao lại không có chuyên môn trong việc sưu tầm và tập hợp lại những tác phẩm cũng như bài viết của cha mình, ông cũng nhấn mạnh mình sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thành những tập tiếp theo, vừa là để báo đáp công ơn với cha, vừa nhằm gìn giữ và bảo vệ những di sản tinh thần ấy.

Với mái tóc bạc phơ, nụ cười đôn hậu, nhà giáo Nguyễn Triệu Căn, người đã vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, lặn lội khắp các thư viện, đến các nhà sưu tầm nhờ sự giúp đỡ trong sưu tầm tư liệu gốc. Là một thầy giáo dạy toán có tâm huyết và tấm lòng yêu thương học trò nên ông đã được nhiều học sinh cũ ủng hộ, giúp đỡ cùng với sự trợ giúp của nhiều học giả và bạn đọc gần xa, cộng với miệt mài làm việc trong thời gian dài, để đến hôm nay, có thể ngồi đây chia sẻ về những gian nan ấy. Đó là những tâm huyết của một người cần mẫn, chăm chỉ làm việc dù tuổi đã nhiều, của một người con; của một người thày giáo nghĩ về nền Văn hóa, Giáo dục của đất nước.  Và rồi, cuốn sách được ra đời như một niềm động viên lớn về tinh thần với ông. Cho nên, hôm nay, ông đã hạnh phúc trong rưng rưng nỗi niềm khi ngồi trước chúng ta và nói về cuốn sách NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO. Ông cũng cho biết, trong thời gian tới ông cố gắng cho ra mắt quyển tiếp theo NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO, gồm những bài báo chưa kịp in trong lần này để kỷ niệm 70 năm ngày mất của cha (1946-2016).

Đáp lại những tình cảm ấy, ước mơ đáng trân quý của Nhà giáo Nguyễn Triệu Căn, đã có những độc giả chia sẻ, đóng góp thêm một số vấn đề về công tác sưu tầm cũng như biên tập sách. Đó là những góp ý thật đáng quý đối với việc sưu tầm trong tương lai.

Nhà giáo Nguyễn Triệu Căn cũng giành tình cảm của mình đối với thành phố mang tên Bác Hồ bằng việc thiết thực là tặng cho Thư viện Tổng hợp Tp.HCM 28 cuốn NGUYỄN TRIỆU LUẬT TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO, ông mong muốn qua mạng lưới của thư viện bạn đọc thành phố đươc tiếp cận dễ dàng hơn với tác phẩm của cha ông.

Buổi ra mắt sách kết thúc trong những tràng pháo tay nồng nhiệt, những cái nắm tay thân thiết, trong những ánh mắt đầy lưu luyến và ngưng chữ ký, tấm ảnh kỷ niệm.

                                                                   Nguyệt Lam

Các Bài viết khác