NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TỌA ĐÀM “LA QUÁN TRUNG VÀ TAM QUỐC DIỄN NGHĨA”

( 09-11-2016 - 10:35 AM ) - Lượt xem: 1150

Ngày 6/11/2016 vừa qua tại thư viện tư nhân Phạm Thế Cường tổ chức buổi giao lưu, sinh hoạt hàng tháng với chủ đề La Quán Trung và Tam Quốc Chí, buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí vô cùng sôi nổi.

Mở đầu là lời giới thiệu của Chủ nhiệm CLB về tác giả La Quán Trung và tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”, ông đã điểm qua quá trình dịch và in Tam Quốc tại Việt Nam từ 1901, năm đầu tiên “Tam quốc diễn nghĩ” được đăng dài kỳ trên báo Nông cổ mín đàn đến nay. Đặc biệt là bản in trên báo Tiểu thuyết thứ bảy từ số 417 tháng 9/1942, với sự minh hoạt của hơn 50 chục bộ “Tam quốc diễn nghĩ” từ truyện chữ đến truyện tranh và các số báo trưng bày tại buổi tọa đàm làm cho phần trình bày của Chủ nhiệm CLB càng thêm ấn tượng. Qua đó, các thành viên có thêm kiến thức, hiểu biết hơn về những vấn đề xoay quanh. Đó là câu chuyện kéo dài hơn 100 năm, với hơn 400 nhân vật được phân thành nhiều tuyến khác nhau về cuộc chiến tranh giành quyền lực, địa vị trong bối cảnh nhà Hán suy tàn, đặc biệt là trận chiến giữa ba nhà Thục Hán của Lưu Bị, Đông Ngô của Tôn Quyền và Bắc Nguỵ của Tào Tháo.
Thầy Đoàn Trọng Huy, một thành viên tích cực của CLB cũng có những chia sẻ về Tam Quốc Chí. Đó là một cuộc tranh giành quyền lợi diễn ra liên tục trong 100 năm. Thông qua đó là bức tranh hiện thực của xã hội phong kiến cổ đại. Theo thầy, điểm đặc sắc trong Tam Quốc diễn nghĩa là hệ thống nhân vật được tác giả xây dựng. Tào Tháo đại diện cho sự gian tuyệt, Lưu Bị đại diện cho nghĩa tuyệt và Khổng Minh đại diện cho trí tuyệt. Tuy nhiên tư tưởng chủ đạo của La Quán Trung là khuynh hướng về chính trị, đạo lý, ủng Lưu phản Tào. Đó là một quan điểm tiến bộ thời bấy giờ, quan điểm thiên dân.


Trong không khí sôi động của buổi sinh hoạt, bác Tuấn cũng có những ý kiến riêng. Nếu mọi người thường nhớ đến những nhân vật nổi bật như Tào Tháo, Lưu Bị, … thì bác lại ấn tượng với nhân vật Tôn Quyền hơn hết. Tôn Quyền so với hai thế lực kia, ông không xưng vương nhưng ông lãnh đạo được toàn bộ Giang Đông. Sự tài giỏi của Tôn Quyền quả không thể phủ nhận.
Khác với bác Tuấn thì chủ nhiệm CLB cũng nêu lên ấn tượng của mình là nhân vật Tào Tháo. Đồng thời trong dịp này, CLB nhận được câu hỏi của anh Thành, một thành viên của CLB. “Truyện dã sử và tiểu thuyết lịch sử giống và khác nhau như thế nào?” và được chủ nhiệm CLB giải đáp: Dã sử là truyện mượn sự kiện lịch sử làm nguồn cảm hứng để sáng tác chứ không hề cần sự chính xác của lịch sử như nhà văn người Pháp Alexandre Dumas tác giả của Ba người lính ngự lâm nói “Lịch sử như một cái đinh để tôi móc ý tửơng của tôi vào” còn tiểu thuyết lịch sử ví dụ như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, lấy nhân vật chính, sự kiện lịch sử chính là đề tài, có thể hư cấu một số nhân vật phụ, tình tiết phụ nhưng về cơ bản là tôn trọng sự thật lịch sử. Nhà văn lấy tiểu thuyết làm phương tiện để làm sáng tỏ hơn chân lý lịch sử, tức mục đích
Tiếp tục buổi sinh hoạt là những nhận xét của nhà giáo Xuân Tư, thầy đề cập đến tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao, mà nhân vật trong đó từng nói “Tiên sư thằng Tào Tháo, giỏi đến thế là cùng!”. Đó là sự tài giỏi của La Quán Trung, trong tứ đại danh tác của Trung Quốc bên cạnh Hồng Lâu Mộng, Tây Du Kí, Thủy Hử thì còn lại chính là Tam quốc diễn nghĩa.
Bác Phạm Vũ Động đề cập đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, trong Xích Bích có hai nàng Kiểu, khiến cho Tào Tháo lúc đó đã 54 tuổi muốn đánh Đông Ngô để lấy được hai vị Kiều.
Góp vui vào buổi sinh hoạt là bác Trần Quốc Hải, một thành viên vui tính của CLB. Bác Hải nói về văn hóa, văn học Trung Quốc. Bác trích lại câu nói của Bác Hồ “Đã làm bên quân sự mà không đọc Tam Quốc Chí thì không nên làm quân sự”. Đồng thời bác cũng kể những câu chuyện vui, tạo nên tiếng cười cho cả không gian sinh hoạt.
Thầy Lê Vinh Quốc, tiến sĩ về sử học cho biết. Nói rằng nước ta từng thuộc Đông Ngô cũng không chính xác. Nguyễn Trãi từng viết “Đại cáo bình Ngô”, là bình Ngô chứ không phải bình tàu. Từ ngày xưa nước ta chỉ gọi Trung Quốc là Bắc quốc, tức là một nước ở phía bắc chứ không phải như Trung Quốc tự xưng bây giờ. Nói về tác phẩm, thầy cho rằng khi hỏi trong Tam Quốc chí ông tướng sĩ nào giỏi nhất, thì đầu tiên theo thầy là Lã Bố, rồi đến ngũ hổ tướng của Lưu Bị, tướng Hứa Chử, Điển Vi của quân Tào. Về mưu tướng thì xếp đầu chính là Khổng Minh, sau là Tư Mã Ý, Từ Thứ, Khương Duy,… Nhưng để kết luận cuối cùng ai là người giỏi nhất thì chính là La Quán Trung, người đã viêt nên những chương hồi đầy kịch tích, làm nên trang tiểu thuyết lưu truyền đến ngày nay.
Kết thúc buổi sinh hoạt, nhà giáo Thân Cương nhắc về ngày 20/11 sắp tới, những kỉ niệm của người làm nghề giáo. Nhà giáo Việt Nam là ngày truyền thống của dân tộc Việt Nam, ngày để tri ân những người lái đò thầm lặng trên dòng sông tri thức. Nhân đây CLB xin gửi lời chúc đến quý thầy cô giáo sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy.

HỒNG MINH

Các Bài viết khác