NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TỌA ĐÀM KỶ NIỆM 250 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

( 09-11-2015 - 05:05 PM ) - Lượt xem: 1397

sáng ngày 9/11, tại TP Hồ Chí Minh, CLB người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du. Có gần 30 thành viên tới dự

Buổi tọa đàm lần này là nơi để các học giả và những người yêu thơ đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du chia sẻ học thuật giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của Truyện Kiều.

PGS.TS Đoàn Trọng Huy mở đầu buổi tọa đàm cho rằng: Thi hào Nguyễn Du và kiệt tácTruyện Kiều được đánh giá từ hơn hai trăm nay nay. Tác phẩm có lịch sử tiếp nhận phong phú nhất, cũng như phức tạp nhất do những quan điểm tư tưởng, chính trị, đạo đức, tôn giáo và học thuật khác nhau trong nhiều tình hình thời thế đã đổi khác. Từ năm 1945 đến nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều đón nhận sự tôn vinh gần như tuyệt đối của dư luận xã hội, cũng như giới văn hóa nghệ thuật.

 

PGS Đoàn Trọng Huy tham gia tọa đàm

Cũng trong buổi tọa đàm này, TS Phan Mạnh Hùng đã cho biết, đối với người Nam Bộ, Truyện Kiều không được nhiều người thuộc như Lục Vân Tiên, và người miền Nam cũng không có những cuộc lẩy Kiều, vịnh Kiều và bói Kiều như người miền Bắc. Tuy nhiên, Truyện Kiều được truyền bá ở Nam Bộ có cách riêng bằng  cách hiểu tóm tắt nội dung tác phẩm và tính luân lý trong đó. Nhu cầu đọc Truyện Kiều của người Nam Bộ không phải từ nguyên tác mà đọc bản tóm tắt.

Ngoài ra các nhà giáo Xuân Tư, Phan Văn Bảo, Nguyễn Viết Hùng... đều tham gia tọa đàm, các nhà giáo nói nhiều về tính vĩnh cửu, trường tồn của truyện Kiều đối với dân tộc cũng như với văn hóa Viêt, Nói về tình yêu của Kiều về số phận của người con gái dưới chế đọ phong kiến.

Ông Phạm Thế Cường vừa có chuyến về thăm quê hương của Đại Thi Hào Nguyễn Du đã chia sẻ cảm tưởng và những hình ảnh về quê hương, nhà lưu niệm và mộ của cụ với các thành viên.

Thật ấn tượng với CLB là sự có mặt của Ths Nguyễn Hồng Hoa đã đi xe đò từ 1g sáng ở Đại học An Giang lên dự cho kip, Ths Nguyễn Thị Kim Cúc từ Bình Dương, nhà thơ Nguyệt Nga cũng từ Tiền Giang về dự đã góp phần thành công của buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm CLB cũng trưng bày và giới thiệu hơn 30 tác phẩm của Nguyễn Du và Truyện Kiều do các thành viên CLB mang tới giới thiệu và chia sẻ



Các Bài viết khác