NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

Toạ Đàm “Hội Tam Điểm và các thành viên người Việt Nam”

( 24-06-2019 - 07:38 PM ) - Lượt xem: 636

Vào sáng thứ tư ngày 19-6-2019 tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11, Gò Vấp, Tp.HCM),Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLBNYS) đã có buổi giao lưu sôi nổi cùng với bà Trần Thu Dung - Tiến sĩ Văn Sử Pháp, Đại học Tổng hợp Paris VII, là nhà nghiên cứu văn hóa và nhà thơ về chuyên đề “Hội Tam Điểm và các thành viên người Việt Nam”. Đã có 12 thành viên CLB và các vị khách mời về tham dự.

Mở đầu, Chủ nhiệm Phạm Thế Cường giới thiệu sơ nét về Tiến sĩ Trần Thu Dung: bà tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn chương trường Đại học Tổng hợp Bucarest (Université de Bucarest) - Rumani, năm 1979 bà đi bổ túc nghiệp vụ ở trường Tổng hợp Tự Do (Université Libre de Bruxelles). Bà đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Văn Sử ở trường Đại học Paris VII (Université de Paris VII), là giảng viên khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà nội 1. TS Trần Thu Dung đã xuất bản một số công trình văn hóa so sánh có giá trị bằng tiếng Pháp và tiếng Việt được đánh giá cao như: Đạo Cao Đài và Victor Hugo; Hội Tam Điểm và những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa & bảo tồn văn hóa dân tộc; Dấu ấn Việt Nam qua tên những con đường của Pháp…. Bà là cộng tác viên cho nhiều báo tạp chí ở Việt Nam (Báo Tiền Phong, Nông nghiệp, Tạp chí Quê Hương, An Ninh Thế giới...) cũng như báo chí ở Mỹ và Pháp. Bà đã chứng minh nguồn gốc chữ Phở, Nem, giò chả, nước mắm để bảo vệ và tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt Nam.Là chuyên gia nghiên cứu về hội Tam Điểm, bà đã dành nhiều năm để tra cứu các tài liệu qúy hiếm của các Hội Tam Điểm và của nhiều thư viện Pháp, cũng như phỏng vấn một số người có liên quan.

Tiếp theo TS Trần Thu Dung đã nói sơ nét về lịch sử Hội Tam Điểm (HTĐ), hội xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ 17. Thời trung cổ, Giáo hội và nhà vua là hai thế lực mạnh nhất. Những người kiến trúc xây dựng đền đài cung điện, nhà thờ luôn được nhà vua và Giáo hội ân sủng cho hành nghề tự do. Họ thành lập những hội đoàn sinh hoạt riêng lấy tên những người thợ xây tự do ( tiếng Pháp là Franc Maçonnerie). Sau này hội mở rộng thu nạp những người xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Hiện nay hội Tam Điểm ở Anh và Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới. Số lượng người tham gia hội trên thế giới không đông, nhưng họ đều là tinh hoa các lĩnh vực xã hội lại nằm trong bộ máy chính của chính quyền nhà nước và nắm chức vụ lớn trên mọi lĩnh vực. Nhiều đời Tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng, bộ trưởng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới đã là hội viên HTĐ.

“Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trở thành ba nguyên tắc chính của hội và trong hiến pháp của nước Pháp, là đòn bẩy để thu hút tất cả mọi người, mọi nơi, mọi chính kiến khác nhau, đến với nhau trong hội. Khởi đầu là những người thợ Cả xây dựng, nên biểu tượng của Tam Điểm là: Com -pa, thước vuông Ê ke, Con mắt, hình tam giác, …Các biểu tượng phong phú và đa dạng đó dựa trên chân lý ham muốn hiểu biết. Sự hiểu biết giúp con người tự giải phóng cho chính bản thân mình ra khỏi sự lệ thuộc. HTĐ không phải là tôn giáo, cũng không phải là một đảng phái, thành viên của hội Tam Điểm được quyền tham gia bất kỳ tôn giáo nào và sinh hoạt bất kỳ ở tổ chức chính trị nào mà họ thấy phù hợp vì quan điểm của hội là tôn trọng sự nhận thức của mỗi cá nhân. Têngọi trong tiếngViệt của hội này là “Tam Điểm”được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau thường gọi nhau là Sư huynh/Sư đệ (frère), hay Đại Sư phụ (maître), viết tắt F hay M và thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều, tượng trưng sự hoàn hão – có nghĩa là 3 cấp bậc (Tập sự - Thợ - Thầy). Hội viên HTĐ được phân chia thứ bậc rất rõ ràng: mới gia nhập, trung cấp, cao cấp….

            Nói về hoạt động của người Việt tại Đông Dương thuộc Pháp:"Thời Pháp thuộc việc tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh bài trừ thực dân, đòi dân chủ không phải là đơn giản. Trong tình thế bắt buộc, họ đã chọn con đường thỏa hiệp để chờ thời cơ.". "Nguyễn Ái Quốc thời kỳ qua Pháp, ông tuy chỉ là thợ sửa ảnh (tức là sửa lại cho đẹp, chứ không phải thợ rửa ảnh) nhưng được kết nạp vào HTĐ, vì ông Nguyễn Ái Quốc (NAQ) lúc đó quen Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường...những nhân vật xuất sắc đã học và đang làm việc tại Pháp. Cùng một lý tưởng 'giải phóng thuộc địa', lòng yêu nước đưa họ xích lại gần nhau.”. Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường và các thành viên HTĐ đã thấy khả năng tiềm ẩn trong NAQ, NAQ cũng vốn xuất thân từ gia đình nhà nho, do đó họ đã giới thiệu NAQ vào hội. Lo ngại những người trí thức Việt sẽ đòi « bình đẳng, giải phóng thuộc địa », các thành viên Tam Điểm thực dân từ chối việc kết nạp người bản xứ vào hội. Một số thành viên HTĐ người Pháp tiến bộ đã tìm cách đưa Nguyễn Văn Vĩnh qua Pháp nhân dịp hội chợ thuộc địa, đã kết nạp ông tại Pháp. Vì thế khi Nguyễn Văn Vĩnh mất lễ tang của ông đã được cử hành theo nghi lễ của HTĐ. Tang lễ tổ chức ở trụ sở của HTĐ (tức là ngôi nhà số 107 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội ngày nay)Một số thành viên chọn con đường hòa bình khác bằng cách lập đạo. Đạo Cao Đài thu hút nhiều trí thức và 2 triệu tín đồ, tồn tại đến tận ngày nay vì lý tưởng cao đẹp “Hòa hợp tôn giáo, hòa hợp Đông Tây, hòa hợp mọi dân tộc”. Nói chung họ tham gia các hoạt động chính trị với tinh thần ái quốc…..

Tiến sĩ Trần Thu Dung giao lưu với Câu lạc bộ

Tiếp theo,LS Trần Anh Tuấn nêu câu hỏi về một dịch giả tên Bạch Liên của những sách viết về HTĐ trước 1975 ở miền Nam. TS Trần Thu Dung mong sớm nhận được photo bìa sách để hoàn chỉnh bổ sung khi có dịp tái bản cuốn sách. Theo bà, tài liệu thu thập rất đa dạng.Tài liệu chính là kho lưu trữ văn khố của HTĐ tại Paris và qua phỏng vấn gia đình và các chức sắc Cao Đài trong và ngoài nước.Khó khăn chủ yếu là kiểm chứng tài liệu. Nhiều tài liệu bị đốt, thất thoát khi chính phủ Vichy cấm hội kín hoạt động. Tài liệu quá cũ, vàng ố, tên tiếng Việt do người Pháp ghi chép sai, không dấu, hoặc ngược lại, tên người Pháp phiên âm sai qua tiếng Việt. Nhiều tài liệu không chính xác hoặc che giấu sự thật, khi phỏng vấn và xin tài liệu, một số né tránh vì vấn đề tế nhị. Tiến sĩ Lê Vinh Quốc hỏi về thủ tục kết nạp hội viên, lời tuyên thệ của hội viên khi vào HTĐ có giống như Đảng Cộng sản?, TS Trần Thu Dung đã chia sẻ: Bất cứ ai muốn gia nhập HTĐ đều phải trải qua quá trình “sát hạch” nghiêm ngặt với một cuộc điều tra về lý lịch, học thức, môi trường sống… và trả lời mọi câu hỏi mà hội viên khác đưa ra trong khi bị bịt mắt. Khi đủ điều kiện trở thành hội viên, ứng viên phải đảm bảo giữ bí mật của hội và không được khai tên thành viên khác nếu bị điều tra. Hội viên HTĐ không phải thề trung thành mãi mãi nhưng phải vì anh em, giúp đỡ nhau. Các thành viên Lâm phi Hùng, TS Lê Sơn…..đã nhắc đến con số 13 và con mắt Thông huyền là những tượng trưng của HTĐ với những câu chuyện kỳ bí trong tác phẩm “Biểu tượng thất truyền” của Dan Brown. Qua màn hình trình chiếu các cử tọa được tìm hiểu thêm tờ 1 đôla của nước Mỹ, trên tờ bạc này quy tụ những biểu trưng và ám thị của những con số, đó là con mắt Thông huyền, 13 ngôi sao trên đầu đại bàng, 13 tầng kim tự tháp, 13 vạch ngang trên tấm khiên, 13 nhành và 13 quả trên khóm ô liu, 13 mũi tên trong một bó, rồi cả hai dòng chữ La tinh Annuit Coeptis và E Pluribus Unum đều gồm 13 ký tự….

Kết thúc buổi giao lưu, TS Lê Vinh Quốc tặng hồi ký Nước chảy dưới chân cầu, CN Phạm Thế Cường được thừa ủy quyền Pgs Đoàn Trọng Huy và thay mặt tác giả Hoàng Minh Tường đã cùng tặng sách cho Ts Trần Thu Dung….

Ngọc Dung

Các Bài viết khác