NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

SHAKESPEARE- LINH HỒN CỦA THỜI ĐẠI

( 12-06-2016 - 01:49 PM ) - Lượt xem: 1491

Ngày 23 tháng Tư 1616, kịch tác gia kiêm thi sĩ William Shakespeare đã qua đời vào đúng ngày sinh nhật của mình (23-04-1564), để lại một di sản đồ sộ các kiệt tác văn chương được độc giả khắp thế giới thưởng thức suốt 400 năm qua. Shakespeare là linh hồn của thời đại Văn hóa Phục hưng tại nước Anh, một đại văn hào có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.

 Sáng Chủ nhật ngày 5 tháng 6 năm 2016, Câu lạc bộ Người Yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (thuộc Thư viện Tư nhân Phạm Thế Cường) đã tổ chức thành công buổi tọa đàm kỷ niệm 400 năm ngày mất của đại văn hào William Shakespeare.

 Tại hội trường, Câu lạc bộ ( CLB) đã trưng bày và giới thiệu hơn 20 tác phẩm của William Shakespeare đươc dịch sang tiếng Việt do các thành viên CLB mang tới giới thiệu và chia sẻ, trong đó có những bản dịch xưa cũ và quý hiếm. Theo Chủ nhiệm CLB Phạm Thế Cường, nhà văn Thế Lữ là người đầu tiên đã dịch kịch Shakespeare trên văn đàn Việt Nam.

 Đã có gần 30 thành viên tham gia tọa đàm với nhiều ý kiến phát biểu sôi nổi, sâu sắc và vui vẻ, truyền tải những thông tin đặc sắc và thú vị. Sau phần giới thiệu sơ lược tiểu sử và các tác phẩm nổi tiếng của William Shakespeare, PGS.TS Đoàn Trọng Huy đã dẫn nhập cuộc tọa đàm bằng một bài phân tích và nhận định về Shakespeare qua cáctác phẩm  Hamlet, Othello, Vua Lear, Macbeth, Romeo và Juliet.... Trong suốt cuộc đời mình, Shakespeare đã sáng tác khoảng 40 vở kịch, 154 bài sonnet (thơ mười bốn dòng), 2 bài thơ dài và các thể loại thi ca khác. Những tác phẩm của ông được công nhận là tác phẩm kinh điển mang tính mô phạm, được dịch ra hơn 70 ngôn ngữ và có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. Chủ đề cơ bản của các vở kịch mà đại văn hào đã viết là sự đấu tranh khốc liệt giữa tình yêu và sự thù hận, giữa sự cao cả và tầm thường, giữa nỗi đam mê và lòng trắc ẩn… Đó là những khía cạnh đầy mâu thuẫn luôn tồn tại trong cuộc sống của bất cứ ai dù ở thời đại nào. Vì thế, kịch nghệ Shakespeare vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hiện đại. PGS Huy cũng đề cập tư tưởng Shakespeare đối với quan điểm của Đảng ta về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, liên hệ cả đến những sự kiện thời sự nóng hổi liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ.

 Tiếp theo, các thành viên khác trong CLB đã lần lượt lên phát biểu để chia sẻ những hiểu biết của mình về Shakespeare.

 Sau khi giới thiệu về “Ban công nhà Juliet ngày nay”  ở thành phố Verona nước Ý, nơi xảy ra câu chuyện tình lãng mạn mà đẫm nước mắt của Romeo và Juliet,nhà giáo Phan Văn Bảo đã cho cử tọa được thưởng thức bản nhạc hòa tấu A times for Us mượt mà, êm dịu và đầy cảm xúc như chính nội dung tác phẩm điện ảnh đã miêu tả đôi tình nhân bất tử: “Sẽ có một thời, một thời cho mỗi chúng ta....”

 Chủ nhiệm Phạm Thế Cường thông báo: để đem các vở kịch kinh điển của Shakespeare đến gần hơn với các bạn đọc nhỏ, NXB Kim Đồng đã  ra mắt ấn phẩm “Những tác phẩm để đời của Shakespeare”. Đây là cuốn sách chuyển thể 6 vở kịch nổi tiếng: Đêm thứ mười hai, Romeo và Juiliet, Hamlet, Macbeth, Giấc mộng đêm hèCơn lốc thành những câu chuyện kể với phần minh họa hấp dẫn.

 Nhà giáo lão thành Nguyễn Xuân Tư đã trình bày lại một luận văn mà ông đã viết từ thời còn là sinh viên đại học với đề tài “Chủ nghĩa nhân văn qua các tác phẩm của Shakespeare”, qua đó ông phân tích rất sâu sắc những giá trị nhân đạo mà đại văn hào của nước Anh mang đến cho nhân loại.

 Nhà giáo Phạm Vũ Động nhấn mạnh những thành tựu về văn hóa và khoa học của thời  Phục hưng mà ông gọi là “thời đại trí tuệ”, để từ đó làm nổi bật những giá trị của thiên tài văn học Shakespeare như một hiện tượng tiêu biểu của thời đại. Luật sư Trần Văn Tuấn (một nhà sưu tầm sách) đã giới thiệu bản dịch Hamlet của Đỗ Khánh Hoan dưới tựa đề “Hâm Liệt”, bản dịch của nhà thơ Bùi Giáng về kịch bản “Romeo và Juliet” và các bài thơ “Sương tỳ hải”, “Hoa ngõ hạnh”… Dịch giả Lê Trọng Sâm  kể lại những kỷ niệm của ông với các tác phẩm của Shakespeare khi dàn dựng các vở kịch Ôthello, Vua Lear, Macbeth… tại Nhà hát Kịch Việt Nam do ông làm giám đốc những năm cuối thập kỷ 60 đầu 70 của thế kỷ trước dựa trên bản dịch của Vũ Đình Phòng và Thế Lữ . Ông cũng nhớ lại Nhà hát Trẻ là nhà hát đầu tiên ờ miền Bắc dựng vở “Romeo và Juliet”  vào khoảng năm 1967,68

  TS Lê Vinh Quốc nhận thức về tư tưởng của Shakespeare  với góc độ của nhà nghiên cứu lịch sử. Miêu tả “Đêm trường Trung cổ” ở châu Âu trong sự áp chế của hệ tư tưởng Thần quyền Thiên Chúa giáo và sự áp bức của giới quý tộc phong kiến đối với quần chúng nhân dân, ông nêu bật sứ mệnh giải phóng con người của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng mà Shakespeare là một nhân vật tiêu biểu. Chính nền văn hóa Phục hưng đã  dẫn tới hệ tư tưởng Khai sáng dựa trên các giá trị về Nhân quyền trong thế kỷ XVIII. Mặc dù từ thế kỷ XIX đã xuất hiện hệ tư tưởng Marxist dựa trên nền tảng đấu tranh giai cấp, hệ tư tưởng Khai sáng đã trở thành giá trị phổ quát của nên văn minh hiện đại. Từ đó mới thấy rõ di sản văn hóa mà Shakespeare để lại cho nhân loại vĩ đại biết nhường nào. Vấn đề “tồn tai hay không tồn tại” của Hamlet giờ đây cũng là vấn đề của Việt Nam đối với Nhân quyền.

 Nhiếp ảnh gia Trần Quốc Hải giúp vui cho buổi tọa đàm bằng những giai thoại về Shakespeare hoặc về những sự việc có liên quan đến nhà đại văn hào ấy. Ông lưu ý đến ý nghĩa của lời nguyền trên mộ William Shakespeare tại nhà thờ Holy Trinity, Stratford-upon-Avon:

“Hỡi anh bạn quý, vì Chúa, hãy đừng động chạm đến mộ phần của ta.
Chúa sẽ ban phước cho người không chạm đến những tảng đá này
và chúa sẽ nguyền rủa đến kẻ dám động vào xương cốt của ta”.

 Trong khuôn khổ buổi tọa đàm cùng hơn 100 trang sách của cuốn Tập san chuyên đề “Shakespeare-Linh hồn của thời đại”, các thành viên CLB đã được trải nghiệm trong “thế giới lôi cuốn nhưng cũng đầy thách thức của Shakespeare”với khối lượng kiến thức về tác giả và tác phẩm thực sự phong phú và bổ ích. Cuộc đời Shakespeare dù chỉ có 52 năm, nhưng 4 thế kỷ qua ông vẫn sống mãi với Stratford-upon-Avon, với nước Anh và với toàn thế giới qua những kiệt tác văn chương của mình. Bởi vì Shakespeare đã khẳng định: “Con người là một kiệt tác thật tuyệt vời” .

NGỌC DUNG

Các Bài viết khác