NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHÀ XUẤT BẢN MAI LĨNH – CÁI NÔI CỦA VĂN HỌC TIỀN CHIẾN

( 11-11-2017 - 04:17 PM ) - Lượt xem: 983

Ngày 5/11/2017 vừa qua, buổi tọa đàm về “Nhà xuất bản Mai Lĩnh – Cái nôi của văn học tiền chiến” tại Trường mầm non Hoa Mai (435/3 Thống Nhất, P.11, Q. Gò Vấp, Tp.HCM) đã diễn ra thành công vượt ngoài mong đợi của CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng

Buổi tọa đàm diễn ra với sự góp mặt của các thành viên CLB, và đặc biệt có sự tham dự khá đầy đủ của con cháu thuộc 7 chi gia đình cụ Đỗ Văn Phong – ông tổ của nhà Mai Lĩnh, mà đại diện là ông Đỗ Văn Căn trưởng dòng Mai Lĩnh phía Nam, Kỹ sư tàu biển Đỗ Thái Bình và vợ chồng nhà văn Nguyễn Manh Tuấn. Con cháu từ Hà Nội vào có bà Đỗ Thị Bình con gái GS Đỗ Tất Lợi, bố con ông Nguyễn Hữu Vinh em trai nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn bên cạnh đó còn có vợ chồng ông Nguyễn Huy Thắng (con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) cũng từ Hà Nội vào tham dự buổi tọa đàm.

Các thành viên CLB và con cháu nhà Mai Lĩnh tham dự tọa đàm

Trước khi bắt đầu vào nội dung chính của buổi tọa đàm, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và ông Đỗ Thái Bình ký tặng sách Nhà xuất bản Mai Lĩnh (Mai Hươngbiên soạn, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, 2015) gửi đến các thành viên CLB. Đây là một công trình công phu và đầy đủ nhất về Nhà xuất bản Mai Lĩnh từ trước đến nay.

Vào phần nội dung, chủ nhiệm Phạm Thế Cường giới thiệu về vị trí và vai trò của Nxb Mai Lĩnh đối với văn học Việt Nam giai đoạn tiền chiến. Mai Lĩnh được xem là một trong bốn nhà xuất bản lớn nhất lúc bấy giờ, theo tài liệu sưu tầm tính đến thời điểm này có 278 đầu sách do Mai Lĩnh ấn hành với nhiều tựa sách giá trị thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Triết học tùng thư (Lão tử, Mặc tử, Trung Dung chú giải, Trang tử, Tâm lý học, Kinh Dịch...), Sử học tùng thư (Triều Tây Sơn, Bằng quân công, Nguyễn Trường Tộ, Nước Nhật ngày nay, Những trang sử vẻ vang, Hoàng Lê nhất thống chí, Đông Kinh nghĩa thục, Phan Đình Phùng,...), Văn học tùng thư (Lý triều văn học, Trần triều văn học, Lê triều văn học, Nguyễn triều văn học, Lược khảo thơ Trung Quốc, Lược khảo văn chương Trung Quốc, Tắt đèn, Lễu chõng,... ), Y học tùng thư (Việt Nam dược học,...) và đặc biệt là bộ Giáo dục tùng thư (Nguồn gốc và văn pháp chữ Hán, Lecon de Japonais (Bài học tiếng Nhật), Học tiếng Ăng lê, Việt Nam tốc ký, bộ “Tủ sách cho các em”, bộ “Dành cho các bạn thiếu niên học sinh”,...)  có đóng góp to lớn cho nền quốc học nước nhà.

Mai Lĩnh là Nhà xuất bản của một đại gia đình cùng chung tay, với một tinh thần  đáng quý kế thừa từ truyền thống Đông Kinh Nghĩa Thục, tinh thần ấy thể hiện qua lời răn con cháu nhiều đời trong dòng tộc:

1/ Phải lập ấp mở tiệm làm kinh tế để chăm lo đời sống gia đình.Trong gia đình sống phải chan hòa, đùm bọc lẫn nhau và giữ nghiêm gia phong.

2/ Phải tìm cách mở trường , làm báo, in sách để góp phần nâng cao dân trí và tinh thần yêu nước, thương dân.

3/ Không được hợp tác và nhận tài trợ của thực dân, truyền cho con cháu giữ lấy cái thiện, cái đạo, ráng học thành tài để giúp nước cứu dân. (Theo Nguyen Cung)

Bác Đỗ Thái Bình đại diện cho gia đình Mai Lĩnh giới thiệu về hành trình “Từ ngục tù rừng Amazon tới Nhà xuất bản Mai Lĩnh” và ý nghĩa của cái tên Mai Lĩnh: “Mai Lĩnh 梅 嶺 Mai Lĩnh được đặt, cũng bởi lòng yêu quê hương của cụ. Cụ chọn ghép hai chữ làng Mai và núi Lĩnh nơi cố hương của mình, như để nhắc nhở con cháu đời đời không được quên quê hương xứ sở. Mặt khác, cũng là cách chơi chữ của các cụ đồ nho thâm thúy ngày ấy. Mai Lĩnh, nếu đọc ngược lại, thành Linh mãi, nghĩa là tổ tiên mãi hưng thịnh và phát tiết lâu dài. “Mai thụ  hoa khai , mai thụ diễm 梅樹花開, 梅樹艶 /Lĩnh đầu nguyệt chiếu, lĩnh đầu minh 嶺頭月照,嶺頭明”  (Cây mai  nở hoa, cây mai kiều diễm, tươi đẹp /Trăng chiếu đỉnh núi Lĩnh, đỉnh núi Lĩnh bừng sáng).

Đó là một hành trình kỳ công của các thành viên trong gia đình tìm lại con đường gian nan mà cụ Đỗ Văn Phong đã trải qua kể từ sau phong trào Đông Kinh nghĩa thục bị bắt đưa sang Pháp giam trong nhà tù, và trở về Việt Nam thành lập Nxb Mai Lĩnh. Những chia sẻ đầy chân thành cùng với những tư liệu tường minh về con đường gian khổ ấy cho thấy tấm lòng, sự trân trọng của con cháu đối với tiền nhân, đối với những người yêu sách thế hệ hôm nay và mai sau. Ông Đỗ Thái Bình cũng nêu bật vai trò của ông Đỗ Văn Kỳ (con thứ 3 của cụ Đỗ Văn Phong) và ông Nguyễn Hữu Lược (con rể của ông Đỗ Văn Khiêm, con thứ hai của cụ Đỗ Văn Phong) nhất là vai trò đứng mũi chịu sào và năng động trong làm ăn của ông sáu Đỗ Xuân Mai (con thứ sáu của cụ Đỗ Văn Phong). Ông cũng dành nhiều thời lượng nói về tác giả Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Phạm Cao Củng những tác giả cộng tác chặt chẽ với nhà Mai Lĩnh.

Kế đến là nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn (cháu ngoại gia đình Mai Lĩnh), nhà thơ Hà Phương (vợ nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn), ông Đỗ Văn Căn trưởng họ phía Nam chia sẻ về kỷ niệm và sự kế thừa tinh thần Mai Lĩnh trong cuộc sống hiện với những công việc liên quan đến giáo dục, văn hóa. Bên cạnh đó, còn có một chi tiết thú vị được tiết lộ từ gia đình, đó là cuốn sách “Bí quyết giữ sắc đẹp” tác giả chính là con dâu nhà Mai Lĩnh được lấy dưới bút danh người nữ - Bích Vân với tâm ý muốn đề cao người phụ nữ trong xã hội, đó cũng là một đóng góp tiến bộ của Mai Lĩnh.

Ông Đỗ Thái Bình, cháu đời thứ 3 giới thiệu về sự ra đời và quá trình đi đầy của cụ tổ Đỗ Văn Phong

Qua quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu cho buổi tọa đàm, ông Phạm Thế Cường đã giới thiệu thêm vài nét về NXB Mai Lĩnh trước và sau 1946. Ông cho biết: NXB Mai Lĩnh thực chất đã ra mắt từ năm 1935 và thời buổi đầu sách in chủ yếu là truyện Tàu và kiếm hiệp, sang năm 1937 bắt đầu in những tác phẩm lịch sử nhằm khơi dậy lòng yêu nước và góp phần khai dân trí như Sơ yếu lịch sử Việt Nam của Bùi Đình San, Đông kinh Nghĩa thục Phan Đình Phùng của Đào Trinh Nhất bước sang năm 1938 nhà Mai Lĩnh đã thường xuyên in các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng những tác phẩm hiện thực XH tố cáo sự áp bức bóc lột và đạo đức giả của chế độ thực dân phong kiến như Tắt đèn, Việc làng Giông tố, Số đỏ… không những thế còn ra cuốn Cuộc đời cách mạng của Phan Bội Châu của Đào Trinh Nhất, Chủ nghĩa xã hội của Trịnh Thục San. Với một hệ thống lên đến 200 đại lý nên sách của Mai Lĩnh có mặt ở khắp mọi miền đất nước và thường in với số lượng lớn là 3000 bản cho mỗi tựa sách, thậm chí có sách về giáo dục in đến 28.000 bản chỉ trong 20 tháng. Chúng ta thử hình dung thời đó dân ta chỉ có khoảng 1,2 triệu người có khả năng đọc sách so với bây giờ ta có đến 94 triệu người có khả năng đọc sách mà mỗi tựa sách bây giờ chỉ in nhiều lắm 2000 bản và sách giáo dục chỉ in từ 500-800 bản là rất khó bán hết mới thấy hệ thống phát hành của Mai Lĩnh rất hiệu quả như thế nào, dân ta hồi đấy thích đọc ra sao và văn hóa đọc bây giờ xuống cấp quá trầm trọng. Sau năm 1946 người Mai Lĩnh tứ tán khắp nơi, người thì tham gia kháng chiến, người thì tản cư, người thì làm ăn nhỏ ở vùng tạm chiếm nên không thể phục hồi Mai Lĩnh như thời Tiền chiến. Năm 1951 ông sáu Đỗ Xuân Mai, người năng động nhất của nhà Mai Lĩnh muốn phục hồi NXB Mai Lĩnh bằng cách tái bản các ấn bản bán chạy đã in trước 1945 của nhà Mai Lĩnh thời đó mà chủ yếu của hai tác giả Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng ở Hà Nội nhưng in tại nhà in Lê Cường nhưng vì không có hệ thống đại lý nên khó phát hành mà chủ yếu chỉ ký gửi do đó bị chiếm dụng vốn nên đến cuối năm 1952 thì đình bản. Sau khi miền Bắc được giải phóng nhà Mai Lĩnh bị qui là địa chủ, tư sản thì tài sản, nhà cửa, đất đai bị tịch thu hoặc quốc hữu hóa nên một lần nữa nhà Mai Lĩnh không thể tập trung làm ăn mở mang thương hiệu được. Một lần nữa ông sáu Đỗ Xuân Mai lại vào Sài Gòn mở lại nhà Mai Lĩnh Sài Gòn và năm 1957, 1958 cũng in tái bản một số sách như năm 1951, 1952 nhưng cũng thất bại vì ông chỉ có một vài người nhà Mai Lĩnh hỗ trợ và hệ thống phát hành không có lại ký gửi nên cuối năm 1958 thì không ra sách nữa.

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn phát biểu tại buổi tọa đàm

Thành viên CLB cũng thật bất ngờ nhưng rất thích thú với nghĩa cử ủng hộ CLB NYS Nguyễn Huy Tưởng của con cháu Mai Lĩnh hôm nay. Sau tọa đàm của ông Phạm Thế Cường ông Đỗ Thái Bình đã lên ôm hôn cảm ơn và thay mặt con cháu nhà Mai Lĩnh hôm nay tuyên bố ủng hộ CLB 10 triệu đồng để thêm kinh phí hoạt động vì sự nghiệp phát triển văn hóa đọc của CLB.

Tiếp tục tọa đàm, ông Dương Trọng Dật (Nguyên Tổng biên tập báo SGGP), và TS Sử học Lê Vinh Quốc cũng tham luận với sự đề cao tinh thần Mai Lĩnh với những giá trị văn hóa mà Mai Lĩnh đã làm được và để lại cho thế hệ sau.

Ông Nguyễn Huy Thắng (con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) cũng đã chia sẻ thân tình về kỷ niệm của cha mình với NXB Mai Lĩnh trong bộ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng mà ông để lại. Đó như một mối duyên và một sự trân trọng đối với Mai Lĩnh, đối với tiền nhân.

Kết thúc buổi tọa đàm, gia đình đã mời các thành viên CLB dùng bữa cơm thân mật để cùng hàn huyên và gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng đã trân trọng giá trị của Mai Lĩnh, đề cao văn hóa đọc. 

NYS NHT

Các Bài viết khác