NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN DUY – ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC

( 11-01-2024 - 08:39 AM ) - Lượt xem: 795

Vào lúc 8 giờ 30 ngày 07/01/2024, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11,Gò Vấp,Tp.HCM), CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB NYS) đã tổ chức buổi sinh hoạt đầu năm thứ 13 của CLB để giao lưu với nhà thơ Nguyễn Duy – tác giả những bài thơ đã làm nên tên tuổi ông như "Tre Việt Nam, Ánh Trăng, Đò Lèn, Đánh Thức tiềm lực...". Ông được đánh giá cao trong thể thơ lục bát một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó.

NGUYỄN DUY – ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC

Vào lúc 8 giờ 30 ngày 07/01/2024, tại Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường (352 đường số 8, phường 11,Gò Vấp,Tp.HCM), CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLB NYS) đã tổ chức buổi sinh hoạt đầu năm thứ 13 của CLB để giao lưu với nhà thơ Nguyễn Duy – tác giả những bài thơ đã làm nên tên tuổi ông như "Tre Việt Nam, Ánh Trăng, Đò Lèn, Đánh Thức tiềm lực...". Ông được đánh giá cao trong thể thơ lục bát một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó.

Đã có hơn 30 người tham dự là thành viên CLB NYS, Kỹ sư Đỗ Thái Bình,  GS. TS Nguyễn Đăng Hưng, anh Đặng Gia Mẫn…cùng các bạn đồng nghiệp, đồng hương của nhà thơ Nguyễn Duy.

Cùng với một số tác phẩm của nhà thơ đã được xuất bản từ nhiều thời kỳ khác nhau được trưng bày trên bàn và qua màn hình trình chiếu là Ấn phẩm định kỳ số 129 giúp cho bạn đọc hiểu hơn về cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Duy: MỖI SỐ MỘT CHÂN DUNG: Nguyễn Duy nhìn từ trong Tổ quốc (Đoàn Trọng Huy) - Nguyễn Duy (Trần Quốc Toản) - Nhà thơ với những chuyện lớn (Phùng Văn Vinh) - Nguyễn Duy: Cái tôi say mê đổi mới thơ lục bát (Hạ Nhiên) - Nguyễn Duy và Quốc thi lục bát (Võ Xuân Tòng) - Nhà thơ Nguyễn Duy - tôi viết bằng cái tình, cái hồn của dân tộc (Minh Thi thực hiện) - Bức tranh thế giới bằng ngôn từ trong thơ (Lã Nguyên) - Nguyễn Duy một ván chơi (Đỗ Thúy Lai) Nguyễn Duy, người khắc hình ảnh cây tre Việt Nam vào bức tường thơ ca Việt Nam (Nguyễn Thị Liên Tâm) - Nhà thơ Nguyễn Duy gọi mãi vợ ơi (Địa Lam). NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN: Chuyện về “Truyện anh Lục” (Xuân Ba) - Tình bạn Nguyễn Huy Tưởng - Dương Bích Liên (Nguyễn Huy Thắng). VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN: Thư viện ngựa thồ ở Mỹ những năm 1930 (theo Nguyễn Thị Bích Hậu) – “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Lê Thùy Dương) -  Nguyễn Duy (thơ Nguyên Hùng).

Mở đầu, Chủ nhiệm Phạm thế Cường (CN PTC) đã giới thiệu vài nét về tiểu sử và những tác phẩm để đời của Nguyễn Duy: Nhà thơ Nguyễn Duy tên là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Duy bắt đầu sáng tác thơ từ rất sớm, khi còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn ở Thanh Hóa. Năm 1973, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với các bài thơ gồm Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười và Tre Việt Nam… được xuất bản trong tập Cát trắng. Ngoài việc viết thơ, ông còn sáng tác tiểu thuyết và bút ký. Năm 1997, ông quyết định dừng việc viết để tập trung khám phá bản thân và làm lịch thơ, in các bài thơ lên các chất liệu như tranh, tre, nứa, lá và thậm chí là bao tải. Từ năm 2001, ông bắt đầu in nhiều bài thơ trên giấy dó. Ông cũng đã biên tập và xuất bản một tập thơ thiền trên giấy dó, bao gồm 30 bài thơ thiền từ thời kỳ Lý và Trần, được ông tự chọn lọc. Tập thơ này có kích thước lớn 81cm x 111cm, được in bằng ngôn ngữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh, kèm theo ảnh nền và ảnh minh họa do ông tự tạo.

Sau khi giải ngũ, ông đã làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và đảm nhận vị trí Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Tác phẩm: Thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990), Về (1994), Bụi (1997),Thơ Nguyễn Duy (2010 - tuyển tập); Thể loại khác: Em Sóng (kịch thơ - (1983), Khoảng cách (tiểu thuyết - 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký - 1986).

Với những thành tựu và đóng góp của mình trong nghệ thuật thơ ca, Nguyễn Duy đã được xem là một trong số không nhiều những cây bút nổi bật và được tôn vinh trong lịch sử văn học Việt Nam.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Duy đã dành rất nhiều thời gian để viết về tình cảm của mình với quê hương đất nước và đối với người mẹ, người vợ. Ông gửi gắm những tình cảm yêu thương và trân trọng của mình vào những tác phẩm của mình, và chính điều này đã khiến cho hàng triệu trái tim con người Việt Nam cảm thấy đồng cảm và thấu hiểu với tình người của mình. Ông có những bài thơ ngang tàng, nhưng bên trong đó vẫn hiện hữu sự trầm tĩnh và giàu sự chiêm nghiệm.

Nhiều tác phẩm thơ của ông được yêu thích như “Tre Việt Nam”, “Ánh Trăng”, “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, “Sông Thao”, “Đò Lèn”,… Đã đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, từ tình cảm gia đình, tình nghĩa thủy chung, đến tương lai của đất nước và con người.

Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành rất nhiều thời gian để viết những bài thơ về mẹ. Qua những tác phẩm này, người đọc có thể cảm thấy được một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc mà nhà thơ đã dành cho người mẹ của mình. Điều đặc biệt trong những bài thơ về mẹ của ông là sự tình cảm chân thành, chân thật, những tình cảm đó không chỉ đơn thuần là của người con, mà là của hàng triệu người con Việt Nam dành cho mẹ của mình.

Ngoải giải nhất cuộc thi thơ 1972 – 1973 của Tuần báo Văn nghệ, Nguyễn Duy đã nhận được hai giải thưởng quan trọng là Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007, và giải thứ hai do Viện Hàn Lâm Mihai Eminsecu của Rumania chọn để trao Giải thưởng Lớn về thơ năm 2010. 

Mở đầu phần giao lưu với nhà thơ Nguyễn Duy, PGS - Tiến sĩ Đoàn Trọng Huy (PGS) đã chia sẻ bài viết của ông “Nguyễn Duy, nhìn từ trong Tổ quốc”: Nguyễn Duy là nhà thơ hiện đại cổ điển Việt Nam, là con người sớm giác ngộ đã dấn thân quả cảm trong đời và cả trong thơ, luôn ngẩng cao đầu, và tin ở ánh sáng tương lai. Dịp này, PGS đã tặng sách cho CLB NYS, kể lại một kỷ niệm với nhà thơ Nguyễn Duy vào năm 1973 ở ĐHSP Hà Nội. Nhà thơ Nguyễn Duy đọc bài thơ “Người ăn mày” sáng tác năm 1973, bài này ông đọc tại trường ĐH SP Hà Nội năm 1973 mà PGS Đoàn Trọng Huy lúc đó là cán bộ khoa Ngữ văn của trường cũng có mặt hôm đó.

Buổi giao lưu rất cảm động & ý nghĩa với nhà thơ Nguyễn Duy, các cử tọa được nghe Nguyễn Duy nói về xuất xứ các bài thơ nổi tiếng của ông như Người ăn mày, Ánh Trăng, Tre Việt Nam, Đò Lèn, Tiếng tắc kè, Đánh thức tiềm lực, Kim mộc thủy hỏa thổ … và nghe ông đọc các bài thơ đó. Giọng nhà thơ ấm áp, truyền cảm và ông rất xúc động và có tới ít nhất 3 lần ông nghẹn ngào đọc thơ trong nước mắt của ông, đấy là ông đọc những đoạn thơ về đồng đội, về người cha, về những phận người khốn khó. Thành viên CLB thật cảm động về tình cảm của ông dành cho quê hương đất nước và con người Việt Nam.

Các cử tọa đã nhắc đến sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lẩy hai câu lục bát của nhà thơ Nguyễn Duy trong Hội nghị ngoại giao VN vào cuối tháng 12/2023, để nói lên sự uyển chuyển, mềm dẻo nhưng đầy cứng cáp của "Ngoại giao cây tre VN": Thân gầy guộc, lá mong manh

          Mà sao nên lũy nên thành tre ơi...”

 Anh Lê Văn Sơn (nguyên Trưởng khoa ngữ văn ĐH Đà Lạt) cho rằng: Bài thơ "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy là một thách thức với các thế hệ sau khi muốn sáng tác về cây tre.

Tại buổi giao lưu, các thành viên CLB NYS được gặp lại GS.TS Nguyễn Đăng Hưng trở về từ chuyến đi Bồ Đào Nha dự khánh thành tượng đài tại thành phố Guarda tri ân giáo sĩ Francisco De Pina - người sáng tạo chữ Quốc Ngữ và đặt biểu tượng chữ Quốc Ngữ ở Bồ Đào Nha, cuối 11/2023...

Nhà thơ Nguyễn Duy, đáp từ, bày tỏ lòng biết ơn các ngài Francisco de Pina và Alexander de Rhodes đã sáng tạo chữ Quốc Ngữ cho người VN.

GS Nguyễn Đăng Hưng đã kể về chuyến đi và tặng ảnh kỷ niệm cho KS Đỗ Thái Bình và một số thành viên CLB NYS.

Theo nhà thơ Xuân Tòng, Nguyễn Duy là thi sĩ thành công với thể thơ lục bát. Chính các bài thơ lục bát hay đã mang lại vinh quang cho thi sĩ Nguyễn Duy khi đã đọng lại trong lòng bạn đọc những câu lục bát đắt giá.

Anh Bùi Công Tự phát biểu, bản thânđã đọc nhiềuthơ đạt giải Nobel nên kỳ vọng Việt Nam sẽ có một tổ chức nghiên cứu về Thơ Nguyễn Duy để có thể khai thác, nghiên cứu trên một số lãnh vực như so sánh thơ Nguyễn Duy với những tác phẩm thơ hay đã được nhận giải Nobel.

Khép lại buổi giao lưu , thay mặt Ban Chủ nhiệm CLB NYS, CN PTC cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy có một buổi đọc thơ đầy thú vị, đồng thời thông báo kỳ sinh hoạt tới của CLB NYS được tổ chức vào ngày 04/02/2024, chủ đề về nhà thơ Dương Tường.

NGỌC DUNG

Các Bài viết khác