NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

HUỲNH VĂN NGHỆ TINH HOA CỦA TRẤN BIÊN

( 10-03-2014 - 02:41 PM ) - Lượt xem: 2215

Ở Huỳnh Văn Nghệ trái tim của một thi nhân xuất phát từ một chỉ huy quân sự tài ba đã tạo nên một Huỳnh Văn Nghệ Thi tướng giầu lòng nhân và thơ ca của ông giàu hình ảnh. Với cuộc đời chiến sĩ trực tiếp cầm súng thơ ca của ông đã phản ánh chất hào hùng, chất sử thi của chiến khu Đ. Ông xứng đáng là danh nhân Nam bộ, tinh hoa của Trấn Biên hội tụ từ hào khí Đồng Nai

Ai về Bắc ta theo với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gương đi mở cõi

Tời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Câu thơ này của Huỳnh văn Nghệ đã là hành trang của bao thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, nó cũng đã trở thành câu phong dao đi vào văn học cách mạng , đã động viên, cổ vũ bao lớp người lên đường chiến đấu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hôm nay tuy đất nước đã hòa bình, nhưng hơn lúc nào hết sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng của cha ông cũng đang thúc giục mọi người dân Việt Nam nhất là lớp trẻ hiện nay thì bài thơ Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ lại càng được mọi người tìm đến.

Nhưng Huỳnh Văn Nghệ không chỉ là nhà thơ với những bài thơ cách mạng hào hùng chứa đậm tính nhân văn, mà ông còn là một người chiến sĩ, một người chỉ huy quân sự tài ba. Cuộc sống và chiến đấu bảo vệ tổ quốc của ông đã trở thành chất liệu làm nên những bài thơ, trang văn giàu sức sống. Vì vậy nhiều người gọi ông với cái tên đầy trìu mến “thi tướng Huỳnh Văn Nghệ”. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, sáng ngày 9/3/2014 CLB Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng được sự giúp đỡ của Trung tâm VH Gò Vấp tổ chức buổi sinh hoạt thường kỳ với chủ đề “Tọa đàm và giao lưu về Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ”  nhằm giới thiệu sự nghiệp cách mạng và văn học của ông và cũng là sự tri ân của CLB với ông một nhà thơ, nhà văn được nhiều người yêu quí.

Khai mạc buổi Tạo đàm và giao Lưu

CLB rất vui mừng được đón ông Huỳnh Văn Nam, bà Huỳnh Thị Thu Nguyệt, vợ chồng bà Huỳnh Thị Thành  những người con của Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ , Ts Trương Minh Nhật - Vụ Trưởng Ban tuyên giáo TW phụ trách phía Nam, Ths Lưu Hồng Sơn,  nhà văn Vũ Hạnh, nhà văn Trần Quốc Toàn,. Đặc biệt là sự hiện diện của Bà Minh Tâm- phó ban liên lạc cựu binh Thủ Biên và 6 đồng đội từng là bạn chiến đấu của Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ ở chiến khu Đ thờ chống Pháp . CLB cũng rất vui khi được ca sĩ Lý Bạch Huệ, ca sĩ Đông Quân đến dự và biểu diễn văn nghệ. Ngoài ra đài truyền hình Bình Dương, Thể thao Văn Hóa onlin và hãng phim Nguyễn Đình Chiểu cũng đến đưa tin và làm phóng sự.

Mở đầu chương trình, thành viên trẻ Bùi Việt Hùng đã làm người tham dự bất ngờ bằng bài hát Tiểu đoàn 303 do Nguyễn Mộng Giao sáng tác. Với giọng hùng tráng sôi nổi của mình Việt Hùng đã đưa mọi người về với không khí hào hùng của tiểu đoàn 303, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của miền đông Nam Bộ do Huỳnh Văn Nghệ thành lập và chỉ huy theo lệnh của Trung tướng Nguyễn Bình.

Sau đó nhà văn Nguyễn Văn Thịnh đã trình bày bày viết về cảm nhận của mình về Huỳnh Văn Nghệ và thơ của ông. Nhà văn đã đến với Thi tướng từ những câu chuyện giai thoại đến các bài thơ giàu trữ tình và sục sôi khí thế cách mạng. Nhà văn  khẳng định thơ Huỳnh Văn Nghệ hòa với đời ông – cuộc đời một kẻ sỹ mang nặng mối hận “quốc phá gia vong”. Dù chứa chan tâm hồn thi sỹ nhưng vốn là người mạnh mẽ, vị chiến tướng anh hùng ấy không thể chỉ dùng bút “đâm mấy thằng gian”, chí của ông là phải mang cả cung kiếm lẫn bút nghiên xông pha nơi chiến trận “đền nợ nước”.

Cô giáo Kim Khiết, thay mặt CLB đã trình bày một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn học của Thi tướng, cô giáo đã có sự liên hệ và so sánh thơ của Huỳnh Văn Nghệ với thơ Tố Hữu, cô đã đưa ra 4 điểm giống nhau giữa hai nhà thơ (mời đọc bài viết của cô giáo Kim Khiết trên trang web CLB). Ts Trương Minh Nhật, một cán bộ cao cấp của Đảng, hôm nay đưa mọi người về tính lãng mạng, trữ tình nhưng rất lạc quan của thơ ca Huỳnh Văn Nghệ. Ông nhấn mạnh : Ở Huỳnh Văn Nghệ trái tim của một thi nhân xuất phát từ một chỉ huy quân sự tài ba đã tạo nên một Huỳnh Văn Nghệ Thi tướng giầu lòng nhân và thơ ca của ông giàu hình ảnh. Với cuộc đời chiến sĩ trực tiếp cầm súng thơ ca của ông đã phản ánh chất hào hùng, chất sử thi của chiến khu Đ. Ông xứng đáng là danh nhân Nam bộ, tinh hoa của Trấn Biên hội tụ từ hào khí Đồng Nai ; Ths Lưu Hồng Sơn, nhà nghiên cứu văn học còn rất trẻ  thì khai thác biểu tượng lửa trong thơ của Huỳnh Văn Nghệ, đây là một đề tài từ trước chưa ai nghiên cứu đã nhấn mạnh : Người ta thường nói Huỳnh Văn Nghệ là Thi Tướng của Chiến Khu Xanh, nhưng nếu dùng một hình ảnh nào đó để đại diện cho thơ ông, thì Lửa chính là một biểu tượng lý tưởng nhất. Bởi Lửa rực sáng trong thơ Huỳnh Văn Nghệ và nó tập hợp được nhiều ý nghĩa của nhiều nhà thơ Đông Nam Bộ đương thời khác.

Ts Trương Minh Nhật: Ở Huỳnh Văn Nghệ trái tim của một thi nhân xuất phát từ một chỉ huy quân sự tài ba

Ông PhạmThế Cường, Chủ nhiệm CLB sau khi được tiếp cận tập Thơ Đồng Nai do Tiếng Rừng in 1949 đã trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ Về Bắc trang 20 với ba khổ thơ và bài Nhớ Bắc trang 49 và 50 với bốn khổ thơ có cùng khổ thơ đầu rất giống nhau trong tập Thơ Đồng Nai và bài Tiễn bạn về Bắc trong bản chép tay Huỳnh Văn Nghệ gửi NXB Văn Học năm 1961 (Mời xem bài Bản in đầu tiên bài thơ Nhớ Bắc trên trang web CLB).

Sang phần giao lưu với các người con của gia đình Huỳnh Văn Nghệ, người tham dự đã được các con của Thi tướng chia sẻ những kỷ niệm về người cha tài hoa của mình và những tình tiết liên quan đến cuộc sống chiến đấu của ông như việc ông đối xử với tù binh đặc biệt là từ binh nữ đã để lại trong lòng tù binh những sự cảm phục và biết ơn  ; những chi tiết đối với đồng đội cùng những tình cảm của ông với người vợ tên Đoàn Thị Nhạn nhưng ông thích gọi vợ bằng tên Lan và đối với các con ; về câu thơ ghi trên mộ ông ; về các dị bản của bài thơ Nhớ Bắc và cả những chi tiết trong bài thơ Nhớ Bắc như tại sao có bản dùng từ « từ thủa » có bản thì là « từ độ » bản thì « Ngàn năm », bản thì « Trời Nam », bản thì ba khổ thơ, bản thì 5 khổ… tất cả đều được gia đình giải đáp sáng tỏ.

Theo đề nghị của các cựu binh Thủ Biên, bà Huỳnh Thị Thành đã ngâm bài Bên bờ sông xanh có những câu "Nào chỉ là võ tướng hay thi nhân. Tôi là người lăn lóc trên đường trần...Gửi lại bạn những vần thơ trên cát. Và giờ đây tôi qua bến, lên đường" mà ngày xưa ở Bắc ông hay ngâm... tai hiểu thêm  về một trong những con người đầy khí phách, hào sảng, tài hoa của miền Nam.

 

Các con của Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ chụp ảnh lưu niệm với thành viên CLB

Xen kẽ với chương trình toạ đàm và giao lưu là giọng ngâm thơ theo kiểu dân ca cải lương đậm chất Nam bộ bài Nhớ Bắc của ca sĩ Lý Bạch Huệ, giọng ca bài hát Nhớ Bắc của ca sĩ Đông Quân và giọng ngâm kiểu Bắc của anh Cường ­- Không gian đọc,mỗi người một cách thể hiện cho ta thấy sự bất tử của bài thơ Nhớ Bắc . Sự tham gia của các ca sĩ đã làm tăng thêm tình cảm ấm áp và chân tình của buổi sinh hoạt. Cũng tại buổi giao lưu ông Phạm Thế Cường thay mặt CLB đã tặng phòng lưu niệm Huỳnh Văn Nghệ một số ấn bản tác phẩm của Huỳnh Văn Nghệ mà gia đình chưa sưu tầm được.

Để người tham dự có thể biết thêm về cuộc đời cách mạng và sự nghiệp văn học của Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, Ban tổ chức đã trưng bày hơn 20 tác phẩm của Huỳnh Văn Nghệ và các tác phẩm văn học cũng như báo chí viết về ông cùng với 32 bức ảnh về cuộc đời hoạt động sôi nổi của Huỳnh Văn Nghệ với chủ đề « 100 mùa xuân Huỳnh Văn Nghệ ».

Thành viên CLB nhiệt liệt chào mừng các cựu binh Thủ Biên ( các cụ đứng) đến tham dự buổi tọa đàm

NYS NHT

Các Bài viết khác