NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

GIAO LƯU VĂN HỌC “TÁC PHẨM VĂN HỌC VIẾT VỀ CÁC NHÀ TÌNH BÁO

( 15-04-2015 - 05:52 PM ) - Lượt xem: 1457

Ngày 12/4 Câu lạc bộ Người Yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã tổ chức buổi giao lưu với chủ đề “Văn học viết về các nhà tình báo” tại Thư viện Quận Gò Vấp. Tham dự có nhà tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)-Đại tá Anh hùng LLVT, bà Lê Thanh Hương con gái nhà tình báo Lê Hữu Thúy, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, Đại tá nhà văn Phùng Thiên Tân – Giám đốc NXB CAND… cùng khoảng 40 thành viên, cộng tác viên CLB NYS Nguyễn Huy Tưởng.

Mở đầu ông Phạm Thế Cường đã điểm một số tác phẩm văn học tiêu biểu viết về cuộc đời hoạt động của các nhà tình báo, sự khôn ngoan sắc sảo và mưu trí khi làm nhiệm vụ trong lòng địch để có ngày thống nhất 30/4/1975.

Qua buổi họp mặt, nhà tình báo – Đại tá Nguyễn Văn Tàu đã chia sẻ với bạn đọc quá trình tham gia mạng lưới tình báo cùng với khó khăn nguy hiểm và khắc nghiệt ở cả hai phía Ta và Địch mà các nhà tình báo phải trải qua để hoàn thành nhiệm vụ. Ông cũng nhắc đến những chiến công của các nhà tình báo thiên tài như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Lê Hữu Thúy, Vũ Ngọc Nhạ… nhờ có sự đóng góp của họ và bao đồng bào, chiến sĩ để đất nước độc lập, thống nhất như hôm nay.

 

Anh hùng tình báo, Đại tá Nguyễn Văn Tàu giao lưu với CLB

Nhân dịp này, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải , tác giả viết về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn đã chia sẻ suy nghĩ của mình khi viết hồi ký nhân vật về Phạm Xuân Ẩn, Trần Quốc Hương, Hoàng Đạo bà đã đặt sự quan sát con người là yếu tố chính khi viết về các nhà tình báo và cũng chia sẻ sự khó khăn để tiếp cận nhân chứng, khó khăn trong việc in và phát hành tác phẩm…

Bà Lê Thanh Hương thì chia sẻ những kỷ niệm về người cha rất đỗi thân thương, bà cũng kể về giai đoạn khó khăn nhất của người cha-nhà tình báo Lê Hữu Thúy phải chịu đựng sau ngày thống nhất là sự thiếu tin tưởng của cấp trên kéo dài cả chục năm trời đối với cha bà và nhiều nhà hoạt động tình báo khác.  Bà cũng đề nghị các nhà văn hãy tiếp tục viết về các nhà tình báo để các nhà tình báo được “Bước ra từ thầm lặng”

Còn đại tá Phùng Thiên Tân thì nói về sự khó khăn của cơ chế của quy định nhà nước về việc xuất bản các ấn phẩm viết về các nhà tình báo, nhưng chính nhà xuất bản cũng đã từng bước mạnh dạn cho in và phát hành các tác phẩm văn học. Ông cũng cám ơn các nhà văn đã cố gắng vượt qua khó khăn để có tác phẩm hay đến tay người đọc.

Đại tá nhà văn Phùng Thiên Tân giao lưu với CLB

Các thành viên CLB cũng đã chia sẻ kỷ niệm của mình được gặp gỡ nhà văn Đặng Thanh-tác giả X.30 phá lưới, với nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ và đặt nhiều câu hỏi giao lưu với các nhân chứng tham dự và mọi câu hỏi đều được giải đáp thỏa đáng.

Cuối buổi giao lưu, nhà giáo Phan Văn Bảo, thành viên của CLB đã ký họa chân dung nhà tình báo Nguyễn Văn Tàu và tặng cho nhà tình báo để kỷ niệm ngày Anh hùng Nguyễn Văn Tàu đến giao lưu với CLB.

Nhân dịp này CLB cũng trưng bày gần 70 tác phẩm văn học viết về các nhà tình báo hoạt động trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Anh Hùng Nguyễn Văn Tàu và nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải chụp ảnh lưu niệm với CLB

 

PHƯƠNG DUNG

Các Bài viết khác