NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

GÓP PHẦN GIẢI TOẢ MỘT NGHI VẤN TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TUÂN (TRUYỆN NGẮN KÈN TÙ RỪNG)

( 29-10-2017 - 05:33 PM ) - Lượt xem: 993

bài viết này ra đời nhằm góp phần giải toả mối nghi vấn, và đưa ra ý kiến khẳng định đây chính là tác phẩm của Nguyễn Tuân. Những căn cứ, suy luận khoa học dựa trên các sự kiện, tư liệu và văn phong sẽ góp phần chứng minh điều đó.

Cách đây đã khá lâu, Nhị Linh – một nhà sưu tầm đã cho đăng lên trang mạng ngày 22/5/2015 một truyện ngắn của Nguyễn Tuân với một vài nghi vấn chưa thật khẳng định.

Đó là truyện Kèn tù rừng từ một tờ báo nhàu nát đã có tới hàng chục năm, tác phẩm được cho là của Nguyễn Tuân.

Vì thế, bài viết này ra đời nhằm góp phần giải toả mối nghi vấn, và đưa ra ý kiến khẳng định đây chính là tác phẩm của Nguyễn Tuân.

Những căn cứ, suy luận khoa học dựa trên các sự kiện, tư liệu và văn phong sẽ góp phần chứng minh điều đó.

ôôô

Về mặt sự kiện, tư liệu, có mấy căn cứ và lý lẽ sau đây:

1/ Nhà sưu tầm cho rằng truyện được viết năm 1946, cùng thời gian với Chùa Đàn, trên một tờ báo không chuyên về văn chương, nên đã “lọt lưới” các nhà nghiên cứu. Theo một độc giả bình luận, thì đó là tờ Vui sống.

Đúng vậy, Vui sống là tờ báo của cơ quan Quân Y, Bộ Quốc Phòng, ra số đầu tiên từ tháng 6/1946. Báo ra được 65 số từ 1946 – 1952. Người viết bài này may mắn được theo dõi Vui sống thời kỳ ấy!

2/ Nội dung truyện là đời sống tù phát vãng, đặc biệt được ghi tại vùng miền núi V. B.

Sự việc này trùng khớp với thời gian Nguyễn Tuân bị phát vãng tại Vụ Bản, Hoà Bình.

V. B. là ghi tắt của Vụ Bản. Truyện có các cô gái người Mường là dân tộc thiểu số ở Hoà Bình. Người Mường sống tập trung đông nhất ở Hoà Bình và một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, có mối quan hệ gần gũi với người Kinh.

Ta nhớ, sau khi in tác phẩm Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân bị bắt, và cho đi phát vãng ở trại tập trung Hoà Bình một thời gian.

3/ Trong Chùa Đàn có nhân vật Lãnh Út, tức Lịnh 2910, một người tù chính trị cũ  (ở trại an trí V.B). Lịnh được coi là tình nhân của Cách  Mệnh (Muỡu cuối).

Có thể nhận xét rằng trừ Vang bóng một thời, hầu hết tác phẩm  chính của Nguyễn Tuân trước  sau  mốc 1945 đều có tính chất tự truyện.Chủ thể sáng tạo mang nhiều bóng dáng trong nhân vật Lịnh, con người phóng túng ưa tung phá, vượt thoát, tìm đến với tự do, tức cũng là dạng bạn bè, “tình nhân” của Cách Mệnh.

Điều này gần gũi và sát hợp với nhà văn vì nhân vật trong Kèn tù rừng là một tù chính trị: “mấy bố tù quốc sự”. Nhân vật người tù và lính tù đều mang số hiệu, gọi nhau bằng số hiệu. Như ông  “Toa xăng keng”( 315) phiên âm tiếng Pháp (Trois cent quinze).

4/ Do được liệt vào loại “tù cậu”, “tù phong lưu”, loại trí thức nên được lính coi tù cảm tình, ưu ái, cho đọc sách báo “có sách đút trong túi dết”, “Tắmxong cho chui vào bụi sim mà đọc sách”.

5/ Một cuốn sách được đọc “tố cáo” người đọc sách chính là Nguyễn Tuân. Đó  là cuốn Souvenir de la maison des morts (Bút ký từ Nhà Chết) của nhà văn Nga Dostoievsky.

Điều nay trùng khớp với sự kiện đọc sách trong tù của Nguyễn Tuân.

Hãy đọc đoạn Tái bút của bài viết Đốt Xtôi (Dostoievsky) trong Nguyễn Tuân Tuyển tập 3):

Tây cho tôi vào tù.Ngoài quà bánh gửi vào Sở Liêm phóng cho tôi còn gửi một lá số tử vi và có cả ba cuốn tiểu thuyết Nga cùng là cuốn ký sự trại giam Sibéria (theo yêu cầu của tôi). Thằng mật thám ta đắc lực của Tây, xem lá số tử vi, xem bốn cuốn của Đốt Xtôi, cười cười rất lưu manh : “Số của ông tuy có quý nhân phù trợ, nhưng vẫn không thoát tù đày…Vào đây mà còn mang sách tác giả Nga vào theo, đi tù, còn oan nỗi gì” (…) Tù về, quản thúc, lại tiếp tục đọc Đốt Xtôi (…) và su tiếp quản Thủ đô hai năm, tôi được mời tới dự lễ kỷ niệm Đốt Xtôi để nói vềđại văn hào”.

Nguyễn Tuân từng viết : “Đốt và tiểu thuyết của Đốt là một tiếng nói xé lòng về tình yêu và hạnh phúc, về công lý và chân lý”. Sự gặp gỡ của Nguyễn Tuân và F.M.Dostoievky như vậy là sự hạnh ngộ và kỳ ngộ tri âm, tri kỷ của hai bậc tài danh tầm cỡ.

6/ Hai tiếng  “miền Nam” xuất hiện rất sớm trong Kèn tù rừng.Nhớ người lính coi tù tốt bụng với anh em tù “quốc sự”, Nguyễn Tuân viết một câu: “Người bạn đi coi mình con số lính, Mình con số tù! vẫn còn lởn vởn ở đất Bắc này hay đã vào tập kích trong miền Nam”.

           Có lẽ ông là một trong những người đầu tiên thể hiện một cách hồn nhiên mà sâu sắc về tình cảm Bắc – Nam với hai từ “ đất Bắc”, “miền Nam”.

Ấy là vì, cuối 1945, theo lời mời và động viên của Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Tuân đã cùng đoàn văn nghệ sĩ đầu tiên tham gia Nam tiến, vào mặt trận phía Nam, coi như chuyến đi đầu tiên với cách mạng và kháng chiến.Tình cảm với miền Nam ngày càng sâu sắc đặc biệt trong tâm hồn cảm xúc Nguyễn Tuân trong 30 năm của cuộc kháng chiến lịch sử Việt Nam.

Tình cảm được khơi nguồn từ 1946 như vậy.

7/ Nhớ lại trong ký ức những ngày ở tù là vang vọng Tiếng kèn tù.Tiếngkèn đau khổ của sinh hoạt tù, trong đời tù từ một quá khứ chưa bao xa đối chọi với tiếng kèn vui sướng, hân hoan của đất trời giải phóng mới.

Kèn chào cờ xưa tủi nhục, kèn chào cờ nay hào hùng.Đây là một đan xen của quá khứ: “Tai tôi vanglên những tiếng kèn của những ngày đi tù” và của hiện tại trong truyện : “Một chiếc camiông trên mui lố nhố những con người võ trang của thời đại , tung bụi qua nơi ngồi viết. Tôi bắt lấy cái tiếng đồng vọng của khúc hợp âm: “Đoàn quân…đi chung lòng cứu quốc”. Cả sự hoà âm trong bản nhạc thời đại mới: “Bừng nghe dư âm mênh mông khúc ca lên đường điệu kèn rộn ràng/Là trang nam nhi/Quyết chiến sa trường,sống thác coi thường” (ca khúcChiến sĩ Việt Nam).

Vậy là, tiếng kèn trở thành hình tượng cảm xúc. Âm thanh xưa thức dậy trong cảm xúc mới của không khí thời đại. Đó phải chăng là lý do xuất hiện Tiếng kèn rừng của Nguyễn Tuân?

Có một liên tưởng từhai tiếng kèn trong hồi ức của Lịnh trong tác phẩm Chùa Đàn và một cảm xúc lớn về âm nhạc qua chủ đề của nghệ sĩ Nguyễn Tuân:

“Cho đến ngày nay, chưa có cuộc cách mệnh nào con người mà bỏ được tiếng hát”.

Và tâm sự của con người là sự so sánh giữa hai thế giới:

“Trước hát cho năm bảy kẻ nghe trong một khung cảnh ích kỷ, ốm yếu. Giờ hát cho cả một quê hương đang vi vu gió mới và lồng lộng một trời cao rộng chói loà”.

Về mặt văn phong, ngôn từcó đôi điều lưu ý như sau:

1/ Sử dụng lớp ngôn từ củamột thời. Có nhiều từ Hán Việt, đồng ngũ cố nhân, di dưỡng tâm người,... hoặc nhà thương, chiếc camiông,... đều là những từ ngữ, cách nói thông dụng của thời ấy.

2/ Nói thậm xưng: “Đái ra máu... tiếng thở dài của một bọn đàn ông băng huyết trên cỏ trại bị nắng rang này...”, “... ánh sáng bên ngoài muốn thôi miên và làm mù đồng tử”.

3/Đặc tả với nhiều hình dung từ. Đặc biệt  ở đây là tả cái nóng mùa hè, ngày hạ chí: “bao là là nóng”, “cái bừng bừng của khí đất nung già”, “nhiều hơi nóng chờn vờn”, “trên cái chập chờn của khí nóng”, “lòng núi cứ nóng ran như lòng chảo  Đất lòng núi đều chói loà”.

Sau này, Nguyễn Tuân còn nổi tiếng với đặc tả gió (Gió Than Uyên, Gió Lào). Đó là một hứng thú trong miêu tả hiện tượng thiên nhiên của nhà văn.

4/ Yếu tố kỳ bí trong miêu tả cũng là một đặc điểm dễ nhận trong văn phong thời kỳ này.

Sáng tác Yêu ngôn cũng là một đề tài được bàn luận của giới phê bình. Rõ nhất là ở Chùa Đàn ( Tâm sự của nước độc) và mức độ đậm nhạt ở một số tác phẩm khác – Trên đỉnh non Tản, Đới roi, Xác ngọc lam, Rượu bệnh, Lửa nến trong tranh, Loạn âm.

Ở truyện ngắn này, nhà văn chỉ gợi thoáng cái vẻ kỳ bí của chốn thâm sơn cùng cốc, non thiêng nước độc của núi rừng:

Cứ gì phải là âm u lạnh lẽo mới là không khí của ma quái. Cái im vắng sáng chói nóng bức của cánh đồng quê mùa hè có lẽ còn dễ gợi đến yêu ma hơn là cái đêm tối lạnh lùng cổ điển”.

Rồi chập chờn, bải hoải giữa thức và ngủ, nhà văn đợi một bóng người của dĩ vãng hiện về. Người hay là ma đây?

“Trong tâm tôi đang nhú lên một hình người. Người ấy lách đầu ra ngoài. Hình người ấy đã có bóng. Cái bóng ấy thân mật quá. Tôi cầm bút chọc khẽ vào cái bóng người ấy”. Là người thật. Là người lính khố xanh, bác Toa xăng keng, cố nhân thời đi tù sừng sữnghình thù. Là người trong ký ức hiện về.

ôôô

Vậy là, với các căn cứ và lý lẽ nêu trên, kết hợp cả từ các sự kiện, tư liệu và nghiên cứu đặc điểm văn phong, thấy đã đủ điều kiện để có thể kết luận một cách khách quan và khoa học.

Người viết không ngần ngại, có thể tự tin khẳng định trăm phần trăm Kèn tù rừng là truyện của Nguyễn Tuân. Xin được công bố để tiện đường dư luận. Và nếu không có ý kiến phản bác, có thể coi đây là một di cảo để sau này đưa thêm vào Nguyễn Tuân Toàn tập.

ĐOÀN TRỌNG HUY

Các Bài viết khác