NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
Năm 2012, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tròn 100 năm sinh. Với 48 tuổi đời, 20 năm cầm bút tính từ tác phẩm đầu tay Vũ Như Tô (1941), Nguyễn Huy Tưởng đã để lại một sự nghiệp văn chương tuy không đồ sộ về số lượng nhưng lớn lao về tầm vóc, có ảnh hưởng sâu đậm, tạo một dấu ấn, một phong cách riêng mà có lẽ thiếu đi những tác phẩm ấy bạn đọc khó có thể hình dung một cách trọn vẹn về một giai đoạn, thời kỳ văn học dân tộc đầy những biến động, thăng trầm nhưng cũng rất sôi động, rực rỡ.
Lần đầu tiên Nguyễn Huy Tưởng nói đến Nguyên Hồng trong nhật ký là ngày 16-3-1941, khi ông cho biết mua được cuốn Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Nhưng phải gần một năm rưỡi sau (8-8-1942), ông mới lần đầu tiên “Gặp vợ chồng Nguyên Hồng”. Và cũng từ đấy bắt đầu một tình bạn khăng khít giữa hai ông, suốt những năm trước Cách mạng, trong kháng chiến cho đến khi Nguyễn Huy Tưởng qua đời, 25-7-1960. Nhật ký những năm trước Cách mạng của Nguyễn Huy Tưởng cũng phần nào phản ánh được mối tình thân mật ấy, mặc dù do điều kiện hoạt động bí mật lúc bấy giờ, ông chỉ có thể ghi vắn tắt hoặc nói bóng gió về những hoạt động của đoàn thể mà ông và bạn mình cùng tham gia. Dẫu sao qua đó ta cũng có được những cảm nhận về tình bạn của hai ông – một tình bạn giữa hai nhà văn đang tìm đến với cách mạng.
Giang sơn của Nguyễn Huy Tưởng chỉ có một cái giường ở nhà trọ. Cái giường cưới. Như tôi giới thiệu, anh vốn kỹ tính nên không thể nằm chạ giường và là giường xoàng xĩnh của nhà chủ. Vừa phần anh cũng muốn giữ lại hơi hướng của vợ con, cái đồ đạc kỷ niệm duy nhất của gia đình phải xa rời ấy! Cũng không ngại...
Đó là mối lo nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng những ngày tháng 10 năm 1933, cách đây vừa chẵn tám chục năm. Khi ấy nhà văn tương lai mới ngoài 20 tuổi. Có thể ông cả nghĩ, có thể ông lo xa, nhưng chính điều đó đã hối thúc ông tu luyện để lập thân, không chỉ chuẩn bị cho mình kiến thức mà còn là cả sự chọn đường sẽ đi, chủ thuyết để theo…
Ra đi năm 1960, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “có mặt” ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 1985, khi thành phố đặt tên ông cho một đường phố ở quận Bình Thạnh, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng. Nhà văn Đoàn Giỏi, một người bạn thân thiết của Nguyễn Huy Tưởng hay tin, đã viết một bài trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với người dân thành phố về nhà văn Hà Nội này, người từng có nhiều gắn bó với các văn nghệ sĩ miền Nam tập kết hồi đất nước tạm thời bị chia cắt. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Người Yêu Sách.
Sinh thời, Nguyễn Huy Tưởng cũng rất chăm lo, vun đắp các tài năng trẻ. Ông đặc biệt quan tâm đến các nhà văn miền Nam tập kết ra Bắc. Hồi ức của các nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi, Anh Đức… đã kể lại nhiều kỷ niệm cảm động về Nguyễn Huy Tưởng, khi buổi đầu bỡ ngỡ đến với văn học trên đất Bắc, các ông đã được Nguyễn Huy Tưởng tận tình động viên, chăm sóc, từ cuộc sống riêng tư đến công việc viết văn. Với nhiều người trong số họ, ông không chỉ là người bạn, người anh, mà còn là một người thày, như nhan đề một bài viết của nhà văn Đoàn Giỏi: Nguyễn Huy Tưởng – một người thày, một người bạn, một người anh…
Vào một ngày thu, gió heo may thổi từ phía sông Hồng về hồ Hoàn Kiếm làm xao xác lá khô rơi trên vỉa hè phố cổ, tôi đuợc cầm trên tay cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Ngay trên trang đầu tiên là lời nói đầu báo tin nhà văn Nguyễn Huy Tuởng đã qua đời và đây là tác phẩm cuối cùng của ông để lại cho bạn đọc thiếu nhi. Ngày ấy, tôi không hề biết ông là ai, chỉ nhìn ông trên tấm ảnh in trong cuốn sách. Vẻ mặt ông nghiêm nghị hiền từ, như những ông bác, ông chú, ông cậu... vẫn thường ngày từ tốn và tư lự đi trên vỉa hè những phố Cầu Gỗ, phố Hàng Bạc, phố Hàng Dầu xa xưa ấy...
Là một cây bút có kiến văn sâu rộng, am hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng đã tìm thấy chất liệu thẩm mỹ cho sáng tác của chính mình. Bằng những liên tưởng, đối chiếu giữa kiến thức sách vở với những trải nghiệm trong cuộc đời, Hà Nội đã vào văn ông, làm nên “toàn bộ hồn cốt và đường nét trong văn ông”, khiến độc giả không chỉ thiện cảm với tác giả tiểu thuyết mà còn yêu quý hơn “Hà Nội – trung tâm tim óc của cả nước. Qua bao triều đại, chế độ, cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy đã đập đều trên chín thế kỷ rưỡi” như cảm nhận của Nguyễn Tuân và đến bây giờ, “cái tim óc bền dẻo vĩ đại ấy” đã đập đều đến nghìn năm Thăng Long, đến chẵn 10 thế kỷ
Quá trình trầm tích trong lịch sử địa chất thường diễn ra rất lâu, ngày ngày không ngừng nghỉ, dòng nước bào mòn đá gốc từng chút, từng chút như có như không mang những hạt cát, hạt sét, hạt khoáng và cả những ion vật chất chuyển về vùng trũng tích tụ thành lớp, thành vỉa. Từng chữ, từng dòng, từng trang ghi chép hằng ngày suốt ba chục năm miệt mài trong cuộc đời 48 năm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, được tập hợp thành bộ Nhật ký đồ sộ, cũng ví như một mỏ trầm tích trữ lượng khổng lồ nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều vỉa quặng quý. Rồi ra người ta có thể khai thác từ mỏ trầm tích ấy những tư liệu quý về đời người, đời văn của một trong những tác gia tiêu biểu của một thời đoạn văn học quan trọng, cũng như những tư liệu đáng tin cậy về lịch sử văn học với những sự kiện, những số phận của một thời đầy biến động.
Tìm mẹ là một trong những truyện thiếu nhi hay nhất của Nguyễn Huy Tưởng – điều này xem ra không còn gì phải bàn cãi. Nhà văn Nguyên Ngọc, trong một tham luận về văn học thiếu nhi, có viết: “Tìm mẹ của Nguyễn Huy Tưởng chỉ có vài chục trang, Đàn chim gáy của Tô Hoài chỉ mấy chục dòng nhưng đều lớn và đẹp”. Tác giả Lê Huy Anh, trong một bài viết về tác phẩm này của Nguyễn Huy Tưởng cũng cho rằng, Tìm mẹ xứng đáng được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông (không chỉ riêng phần viết cho thiếu nhi), và mai sau, khi làm hợp tuyển của một thời, nếu người ta có chọn thiên truyện này để giới thiệu về tác gia Nguyễn Huy Tưởng thì cũng là điều dễ hiểu!
« 3 4 5 6 7 »