NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
LGT: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được coi là một cây bút có khuynh hướng sử thi. Các tác phẩm của ông, từ An Tư qua Bắc Sơn đến Sống mãi với Thủ đô, từ Đêm hội Long Trì đến Vũ Như Tô… đều nhằm ngợi ca tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, đề cao những con người dám xả thân vì nghĩa lớn hay nghệ thuật… Bản thân ông cũng tự nhận, trong tùy bút Một ngày chủ nhật: “Tôi vốn là một nhà văn thiên về ca ngợi”. Nhưng chính bài tùy bút đó lại là một tác phẩm, có thể nói là duy nhất, của ông, mang tinh thần phản biện xã hội. Tùy bút Một ngày chủ nhật được viết vào một thời điểm khá đặc biệt trong đời sống xã hội Việt Nam cũng như trên thế giới, và nhà văn, người nghệ sĩ và công dân Nguyễn Huy Tưởng không thể không lên tiếng… Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. – NYS.
LTS: Nhật ký những ngày này cách đây 75 năm của Nguyễn Huy Tưởng (tháng 4 năm 1940) dành nhiều trang nhắc đến người vợ mới cưới mà ông sớm phải tạm xa: Hai ông bà kết hôn tháng trước thì tháng sau ông bị sở Đoan (sở thương chính) đổi xuống Hải Phòng. Sự đoàn tụ giữa hai người chỉ thi thoảng vào những dịp bà thu xếp xuống đất Cảng với ông, hoặc ông tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần về Hà Nội với bà. Song cũng chính sự xa cách đã khiến ông trút tình cảm lên ngọn bút và cũng nhờ đó mà chúng ta biết thêm được nhiều điều về ông (Đầu đề do BBT đặt.)
Những ngày đầu năm Quý Mùi (1943) mang đến một sự thay đổi lớn trong thái độ của Nguyễn Huy Tưởng đối với đời. Ông trở nên quả quyết hơn, sống mạnh mẽ và thực tế hơn, làm việc cũng có chiều hứng khởi hơn. Đấy cũng là những ngày ông sắp mất đi người mẹ thân yêu. Song, với một ý thức xã hội đã xác định, ông sẽ vững bước trên con đường tìm đến cách mạng: năm 1943, như ta biết, nhóm Văn hóa cứu quốc đã ra đời, và trong số những thành viên đầu tiên có Nguyễn Huy Tưởng. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc đoạn nhật ký sau Tết Quý Mùi cách đây 70 năm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. (Đầu đề do BBT đặt.)
Thấy cậu đọc nhiều, ghi chép nhiều, tôi tò mò xem cậu có những sách gì vẫn cất trong tủ. Đáng chú ý có tập Đông - Tây tư tưởng với nhiều tác phẩm dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, Miếng da lừa của Honoré de Balzac, Thơ ngụ ngôn của La Fontaine, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng của Molière, Gil Blas de Santillane của Lesage, Don Quichotte của Cervantes, ...
LTS: Sau những ngày Tết Canh Thìn(1940) được về đoàn tụ với người vợ mới cưới ở Hà Nội,Nguyễn Huy Tưởnglại phải xuống đất Cảng để trở lại với đời thư ký sở thuế quan Hải Phòng, nơi ông bị đổi xuống từ trong năm. Nhưng cũng chính tại đây, ông đã gặp lại một người bạn học từ thời hàn vi ở trường Bonnal, Hải Phòng. Đó là ông Lưu Văn Lợi, người mà trong nhật ký thường được Nguyễn Huy Tưởng gọi thân mật là “Lợi”, hoặc “anh Lợi”. Trở thành đồng liêu, hai ông giờ đây càng có dịp gắn bó với nhau – không chỉ bằng một tình bạn thân nhường cơm xẻ áo, mà còn khuyến khích nhau hoạt động văn chương, xã hội…
Bác sẽ viết cho ai và viết gì nhân ngày đặc biệt này. Sang năm 1959 là vừa chẵn mười năm ngày bác Nguyễn vào Đảng. Nhà văn Nguyễn Tuân bồi hồi nhớ lại những ngày ấy, cha tôi – nhà văn Nguyễn Huy Tưởng giục bạn viết đơn xin vào Đảng. Bác Nguyễn tỏ ý ngạc nhiên, sao lại phải viết đơn. Cha tôi nhỏ nhẹ giải thích, ai vào Đảng cũng phải viết đơn. Nguyễn Tuân là Tổng Thư ký Hội ký Hội Nhà văn, lại càng phải chấp hành...
LTS: Đầu đề đoạn trích nhật ký này của Nguyễn Huy Tưởng chính là một câu hỏi đặt ra với ông trong những ngày đầu năm 1957, khi ông suy nghĩ về công việc sáng tác của mình trong một bối cảnh mà người văn nghệ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố phi văn nghệ. Và, như ông đã tự xác định cho mình, vấn đề của nhà văn là phải“phá cái công thức”,“chống lại cái một chiều, cái hiu hiu, cái nhạt nhẽo của con người”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc NYS những trang nhật ký cách đây vừa đúng 58 nămcủa tác giả Vũ Như Tô.
Bài viết này của nhà văn Nguyễn Minh Châu được viết từ năm 1985, nhân 25 năm ngày mất Nguyễn Huy Tưởng, nhưng đến tháng 5 năm 1989 mới có dịp đăng báo Người Hà Nội, gần năm tháng sau khi tác giả của nó qua đời. Đấy cũng là khi quá trình Đổi mới bắt đầu diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống đất nước, trong đó có đổi mới văn học mà cả Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Minh Châu hẳn đều mong muốn, không những thế, còn có phần đóng góp của mình, theo những cách riêng. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
: Những diễn biễn trong đời sống văn nghệ liên quan đến vụ việc Nhân văn - Giai phẩm những tháng cuối năm 1956 đã khiến nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “nghĩ đến một cuốn truyện lớn 1956”, trong đó ông dự định “sẽ dành một phần quan trọng cho nhóm Nhân văn”. Và những sai lầm trong cải cách ruộng đất dẫn đến những xáo động trong toàn bộ đời sống xã hội trên khắp miền Bắc những năm đầu sau hòa bình lập lại, khiến ông hình dung: “Cuốn tiểu thuyết 1956 bao gồm cả thành thị và thôn quê.” Tiếc rằng ông đã không thực hiện được dự định lớn lao này. Nhưng vẫn còn đó những trang nhật ký của nhà văn mà ta có thể hình dung, ông như vừa giãi bày tâm sự, vừa lấy chất liệu cho tác phẩm dự kiến của mình. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trích đoạn nhật ký những ngày này cách đây vừa đúng 62 năm của tác giả Một ngày chủ nhật.
Tháng 9-1946, vở kịch Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được xuất bản. Nhật ký ngày 24 tháng ấy của ông có viết: “Vũ-như-Tô đã xuất bản. Khá bằng lòng. Kịch vĩ đại. Chỉ tiếc rằng nó cổ. Có 1 nhà văn phê bình ngay: anh Bổng. Có một nhà yêu kịch đến xin diễn: anh Tống-phúc-Hạp. Một ngày sung sướng.”
Trong lịch sử và trong kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có nói đến Cửu Trùng Đài - Tòa lâu đài tráng lệ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, do vua Lê Tương Dực cho xây dựng ở kinh thành Thăng Long. Cửu Trùng Đài là một bi kịch lịch sử bị loạn quân thiêu cháy dù không còn tồn tại trong thực tế nhưng vẫn luôn hiện hữu trong trí tưởng tượng của mỗi người dân Việt Nam.
Trong lúc đời sống văn nghệ xuất hiện nhiều khuynh hướng ly khai, tách rời cuộc sống, chạy trốn thực tại, xuyên tạc lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng không đồng tình và kiên quyết phản đối. Ông chủ trương: “Người thi sĩ phải hiểu việc đời một cách sâu xa, và phải đoán việc đời một cách siêu việt. Tầm mắt có xa thì trí tưởng tượng mới rộng, tầm mắt có rộng thì trí tưởng tượng mới cao
« 2 3 4 5 6 »