NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
Năm 1985, nhân kỉ niệm 10 năm ngày chính quyền về tay, Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt tên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho một đường phố của mình. Nhà văn Anh Đức có bài Nhớ anh Nguyễn Huy Tưởng, đăng báo Văn nghệ ngoài Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu bài viết này của nhà văn Anh Đức.
Tại Hội thảo khoa học Nguyễn Huy Tưởng 1912-1960 do Viện Văn học, Hội Nhà văn phối hợp với một số cơ quan xuất bản, báo chí tổ chức năm 1992 nhân 80 năm ngày sinh tác giả Vũ Như Tô, nhà thơ Lữ Huy Nguyên, Giám đốc Nhà xuất bản Văn học đã có bản tham luận về sự gắn bó của nhà văn với cơ quan ông. Bài viết đầy sở cứ về công lao đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng đối với nhà xuất bản danh giá này, cũng là dịp để nhà thơ - giám đốc Lữ Huy Nguyên khẳng định những yếu tố tích cực trong tập thơ vịnh văn nhân của Xuân Sách: Bấy giờ Nhà xuất bản Văn học vừa cho ra tập thơ này, vốn trước đó chỉ được lưu truyền một cách không chính thức. Sự việc đã gây nhiều ý kiến trái chiều, bên cạnh những bạn đọc tỏ ra thích thú cuốn sách, có một số vị “được” vịnh thậm chí còn định rủ nhau kiện tác giả tập thơ…
LGT: Những ngày này cách đây vừa chẵn 60 năm, giới văn nghệ sĩ đã trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt do vụ việc “Nhân văn - Giai Phẩm”. Một người vốn coi trọng tự do sáng tác như Nguyễn Huy Tưởng đã phải chịu những tác động rất nặng nề. Những quan điểm tả khuynh mà người ta áp đặt nhân danh quần chúng không chỉ khiến ông chán nản, mà thậm chí còn nghi ngờ ngòi bút của chính mình. Nhưng bao giờ cũng vậy, cuối cùng ông vẫn lấy lại được sự bền bỉ để viết, viết và viết. Như bạn đọc có thể thấy ở đoạn trích nhật ký sau của ông, Nguyễn Huy Tưởng vẫn viết truyện cho thiếu nhi, sửa lại tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô, dự định viết một vở kịch và… viết nhật ký. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Đầu đề rút từ một câu trong đoạn trích.)
Ngay từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết đã được nhiều bạn đọc yêu thích và cho đến mãi sau này, vẫn thuộc số tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Nguyễn Huy Tưởng
Vở kịch Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ra đời cách nay đã gần ba phần tư thế kỉ, nhưng vẫn luôn nhận được sự quan tâm của công chúng. Nhiều bài viết về vở kịch vẫn tiếp tục ra đời, nhằm giải mã những vấn đề đặt ra trong tác phẩm
Ở bài viết này, tôi muốn đặc biệt giới thiệu bức ảnh tiếp theo, chụp bốn ông: Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng và Huy Cận. Bức ảnh này do chính nhà thơ Huy Cận tặng cha tôi, ở mặt sau có lời đề tặng của ông
Mặc dù Nguyễn Huy Tưởng có được tiếp thu một nền "Tây học" khá bài bản, khi được gia đình cho theo học trường Bonnal ở Hải Phòng, nhưng suy cho cùng, ông là một người tự học.
Trong số các tài liệu nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để lại, có một tập bản thảo viết tay không ghi nhan đề, mà nếu căn cứ vào nhật ký của ông thì có thể hình dung đó là bản tham luận đọc tại Trại sáng tác dành cho các nhà văn trẻ mà ông là một người lo việc tổ chức. Không rõ tham luận của ông đã được các đồng nghiệp trẻ hưởng ứng ra sao, nhưng trong ngày khai mạc Trại (11-11-1959), ông có ghi trong nhật ký: “Có ít nhiều thích thú trong công tác này.” Xin giới thiệu cùng bạn đọc một trích đoạn trong bản tham luận của ông. (Đầu đề rút từ một ý của tác giả.)
Đến như Tào Tháo thì thực là anh hùng chứ không phải gian hùng. Vì nếu cho Tháo là gian, thì César bên La Mã, Napoléon bên Pháp cũng không được tiếng anh hùng
Ngoài việc viết nhật ký riêng tư, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cũng hay vận dụng thể loại nhật ký trong một số sáng tác của mình. Tháng 8 năm 1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử đi dự Quốc dân đại hội Tân Trào cùng một số đồng chí khác trong Văn hóa cứu quốc. Mặc dù không kịp lên dự Đại hội, ông đã có những trang viết đầy ấn tượng về những ngày lặn lội lên chiến khu dưới hình thức nhật ký chuyến đi, đăng nhiều kỳ trên tạp chí Tiên phong với tiêu đề “Ở chiến khu”. Sau đây là một trích đoạn ghi lại những trải nghiệm của ông trong ngày 17-8-1945 – hai ngày trước Tổng khởi nghĩa. (Thái, tên người cùng đi với ông là bí danh của Nguyễn Hữu Đang.)
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đến với văn học bắt đầu từ niềm yêu thơ, nhưng những sáng tác đầu tiên của ông được in ra lại thuộc thể loại ký: các bài tiểu luận về Hội nghị Diên Hồng, về vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long… đăng trên tạp chí Tri tân. Sau này, khi ông được biết đến như là người chuyên viết kịch và tiểu thuyết lịch sử, thì các bài bút ký, tùy bút, đặc biệt là ký sự vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Chuyên mục “Đọc lại tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng” xin giới thiệu với bạn đọc bài tùy bút Ngày mùa của ông, đăng trên tạp chí Tiên phong số 24 ra ngày 1-12-1946, chỉ ít ngày trước khi cuộc Toàn quốc kháng chiến bùng nổ.
LTS: Tháng 5 năm 1946, Nguyễn Huy Tưởng trở lại sở Đoan Hà Nội để lấy lại tập nhật ký viết dở khi ông làm thư ký ở đây. Trước đó gần một năm (tháng 7-1945), ông đã bí mật rời lên chiến khu dự Quốc dân đại hội Tân Trào. Tiếp theo là một chuỗi các sự kiện: Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh mùng 2 tháng Chín, rồi cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đầu năm 1946 mà ông trúng cử đại biểu tỉnh Bắc Ninh… Tất cả đã cuốn Nguyễn Huy Tưởng trong cơn lốc cách mạng. Đồng thời với việc lấy lại tập nhật ký, Nguyễn Huy Tưởng cũng nối lại thói quen viết nhật ký hàng ngày. Sau đây là những điều ông đã ghi lại cách đây vừa đúng 70 năm. (Đầu đề rút từ một câu trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.)
« 1 2 3 4 5 »