NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LTS: Đầu đề đoạn trích nhật ký này của Nguyễn Huy Tưởng chính là một câu hỏi đặt ra với ông trong những ngày đầu năm 1957, khi ông suy nghĩ về công việc sáng tác của mình trong một bối cảnh mà người văn nghệ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố phi văn nghệ. Và, như ông đã tự xác định cho mình, vấn đề của nhà văn là phải“phá cái công thức”,“chống lại cái một chiều, cái hiu hiu, cái nhạt nhẽo của con người”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc NYS những trang nhật ký cách đây vừa đúng 58 nămcủa tác giả Vũ Như Tô.
: Những diễn biễn trong đời sống văn nghệ liên quan đến vụ việc Nhân văn - Giai phẩm những tháng cuối năm 1956 đã khiến nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “nghĩ đến một cuốn truyện lớn 1956”, trong đó ông dự định “sẽ dành một phần quan trọng cho nhóm Nhân văn”. Và những sai lầm trong cải cách ruộng đất dẫn đến những xáo động trong toàn bộ đời sống xã hội trên khắp miền Bắc những năm đầu sau hòa bình lập lại, khiến ông hình dung: “Cuốn tiểu thuyết 1956 bao gồm cả thành thị và thôn quê.” Tiếc rằng ông đã không thực hiện được dự định lớn lao này. Nhưng vẫn còn đó những trang nhật ký của nhà văn mà ta có thể hình dung, ông như vừa giãi bày tâm sự, vừa lấy chất liệu cho tác phẩm dự kiến của mình. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trích đoạn nhật ký những ngày này cách đây vừa đúng 62 năm của tác giả Một ngày chủ nhật.
LTS: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ trần ngày 25-7-1960, cách nay 59 năm. Ông mất do căn bệnh ung thư gan, chỉ hai tháng sau khi nhập viện. Nằm trên giường bệnh, chống chọi với tử thần, nhà văn vẫn tiếp tục viết nhật ký cho đến khi không thể cầm bút được nữa. Những trang nhật ký này, được chính tác giả đề là “Bệnh viện Việt - Xô”, không chỉ cho chúng ta biết về quãng thời gian cuối cùng của nhà văn, mà còn hàm chứa những suy nghĩ đầy tính nhân văn của ông về sự sống và cái chết, về cuộc đời và tác phẩm, về công việc và gia đình… Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
LTS: Năm 1956 có thể nói là một năm đặc biệt với Nguyễn Huy Tưởng. Năm ấy ông đề ra khá nhiều kế hoạch sáng tác, nhưng đều không thực hiện được. Rút cục ông chỉ viết được một bài ngắn – và đó chính là tùy bút Một ngày chủ nhật. Tác phẩm này quả là ngắn so với những vở kịch, tiểu thuyết bề thế của Nguyễn Huy Tưởng, nhưng có vị trí không hề thua kém trong sự nghiệp sáng tác của ông, bởi đây là một tác phẩm hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất mà ở đó, nhà văn đóng vai trò là người phản biện xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy sự tương đồng về ý thức nói thật, viết thật của Nguyễn Huy Tưởng trong những trang tùy bút đó và đoạn nhật ký sau đây mà chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc – Những dòng nhật ký đầy tâm huyết của nhà văn được viết vào tháng 6 năm 1956, cách đây vừa đúng 58 năm, với câu kết để đời: “Người là thật. Phải thật với người.”
Đó là lời mở đầu một tập nhật ký mà chàng trai Nguyễn Huy Tưởng ở tuổi đôi mươi gọi là Nhật ký tư tưởng. Trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, Nguyễn Huy Tưởng đề ra cho mình một thói quen: hằng ngày đào sâu tư duy và ghi lại những suy nghĩ về cuộc đời nói chung và văn chương nói riêng mà ông gọi là “tư tưởng của tôi”. Với tất cả ý thức về yêu cầu đặt ra và kết quả đạt được, ông luôn quan niệm cốt lõi của những tư tưởng ấy, dù bàn về gì, không phải ở “lý”, mà ở sự thành thực với lòng mình, như ông từng tâm niệm: “Tư tưởng của tôi không phải là những câu đạt lý, nhưng là những câu phát tiết ở trong lòng mà ra” (Nhật ký tư tưởng, 17-2-1932).
Tết Đinh Dậu (1957) đến với Nguyễn Huy Tưởng với nhiều tâm trạng ngổn ngang. Xã hội Việt Nam chưa hết bàng hoàng với những ngày cải cách ruộng đất còn để lại nhiều bi kịch và hệ lụy, thì trong văn nghệ lại xuất hiện sự kiện Nhân văn - Giai phẩm cũng đang gây không ít sóng gió. Là một trong những người lãnh đạo văn nghệ khi ấy, Nguyễn Huy Tưởng còn phải lo chuẩn bị tổ chức Đại hội Văn nghệ toàn quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm ấy. Dẫu sao mặc lòng, Tết vẫn đến và với nhà văn, Tết vẫn là những ngày đặc biệt nhất. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Người Yêu Sách nhật ký những ngày Tết Đinh Dậu “rạo rực”, “nhộn nhịp”, nhưng vẫn “có cái gì trống trải trong tâm hồn” của tác giả Một ngày chủ nhật – bài tùy bút mà ông vừa viết xong một tháng trước đó.
26 tuổi, vừa kiếm được việc làm – thư ký nhà Đoan (sở thuế quan) Hà Nội, lại chưa vướng bận vợ con, Nguyễn Huy Tưởng dường như đang đứng trước cơ hội tận hưởng cuộc sống mà đồng lương của một “thày phán” có thể cho phép. Tuy nhiên, như những dòng nhật ký dưới đây của nhà văn tương lai cho thấy, ông luôn đau đáu sự lập thân, cùng những mối bận tâm về nghiệp văn chương mà ông theo đuổi từ tuổi đôi mươi song vẫn còn đang trăn trở, kiếm tìm. (Đầu đề đoạn nhật ký trích dẫn được lấy từ một câu của Nguyễn Huy Tưởng.)
Lần đầu tiên Nguyễn Huy Tưởng nói đến Nguyên Hồng trong nhật ký là ngày 16-3-1941, khi ông cho biết mua được cuốn Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Nhưng phải gần một năm rưỡi sau (8-8-1942), ông mới lần đầu tiên “Gặp vợ chồng Nguyên Hồng”. Và cũng từ đấy bắt đầu một tình bạn khăng khít giữa hai ông, suốt những năm trước Cách mạng, trong kháng chiến cho đến khi Nguyễn Huy Tưởng qua đời, 25-7-1960. Nhật ký những năm trước Cách mạng của Nguyễn Huy Tưởng cũng phần nào phản ánh được mối tình thân mật ấy, mặc dù do điều kiện hoạt động bí mật lúc bấy giờ, ông chỉ có thể ghi vắn tắt hoặc nói bóng gió về những hoạt động của đoàn thể mà ông và bạn mình cùng tham gia. Dẫu sao qua đó ta cũng có được những cảm nhận về tình bạn của hai ông – một tình bạn giữa hai nhà văn đang tìm đến với cách mạng.
Đó là mối lo nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng những ngày tháng 10 năm 1933, cách đây vừa chẵn tám chục năm. Khi ấy nhà văn tương lai mới ngoài 20 tuổi. Có thể ông cả nghĩ, có thể ông lo xa, nhưng chính điều đó đã hối thúc ông tu luyện để lập thân, không chỉ chuẩn bị cho mình kiến thức mà còn là cả sự chọn đường sẽ đi, chủ thuyết để theo…
Tháng 9 năm 1946, kỷ niệm một năm ngày Quốc khánh cũng là Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt sau nhiều chục năm phải chịu ách thực dân đô hộ. Là một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận văn hoá - văn nghệ, Nguyễn Huy Tưởng vô cùng tự hào và hân hoan trước những thành tựu buổi đầu của cách mạng. Hoà vào niềm vui chung của dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng còn có một niềm vui riêng khó tả mà một người làm công việc sáng tạo như ông đã có được: chứng kiến thời khắc đứa con tinh thần - vở kịch Vũ Như Tô được in ra. Liệu Vũ Như Tô, tác phẩm giờ đây được coi là đỉnh cao sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời là một kiệt tác của văn học Việt Nam, khi ấy đã được đón nhận như thế nào? Liệu tác giả của nó, người từng lao tâm khổ tứ viết đi viết lại vở kịch tâm huyết nhất của đời mình, khi ấy đã được sống những phút giây như thế nào, được hưởng những niềm vui nỗi buồn gì từ sự ra đời của tác phẩm? Liệu Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng có cho ta biết được gì về Vũ Như Tô trong không khí có một không hai của những ngày Tết Độc lập năm ấy? Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trích đoạn nhật ký cách đây 68 năm của nhà văn, nhà cách mạng Nguyễn Huy Tưởng. (Đầu đề lấy theo một câu trong nhật ký của ông...
« 1 2 »