NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LTS: Những ngày này cách đây 80 năm (tháng 6, 7-1941), nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đang trên bước đường đến với văn chương và các hoạt động xã hội, như Hướng đạo, Truyền bá quốc ngữ… Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số trích đoạn nhật ký cho thấy những băn khoăn trăn trở cũng như sự dấn thân của ông. (Đầu đề rút từ một câu trong đoạn trích.)
LTS: Năm Canh Tý 2020 và năm Canh Tý 1960 – năm nhà văn Nguyễn Huy Tưởng qua đời – đều có điểm giống nhau là Tết đến sớm, đều vào tuần cuối của tháng 1 dương. Tết năm ấy, như linh cảm về sự ra đi của mình, nhà văn đã dành hầu như trọn ba ngày Tết cho người thân, bạn bè. Đồng thời cũng chia sẻ nhiều suy nghĩ của mình về nghề văn và tác phẩm. Xin giới thiệu một số dòng nhật ký ấy của Ông. (Đầu đề lấy theo một câu “khẩu hiệu” của họa sĩ Nguyễn Sáng được tác giả nói tới.)
LTS: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một yếu nhân của phong trào Truyền bá quốc ngữ, bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Hữu Đang, Lưu Văn Lợi – hai người đồng chí cùng hoạt động Truyền bá quốc ngữ với ông ở Hải Phòng. Ông đến với hoạt động này ngay khi mới nhóm ở Hà Nội (1938), bắt đầu với những công việc của một ông thày dạy chữ và người đi tuyên truyền vận động cho phong trào. Hai đoạn nhật ký sau của Nguyễn Huy Tưởng giúp ta hình dung về những năm tháng đó… (Đầu đề lấy từ một ý trong đoạn tríchNhật ký.)
Hưng chính là một bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thông tin này là từ nhà sử học Dương Trung Quốc, và đã được Thượng tướng Trần Văn Quang xác nhận khi tôi có cơ hội hỏi lại nhân lần được gặp ông ở Điện Biên năm 2004, kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
LGT: Những ngày này cách đây vừa chẵn 60 năm, giới văn nghệ sĩ đã trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt do vụ việc “Nhân văn - Giai Phẩm”. Một người vốn coi trọng tự do sáng tác như Nguyễn Huy Tưởng đã phải chịu những tác động rất nặng nề. Những quan điểm tả khuynh mà người ta áp đặt nhân danh quần chúng không chỉ khiến ông chán nản, mà thậm chí còn nghi ngờ ngòi bút của chính mình. Nhưng bao giờ cũng vậy, cuối cùng ông vẫn lấy lại được sự bền bỉ để viết, viết và viết. Như bạn đọc có thể thấy ở đoạn trích nhật ký sau của ông, Nguyễn Huy Tưởng vẫn viết truyện cho thiếu nhi, sửa lại tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô, dự định viết một vở kịch và… viết nhật ký. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Đầu đề rút từ một câu trong đoạn trích.)
Trong số các tài liệu nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để lại, có một tập bản thảo viết tay không ghi nhan đề, mà nếu căn cứ vào nhật ký của ông thì có thể hình dung đó là bản tham luận đọc tại Trại sáng tác dành cho các nhà văn trẻ mà ông là một người lo việc tổ chức. Không rõ tham luận của ông đã được các đồng nghiệp trẻ hưởng ứng ra sao, nhưng trong ngày khai mạc Trại (11-11-1959), ông có ghi trong nhật ký: “Có ít nhiều thích thú trong công tác này.” Xin giới thiệu cùng bạn đọc một trích đoạn trong bản tham luận của ông. (Đầu đề rút từ một ý của tác giả.)
LTS: Tháng 5 năm 1946, Nguyễn Huy Tưởng trở lại sở Đoan Hà Nội để lấy lại tập nhật ký viết dở khi ông làm thư ký ở đây. Trước đó gần một năm (tháng 7-1945), ông đã bí mật rời lên chiến khu dự Quốc dân đại hội Tân Trào. Tiếp theo là một chuỗi các sự kiện: Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh mùng 2 tháng Chín, rồi cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đầu năm 1946 mà ông trúng cử đại biểu tỉnh Bắc Ninh… Tất cả đã cuốn Nguyễn Huy Tưởng trong cơn lốc cách mạng. Đồng thời với việc lấy lại tập nhật ký, Nguyễn Huy Tưởng cũng nối lại thói quen viết nhật ký hàng ngày. Sau đây là những điều ông đã ghi lại cách đây vừa đúng 70 năm. (Đầu đề rút từ một câu trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.)
LTS: Nhà xuất bản Kim Đồng vừa tái bản bộ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, từng được xuất bản cách đây mười năm. So với lần in trước, ở lần tái bản này bộ sách được bổ sung hai mục ở tập 2, bao gồm những trang nhật ký tác giả ghi từ ngày 29-11-1946 đến 23-10-1947. Đó là những gì được tìm thấy trong một cuốn sổ tay nhỏ vừa lòng bàn tay, dễ dàng đút trong túi áo hay dúi vào bất cứ chỗ nào - hẳn là Nguyễn Huy Tưởng đã chuẩn bị sẵn cho mình để có thể ghi chép trong trường hợp xảy ra tác chiến. Nhưng cũng chính vì thế mà cuốn nhật ký đã bị lẫn giữa hàng chục những tài liệu khác tác giả để lại sau khi qua đời. Dẫu sao, thời gian đã làm cho nó xuất lộ trở lại, góp phần làm đầy thêm những trang đời của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, và qua đó là những sự kiện, sự việc mà tác giả đã ghi lại về những ngày đầu kháng chiến. (Đầu đề rút từ một câu trong nhật ký ngày 23-10-1947.)
LTS: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một người đọc nhiều. Ông đọc thông chữ Hán và sử dụng thuần thục tiếng Pháp trong công việc (hồi trẻ ông làm thư ký sở Tây). Đây chính là hai công cụ giúp ông tiếp nhận văn hóa cổ kim đông tây, bằng cách đọc cổ văn Trung Hoa, văn học cổ điển và đương đại Pháp cũng như của nhiều quốc gia khác được dịch ra tiếng Pháp. Nhật ký một ngày tháng 4 năm 1940 cho biết ông đã rất xúc động khi đọc cuốn Người mẹ (La Mère) của nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck. Không chỉ diễn tả cảm xúc của mình sau khi đọc cuốn sách, ông còn dịch ra và chép lại trong nhật ký cả một đoạn dài. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một “trải nghiệm dịch” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. (Đầu đề rút từ một câu trong nhật ký.)
LTS: Nhật ký những ngày này cách đây 75 năm của Nguyễn Huy Tưởng (tháng 4 năm 1940) dành nhiều trang nhắc đến người vợ mới cưới mà ông sớm phải tạm xa: Hai ông bà kết hôn tháng trước thì tháng sau ông bị sở Đoan (sở thương chính) đổi xuống Hải Phòng. Sự đoàn tụ giữa hai người chỉ thi thoảng vào những dịp bà thu xếp xuống đất Cảng với ông, hoặc ông tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần về Hà Nội với bà. Song cũng chính sự xa cách đã khiến ông trút tình cảm lên ngọn bút và cũng nhờ đó mà chúng ta biết thêm được nhiều điều về ông (Đầu đề do BBT đặt.)
Những ngày đầu năm Quý Mùi (1943) mang đến một sự thay đổi lớn trong thái độ của Nguyễn Huy Tưởng đối với đời. Ông trở nên quả quyết hơn, sống mạnh mẽ và thực tế hơn, làm việc cũng có chiều hứng khởi hơn. Đấy cũng là những ngày ông sắp mất đi người mẹ thân yêu. Song, với một ý thức xã hội đã xác định, ông sẽ vững bước trên con đường tìm đến cách mạng: năm 1943, như ta biết, nhóm Văn hóa cứu quốc đã ra đời, và trong số những thành viên đầu tiên có Nguyễn Huy Tưởng. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc đoạn nhật ký sau Tết Quý Mùi cách đây 70 năm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. (Đầu đề do BBT đặt.)
LTS: Sau những ngày Tết Canh Thìn(1940) được về đoàn tụ với người vợ mới cưới ở Hà Nội,Nguyễn Huy Tưởnglại phải xuống đất Cảng để trở lại với đời thư ký sở thuế quan Hải Phòng, nơi ông bị đổi xuống từ trong năm. Nhưng cũng chính tại đây, ông đã gặp lại một người bạn học từ thời hàn vi ở trường Bonnal, Hải Phòng. Đó là ông Lưu Văn Lợi, người mà trong nhật ký thường được Nguyễn Huy Tưởng gọi thân mật là “Lợi”, hoặc “anh Lợi”. Trở thành đồng liêu, hai ông giờ đây càng có dịp gắn bó với nhau – không chỉ bằng một tình bạn thân nhường cơm xẻ áo, mà còn khuyến khích nhau hoạt động văn chương, xã hội…
« 1 2 »