NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRẦN QUỐC TOẢN – TỪ CHÀNG TRAI BỒNG BỘT ĐẾN VỊ TƯỚNG TRẺ LỪNG DANH

( 14-08-2021 - 02:20 PM ) - Lượt xem: 1745

Được hoàn thành trên giường bệnh, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là cuốn sách cuối cùng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm đã chinh phục trái tim bao thế hệ trẻ thơ Việt. Với bài viết ngắn này, tôi sẽ nói ra những suy nghĩ nông nổi của mình về nhân vật chính của tác phẩm – Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

Trần Quốc Toản là một chàng trai có cái bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ. Thẳm sâu trong chàng thiếu niên chưa đầy 16 tuổi ấy là một lòng yêu nước vô tận. Giận giặc Nguyên lăm le vào cướp nước, chàng đã bóp nát quả cam đang cầm trong tay. Giai thoại lịch sử không ai không biết ấy đã được tác giả kể lại thật sinh động. Dù đã biết rõ câu chuyện, tôi đọc mà vẫn thấy xúc động. Còn trẻ nhưng Trần Quốc Toản đã nhận ra bổn phận của mình với vua và đất nước. Chàng đã cùng 600 nghĩa sĩ anh em say mê tập luyện không kì ngày đêm, không quản mưa phùn gió bấc. Ai cũng mong cho có được xương đồng da sắt để đi đánh giặc.

Rồi cũng đến ngày họ được lên đường. Trên đường đi tìm giặc để đánh, họ đã gặp Nguyễn Thế Lộc – người dũng tướng nơi rừng xanh núi đỏ. Đó chính là những ngày đầu tiên Trần Quốc Toản giáp mặt quân thù. Qua chiến đấu, chàng đã học hỏi được rất nhiều từ Thế Lộc, thu được những kinh nghiệm quý báu. Và cùng hành trang ấy chàng đã có những bước đi tiếp theo trong cuộc đời. Đầu tiên là chàng đã cứu được người chú ruột của mình – Chiêu Thành Vương. Đây là một bất ngờ thú vị mà tác giả dành cho bạn đọc. Vì người chú ấy là một vị tướng dày dạn, còn giỏi hơn Trần Quốc Toản rất nhiều!

Tiếp tục mạch truyện, chàng được tham gia vào đoàn quân của triều đình. Chàng đã cùng với đội quân của mình say mê luyện tập chờ ngày giao chiến. Trong những ngày ấy, Trần Quốc Toản đã cùng mọi người thích lên tay chữ “Sát Thát”. Khi cuộc chiến cửa Hàm Tử nổ ra, Trần Hưng Đạo cho chàng đi đánh Toa Đô. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tin tưởng giao cho chàng làm tướng tiên phong. Và Trần Quốc Toản đã không phụ lòng tin của Trần Hưng Đạo và Trần Nhật Duật. Chàng đã thực sự tỏa sáng tại cửa Hàm Tử khi đá văng được quả chùy lợi hại của Toa Đô. Chiến công vang lừng tại nơi đây sẽ truyền đời, gắn liền với Trần Quốc Toản – viên tướng trẻ mà can trường.

Như vậy, Trần Quốc Toản đã đi qua ba chặng đường tuổi trẻ của mình:

-         Chặng 1: Trần Quốc Toản bồng bột nhưng lửa yêu nước luôn bừng trong tim.

-         Chặng 2: Gặp và kết nghĩa với Nguyễn Thế Lộc à tôi  luyện một cái chí bền, cái sức dẻo, cái tài qua chiến đấu.

-         Chặng 3: Tỏa sáng tại trận Hàm Tử.

Cuối truyện là dấu chấm lửng … Dường như tác giả muốn nói rằng, sự nghiệp dựng nước, giữ nước, kiến thiết quốc gia là một sự nghiệp truyền đời, sẽ còn được nối tiếp bởi những thế hệ sau.

Trong tác phẩm còn nhiều nhân vật đáng bàn. Nhưng do sức người có hạn, nên tôi không thể kể hết những suy nghĩ của mình về những nhân vật ấy. Mong rằng các bạn khác sẽ có những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm này.

ĐỖ HẢI NAM

Lớp 6, trường THCS Đại Kim, Hà Nội

 

Các Bài viết khác