NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

“KIỀU IN BAO NHIÊU CŨNG HẾT, NHƯNG PHẢI HẠN CHẾ”

( 10-08-2018 - 09:20 PM ) - Lượt xem: 910

LGT: Là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, ký sự và soạn kịch, Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt ngưỡng mộ Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Nhật ký của tác giả Vũ Như Tô có không ít những lời ông viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều với những tình cảm vô cùng trân trọng và cả đớn đau. Bài viết dưới đây phần nào cho chúng ta thấy điều đó. (Tiêu đề lấy theo một câu trong đoạn trích nhật ký.)

“Một anh đại biểu Cục xuất bản: nói xuất bản phải có điều hòa. Ví dụ Kiều in bao nhiêu cũng hết, nhưng phải hạn chế, sách chính trị không ai mua, cũng phải in nhiều lên! Nghe mà lộn ruột.” Đó là một đoạn nhật ký ghi ngày 7-11-1957 của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, bày tỏ sự phẫn nộ của ông trước cung cách “điều tiết” của ngành xuất bản trong công tác phát hành, áp đặt một cách máy móc “chủ trương, đường lối” lên trên mọi thứ, ngay cả đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với ông, Truyện Kiều không chỉ là một kiệt tác, là niềm tự hào của mọi người dân Việt yêu văn chương, mà còn là thước đo giá trị của dân tộc, thậm chí là biểu hiện của sự hưng vong của cả giống nòi. Ngay từ khi còn mày mò trên bước đường đến với văn chương, băn khoăn giữa việc làm thơ, viết tiểu thuyết hay soạn kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã dành cho Truyện Kiều những lời đánh giá vô cùng nồng nhiệt. Xin được trích dẫn một số đoạn nhật ký của ông giai đoạn này:

 

Truyện Kiều không phải là quyển tiểu thuyết, không phải là cuốn văn thơ mà là lòng, là người, là nước Nam Việt vậy.” (16-1-1932)

Truyện Kiều đối với nước ta có một cái ảnh hưởng vô cùng. Từ khi Truyện Kiều ra đời, các thi sĩ mới biết đến quốc văn, mới để lại cho ta những tài liệu để bồi bổ lại quốc văn. Vậy Nguyễn Du tiên sinh là tổ quốc văn ta, và chính là quốc sĩ đó. (19-12-1932)

“Đọc Truyện Kiều, tức là đọc một bản đàn mà nguồn hi vọng còn tràn lấn trong tâm hồn. Ta lấy Kiều là tiêu biểu cho non sông, mà nếu bói Kiều là hay, thì ta có thể tự nhủ rằng nước Việt ta không có cơ mất hẳn. Bĩ cực rồi thái lai. (30-5-1941)

 

Thế rồi nhiều chục năm trôi qua. Sau những năm tham gia cách mạng và kháng chiến, hòa bình lập lại, Nguyễn Huy Tưởng trở về làng. Làng ông vừa trải qua những ngày cải cách ruộng đất kinh hoàng. Nghe tin ông về, mọi người kéo đến hỏi thăm, nhân thể hỏi chuyện “quốc gia đại sự” - Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh quê nhà (khi ấy làng Dục Tú của ông còn thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Và đây là đoạn nhật ký ông ghi lại vắn tắt vài câu chuyện với dân làng hôm ấy: “Mình về [làng], bà con đến thăm cũng đông. Ông Lý Quỳ đi lên Cẩm để luyện cờ, luyện vật - Họ đang chuẩn bị làm tuồng. Di hỏi: có cấm Truyện Kiều không? Thì ra cán bộ cấm hết. (23-12-1956)

 

 

Cấm Truyện Kiều cũng có nghĩa là cấm hết! Một khi người cán bộ cải cách có quyền sinh quyền sát, có thể cấm thậm chí đến cả Kiều của Nguyễn Du, thì thôi rồi, không còn một chút hi vọng nào theo như nguyên lí kinh dịch: “Bĩ cực rồi thái lai” mà Nguyễn Huy Tưởng từng tin tưởng khi xưa, dưới thời Pháp thuộc. Ta có thể hình dung nỗi chua chát của ông khi ấy, cũng như cắt nghĩa được vì sao, gần một năm sau, ông đã tỏ ra phẫn nộ đến thế khi nghe anh cán bộ xuất bản nọ phán bảo phải hạn chế Truyện Kiều

 

 

CLB NYS NHT

Các Bài viết khác