NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

Chúng ta hãy nâng niu từng sợi tóc, từng giọt máu, từng tình cảm nhỏ của con người. Hơn lúc nào hết, phải đề cao cái ý thức tôn trọng con người, tôn trọng cái địa vị chủ nhân của mỗi một người Việt Nam. Không để cho một cử chỉ thô bạo nào xâm phạm đến con người. Mỗi một con người là một lâu đài thiêng liêng mà chúng ta phải tới với một tấm lòng chân thành tôn kính. (MỘT NGÀY cHỦ NHẬT)
LGT: “Một phút yếu đuối” là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, viết vào thời kỳ Tiền khởi nghĩa, đăng trên Tiên phong số 1, ra gần ba tháng sau khi Cách mạng thành công. Truyện kể về một nữ chiến sĩ cách mạng, tên An, bị hiến binh Nhật truy lùng, vì chúng đã phát hiện ra hoạt động của nàng. Ấn phẩm Người yêu sách số Tháng 3 trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang rút từ cuốn sách nói trên của Nguyễn Huy Tưởng.
LTS: Những ngày này cách đây 80 năm (tháng 6, 7-1941), nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đang trên bước đường đến với văn chương và các hoạt động xã hội, như Hướng đạo, Truyền bá quốc ngữ… Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số trích đoạn nhật ký cho thấy những băn khoăn trăn trở cũng như sự dấn thân của ông. (Đầu đề rút từ một câu trong đoạn trích.)
Được hoàn thành trên giường bệnh, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là cuốn sách cuối cùng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm đã chinh phục trái tim bao thế hệ trẻ thơ Việt. Với bài viết ngắn này, tôi sẽ nói ra những suy nghĩ nông nổi của mình về nhân vật chính của tác phẩm – Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.
LTS: Năm nay vừa tròn 60 năm ra đời tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô (1961), di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, xuất bản gần một năm sau ngày ông qua đời. Người Yên Sách xin trân trọng trích giới thiệu Chương 13 của tác phẩm, ghi lại một buổi họp chợ bất thường của chợ Đồng Xuân, sau một loạt sự kiện xảy ra với cuộc đấu tranh bãi thị của chị em tiểu thương và cuộc ném bom trả đũa của Pháp xuống chợ. Đầu đề do biên tập đặt.
LTS: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6-5-1912, cách nay 108 năm. Ông mất năm tuổi 49, để lại nhiều tác phẩm dở dang, nhiều dự định chưa thành. Nhưng cùng với thời gian, sự nghiệp của ông không ngừng được bổ sung, bồi đắp trên nhiều phương diện, trong đó, bên cạnh những nỗi niềm của ông ngày càng được cảm thông, chia sẻ, còn phải kể đến chính những nhân tố đã “làm khó” ông lúc sinh thời…
LTS: Năm Canh Tý 2020 và năm Canh Tý 1960 – năm nhà văn Nguyễn Huy Tưởng qua đời – đều có điểm giống nhau là Tết đến sớm, đều vào tuần cuối của tháng 1 dương. Tết năm ấy, như linh cảm về sự ra đi của mình, nhà văn đã dành hầu như trọn ba ngày Tết cho người thân, bạn bè. Đồng thời cũng chia sẻ nhiều suy nghĩ của mình về nghề văn và tác phẩm. Xin giới thiệu một số dòng nhật ký ấy của Ông. (Đầu đề lấy theo một câu “khẩu hiệu” của họa sĩ Nguyễn Sáng được tác giả nói tới.)
LTS: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một yếu nhân của phong trào Truyền bá quốc ngữ, bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Hữu Đang, Lưu Văn Lợi – hai người đồng chí cùng hoạt động Truyền bá quốc ngữ với ông ở Hải Phòng. Ông đến với hoạt động này ngay khi mới nhóm ở Hà Nội (1938), bắt đầu với những công việc của một ông thày dạy chữ và người đi tuyên truyền vận động cho phong trào. Hai đoạn nhật ký sau của Nguyễn Huy Tưởng giúp ta hình dung về những năm tháng đó… (Đầu đề lấy từ một ý trong đoạn tríchNhật ký.)
LGT: Nữ ca sĩ Thương Huyền sinh năm 1923, mất năm 1989, cách đây vừa đúng 30 năm. Bà từng rất nổi tiếng với giọng ca mượt mà, truyền cảm, rất điệu nghệ mà cũng rất “mộc”. Thuộc thế hệ ca sĩ trưởng thành cùng cách mạng, cùng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp bằng giọng hát của mình, Thương Huyền đã có những quãng thời gian khá thân mật với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nhân dịp 74 năm Cách mạng tháng Tám, xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết về mối quan hệ giữa hai gương mặt nghệ sĩ ấy, in trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng với người thân, NXB Thanh Niên, 2012.
Hưng chính là một bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thông tin này là từ nhà sử học Dương Trung Quốc, và đã được Thượng tướng Trần Văn Quang xác nhận khi tôi có cơ hội hỏi lại nhân lần được gặp ông ở Điện Biên năm 2004, kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
LGT: Là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, ký sự và soạn kịch, Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt ngưỡng mộ Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Nhật ký của tác giả Vũ Như Tô có không ít những lời ông viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều với những tình cảm vô cùng trân trọng và cả đớn đau. Bài viết dưới đây phần nào cho chúng ta thấy điều đó. (Tiêu đề lấy theo một câu trong đoạn trích nhật ký.)
LGT: Trong cuốn Văn nghệ sĩ miền Bắc như tôi biết, tác giả Xuân Vũ đã dành một bài viết về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trong đó kể nhiều kỷ niệm của các nhà văn trẻ Nam Bộ tập kết ra Bắc với tác giả Sống mãi với Thủ đô. Dưới đây trích giới thiệu đoạn nói về quãng thời gian nửa cuối những năm 50, ông Tưởng hay đến với anh em ở ngôi nhà 19 Tôn Đản. (Khi ấy nhà văn Anh Đức vẫn mang tên thật là Bùi Đức Ái.) Đầu đề lấy theo một câu trong bài viết.
« 1 2 3 4 5 »