NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

VŨ HÙNG - NHÀ VĂN CỦA LÒNG NHÂN ÁI

( 06-02-2018 - 11:17 AM ) - Lượt xem: 820

Các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng đã truyền cho tôi tình yêu thiên nhiên, yêu núi rừng và yêu muôn loài. Qua các trang sách của ông, núi rừng cùng thiên nhiên hoang dã hiện lên thật đẹp, thật gần gũi với người đọc

VŨ HÙNG - NHÀ VĂN CỦA LÒNG NHÂN ÁI

Từ thời thơ ấu, tôi đã làm quen với nhà văn Vũ Hùng lần đầu tiên vào mùa hè năm 1973 với tác phẩm “Mùa săn trên núi” (bản in của NXB Kim Đồng năm 1961) được đọc tại phòng đọc thiếu nhi của Khu đoàn Ba Đình trên đường Quán Thánh, Hà Nội (nay là nhà văn hóa Quán Thánh). Qua cuốn truyện này, lần đầu tiên tôi được chu du vào núi rừng Tây Nguyên để biết đến phường săn, thợ săn cùng với một số muông thú của rừng. Tôi được dõi theo cậu thiếu niên B’ru và người cha Pôông của cậu lang thang các nẻo rừng, gặp gỡ từng con thú trong đó có con nai, con mang, con cọp và đặc biệt ấn tượng nhất là con voi độc cùng cái chết “về nguồn“ của nó.

 

 Ít lâu sau, tôi lại được đọc “Ngưi quản tượng và con voi chiến sĩ” (NXB Kim đồng 1973) để có thể theo chân con voi già Lêk-đăm và chú voi Lôm-luông cùng với Đik và già Rem khám phá núi rừng Tây Nguyên và tìm hiểu hoạt động của muông thú cùng đàn voi “bồ tượng” tham gia vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Tôi đặc biệt thích thú với tình yêu thương và cách chăm sóc con vật của những người dân buôn làng. Từng trang sách của nhà văn Vũ Hùng đã thật sự làm tôi mê mẩn và đọc hoài không chán. Do vậy, tôi đã lớn dần lên cùng với các tác phẩm của Vũ Hùng: “Gi lấy bầu mật” (Kim Đồng 1963), “Phía Tây Trưng Sơn” (Kim Đồng 1976), “Cu li lùn” (Kim Đồng 1976), “ Sng giữa bày voi” (Kim Đồng 1976)… Cho đến tuổi trưởng thành được vào công tác tại Sài Gòn, tôi vẫn chăm chú tìm đọc ông với “Dưi mái nhà bt” (Đà Nẵng 1987), “Các bn của Đam Đam” (Kim đồng 1983), “Sao Sao” (Kim Đồng 1982)…

  Các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng đã truyền cho tôi tình yêu thiên nhiên, yêu núi rừng và yêu muôn loài. Qua các trang sách của ông, núi rừng cùng thiên nhiên hoang dã hiện lên thật đẹp, thật gần gũi với người đọc. Ở đó, các muông thú như là bạn thân thiết của con người; chúng cũng biết yêu, biết ghét với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau. Cũng qua đó, người đọc được biết rừng cần thiết với đời sống và là nguồn nuôi sống con người như thế nào, đồng thời con người cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên ra sao.

Tháng 10/2015, sau khi NXB Kim Đồng tái bản 12 đầu sách của Vũ Hùng, tôi mới có dịp theo anh Nguyễn Huy Thắng, Tổng biên tập NXB Kim Đồng và một số thành viên Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng (CLBNYS) đến thăm ông tại nhà riêng ở một hẻm của đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh, Sài Gòn. Sau lần viếng thăm đó, ông đã coi chúng tôi như những người bạn tâm giao. Từ đó,  tôi thường cùng với các thành viên CLBNYS như các ông  Lê Vinh Quốc, Lê Sơn, Nguyễn Anh Tuấn, Lâm Phi Hùng… đến thăm, trò chuyện và dùng cơm thân mật với ông cùng gia đình.

 Qua những lần gặp gỡ như vậy, tôi hiểu thêm tại sao ông yêu động vật, yêu thiên nhiên và sống giàu lòng nhân ái đến vậy. Từng là học sinh trường Bưởi được giáo dục trong môi trường giàu tính nhân văn với các khẩu hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái, nên ông luôn có cái nhìn và đánh giá khách quan, nhận biết đúng sai trước mọi sự vật và hiện tượng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông nhập ngũ và tốt nghiệp trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Lăn lộn trên các chiến trường Lào rồi Tây Nguyên, ông được sống trong thiên nhiên hoang dã với bà con buôn làng các sắc tộc nơi đây. Ông để ý, quan sát và dấn thân trong cuộc sống đầy khó khăn với đồng bào, thông cảm với những nỗi đau và mất mát của họ do chiến tranh gây ra. Đã chứng kiến sự bạo tàn, khốc liệt của cuộc đấu tranh giai cấp và chiến tranh giải phóng, nên ông luôn nung nấu ước muốn viết về con người và thiên nhiên ở những vùng đất mà mình đã sống và chiến đấu. Qua các tác phẩm của mình, ông muốn  truyền cho mọi người lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đồng loại để giúp họ có hành động đúng đắn và nhân bản.

 Khi đã ký hợp đồng với NXB Kim Đồng, ông vẫn đề nghị NXB này không nên in lại cuốn “Ngưi quản tượng và con voi chiến sĩ”. Bởi vì ông cho rằng cuốn sách đó nói nhiều về chiến tranh với những mất mát đau thương như một sự cổ súy cho sự thù hằn, không phù hợp với cuộc sống xây dựng đất nước hiện nay.

Do tuổi già sức yếu, Vũ Hùng ít đi lại giao tiếp với bên ngoài nhưng ông vẫn luôn cổ vũ và tài trợ cho việc đọc sách và đưa sách đến với thiếu nhi. Mong muốn những tác phẩm văn học giàu tính nhân văn, giàu lòng vị tha và tình yêu thiên nhiên đất nước đến được với các bạn trẻ, thông qua người con trai của mình đang công tác trong ngành du lịch, ông đã chuyển hàng trăm đầu sách đến vùng sâu vùng xa cho các em nhỏ. Ngay tại thư viện của tôi, hơn một lần ông đã đến giao lưu với các thành viên CLBNYS, đặc biết là với các em thiếu nhi để nói chuyện và tặng sách cho các em. Các độc giả nhỏ tuổi này thật sự đã thích thú với tác phẩm của “Bác” Vũ Hùng, cũng như tuổi thơ tôi đã từng yêu mến tác phẩm của ông. Các em nhỏ luôn hỏi tôi về tiến trình xuất bản 40 đầu sách của ông.

Năm nay đã bước vào tuổi 87 nên sức khỏe có yếu, nhưng nhà văn Vũ Hùng vẫn rất minh mẫn để cùng chúng tôi trò chuyện bên ly nước trà, để cùng nhau kiến giải những vấn đề xã hội hiện hành. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đúng vào tháng 2 sinh nhật của ông, nhà văn Vũ Hùng được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng tôn vinh với bộ sách 18 cuốn văn học thiếu nhi của ông do NXB Kim Đồng xuất bản từ năm 2015 đến 2017. Xin nhiệt liệt chúc mừng ông - nhà văn của tình yêu thiên nhiên và của lòng nhân ái. 

PHẠM THẾ CƯỜNG

Các Bài viết khác