NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

VÀI NÉT VẾ VĂN XUÔI PUSHKIN

( 15-02-2015 - 07:52 AM ) - Lượt xem: 1966

Pushin sống chưa trọn 38 tuổi đời, Puskin đã để lại một di sản văn hoá đồ sộ. Gần 1.000 bài thơ, hàng chục trường ca, truyện thơ, kịch thơ, tiểu thuyết bằng thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, phê bình văn học... Ông đã tạo nên cả một thời đại - thời đại Puskin, và là người đầu tiên đặt nền móng cho một ngôn ngữ Nga hiện đại. Puskin đã khai sáng một thời đại hoàng kim của văn học Nga thế kỷ 19, với những tên tuổi lẫy lừng: Léc-môn-tốp; Gô-gôn; Biê-lin-xki; Tuốc-ghê-nhép; Đốt-xtôi-ép-xki; Lép Tôn-tôi; Sê-khốp...

Những tác phẩm văn xuôi của Pushkin đã đặt cơ sở vững chắc cho văn xuôi hiện thực và sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, góp phần khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.

 

 

Nhận xét về văn xuôi Pushkin, nhà văn M. Gorki viết, ông “đã đặt nền móng cho văn xuôi Nga hiện đại, mạnh dạn đưa vào văn học những đề tài mới và trong khi giải thoát ngôn ngữ Nga ra khỏi ảnh hưởng của tiếng Pháp, tiếng Đức, đồng thời cũng giải thoát nền văn học ra khỏi chủ nghĩa duy cảm nhạt nhẽo mà những tác giả trước Puskin đều mắc phải. Ngoài ra, Puskin cũng là người đặt nền tảng cho sự hòa hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, sự hòa hợp mà cho đến nay vẫn là đặc trưng tiêu biểu của nền văn học Nga, làm cho nó có một âm hưởng riêng, một diện mạo riêng”

Những cách tân của Puskin về nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện đã góp phần đưa văn xuôi Nga chuyển sang một thời kỳ phát triển mới.

1. Ngôn ngữ gắn với chữ viết và văn học dân tộc, đồng thời “là yếu tố thứ nhất” để xây dựng tác phẩm văn học. Tiếp thu những thành tựu của các nhà văn thế hệ trước, Puskin có những cách tân về ngôn ngữ văn học. Xuất phát từ quan niệm, văn học “đem lời nói đốt tim muôn người” và gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân, Puskin đã thay vào những từ sáo rỗng, êm dịu, kiểu cách của phòng khách quý tộc bằng những ngôn từ bình dị, ngắn gọn, chân chất để diễn tả tâm trạng nhân vật. Trong các tác phẩm Người da đen của Piốt đại đế, Tập truyện ông Ivan Pêtơrôvich Benkin đã quá cố, Đôbrốpxki, Con đầm pích, Người con gái viện đại úy..., nhà văn đã bỏ lối miêu tả rườm rà, dẫn dắt mà bằng những từ ngữ ngắn gọn, chính xác. Mở đầu Ông chủ hiệu đám ma, tác giả viết: “Những đồ vặt vãnh cuối cùng của ông chủ hiệu đám ma Ađrian Prôkhôrốp đã chất lên trên chiếc xe đòn và cặp ngựa gầy còm ì ạch kéo...”

Công việc của người chủ hiệu đám ma và người coi trạm được Puskin giới thiệu ngay từ đầu truyện thu hút người đọc theo dõi số phận và cuộc đời họ sẽ ra sao.

Nói đến đặc trưng của văn xuôi,Puskin cho rằng: Chính xác và ngắn gọn là phẩm chất đầu tiên của văn xuôi. Nó đòi hỏi tư tưởng và tư tưởng. Không có tư tưởng thì những cách biểu hiện hào nhoáng nhất cũng chẳng lợi ích gì”.

2. Đề tài và nhân vật trong văn xuôi Puskin khá đa dạng. Khác với văn xuôi đương thời và các giai đoạn trước chỉ chú ý đến đời sống của tầng lớp quý tộc cung đình với những sinh hoạt xa hoa, trụy lạc hay những mối tình lãng mạn của những “chàng”, “nàng”, Puskin gắn sáng tác của mình với thực tế sôi động, với số phận của những con người thuộc lớp dưới của xã hội: những viên chức nghèo hèn, những người mugích xấu số, những người lính nơi biên ải. Đồng thời, nhà văn khai thác đề tài lịch sử và những biến cố bước ngoặt ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc.

 Puskin viết ĐubrốpxkiNgười con gái viên đại úy. Cuộc nổi loạn của nông dân vùng Pơxcốp vào năm 1737 do Đubrốpxki cầm đầu (Đubrốpxki) là bước chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp cả nước (những năm 1773- 1775) vào cuối thế kỷ XVIII do lãnh tụ nông dân Pugátsốp lãnh đạo (Người con gái viên đại úy).

Puskin phản ánh cuộc khởi nghĩa và nhân vật Pugátsốp với một thái độ thiện cảm. Do thiên kiến giai cấp, xem Pugátsốp là giặc, nhưng Puskin vẫn mô tả người lãnh tụ nông dân với những đức tính đáng quý trọng: giàu lòng vị tha, sống ân nghĩa (hai lần tha chết cho Piốt Anđrêvích, trả nghĩa cho người giúp đỡ mình thưở hàn vi...).

Một mảng hiện thực sinh động trong văn xuôi Puskin là viết về những “con người nhỏ bé”, những viên chức nghèo, những người làm nghề lương thiện, những tiểu thư nông dân có cuộc sống bấp bênh và công việc nặng nhọc. Nếu ở Người chủ hiệu đám ma, tác giả mô tả những công việc tưởng như rất bình thường của người bán quan tài, nhưng bị mọi người coi thường, dè bỉu thì truyện Người coi trạm nhà văn kể về số phận trớ trêu, gian khổ của Xamxôn Vưrin. “Con người nhỏ bé”, lương thiện và cần mẫn ở trạm giao thông heo hút trên đất Nga này bị lăng nhục thậm tệ và người con gái duy nhất của ông đã bị lừa đi theo một hành khách đểu cáng.

Viết về những con người này, nhà văn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, chia sẻ những nỗi bất hạnh của họ. Puskin không hề tô vẽ, nhưng sự việc và con người, nội tâm và chân dung bên ngoài của nhân vật cứ hiện ra chân thật, tự nhiên, rõ nét. Đây là điểm mới của văn xuôi Puskin,, là sự chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực đối với chủ nghĩa lãng mạn.

Nghệ thuật kể chuyện của Puskin mang một phong cách riêng. Hầu hết trong các truyện, nhân vật người kể chuyện thường ở ngôi thứ nhất. Nhân vật tôi trực tiếp kể về mình hoặc chuyện được chứng kiến. Điều này khẳng định tính xác thực của câu chuyện, tạo sự tin tưởng ở độc giả. Trong Phát súng, nhà văn viết: “Chúng tôi đóng quân ở thị trấn X..., chúng tôi tụ tập ở nhà nhau, hết nhà này lại sang nhà khác”. Ở Rôxlavliép, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất: “Tôi hết sức kinh ngạc (...) Tôi xin đứng ra làm kẻ bênh vực cho người quá cố”. Nhân vật tôi trong Người con gái viên đại úy kể về chính mình và những việc mà bản thân chứng kiến: “Cha tôi là Anđrây Pêtơrôvích Grinhốp, thời còn trẻ đã từng tòng ngũ dưới quyền bá tước Miních và đến năm 17... thì về hưu với chức trung tá.

Những đóng góp của Puskin trong lĩnh vực văn xuôi vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX là những cách tân quan trọng của nhà văn. Các nhà văn đương thời và các thế hệ sau tiếp tục khẳng định vị trí to lớn của văn xuôi trong tiến trình văn học Nga thế kỷ XIX với tên tuổi của Gôgôn, Turghênhiép, Đốtxtôiépxki, L. Tônxtôi, Chêkhốp...

Nhà văn Gôgôn cho rằng trong văn xuôi Puskin “thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga, tính cách Nga được phản ánh qua sự trong sáng, qua vẻ đẹp tinh khiết như một bức tranh sơn thủy được phản chiếu trên bề mặt lồi của ống kính quang học”. Puskin là một hiện tượng “vĩnh viễn sống”.

Pushin sống chưa trọn 38 tuổi đời, Puskin đã để lại một di sản văn hoá đồ sộ. Gần 1.000 bài thơ, hàng chục trường ca, truyện thơ, kịch thơ, tiểu thuyết bằng thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, phê bình văn học... Ông đã tạo nên cả một thời đại - thời đại Puskin, và là người đầu tiên đặt nền móng cho một ngôn ngữ Nga hiện đại. Puskin đã khai sáng một thời đại hoàng kim của văn học Nga thế kỷ 19, với những tên tuổi lẫy lừng: Léc-môn-tốp; Gô-gôn; Biê-lin-xki; Tuốc-ghê-nhép; Đốt-xtôi-ép-xki; Lép Tôn-tôi; Sê-khốp...

NYS NHT SƯU TẦM TRÊN INTERNET

Các Bài viết khác