NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TÚ MỠ - NGÒI BÚT TRÀO PHÚNG DÂN TỘC

( 21-11-2014 - 05:40 PM ) - Lượt xem: 1288

Trong bộ Việt Nam văn học giản ước tân biên, Giáo sư Phạm Thế Ngũ đã viết: "Trong làng thơ Việt Nam sau 1932, có một cây bút không mới chút nào... vậy mà ngự trị thường xuyên trên báo Phong Hóa, Ngày Nay và được độc giả rất ham coi, đó là cây bút trào phúng Tú Mỡ...". Bút danh Tú Mỡ thực sự nổi tiếng trên các trang báo giai đoạn đó.

Cuộc đời

Nhà thơ Tú Mỡ xuất thân trong một gia đình tiểu thủ công nghèo tại Hà Nội. Ngay từ nhỏ, Tú Mỡ đã có tài làm thơ trào phúng. 16 tuổi ông đã có thơ đăng trên các báo Việt Nam thanh niên tạp chí và Tứ dân tạp chí. Năm 1932, ông tham gia nhóm Tự lực văn đoàn và được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên tờ Phong Hóa, một tờ báo chuyên về hài hước và trào phúng. Trước năm 1945, những sáng tác của Tú Mỡ được tập hợp trong hai tập bản Giòng nước ngược do Tự lực văn đoàn xuất bản. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm gồm nhiều tiểu phẩm bằng văn vần, mang đậm tính thời sự. Bằng giọng văn châm biếm, tác giả đã thể hiện thái độ phê phán đối với chế độ thực dân phong kiến. Ngòi bút Tú Mỡ trở nên sắc sảo, táo bạo, luôn tạo tiếng cười sảng khoái, ... được độc giả hoan nghênh đón nhận.

Trong bộ Việt Nam văn học giản ước tân biên, Giáo sư Phạm Thế Ngũ đã viết: "Trong làng thơ Việt Nam sau 1932, có một cây bút không mới chút nào... vậy mà ngự trị thường xuyên trên báo Phong Hóa, Ngày Nay và được độc giả rất ham coi, đó là cây bút trào phúng Tú Mỡ...". Bút danh Tú Mỡ thực sự nổi tiếng trên các trang báo giai đoạn đó.

Sự nghiệp

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tú Mỡ lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến. Bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc, ông đã đoạt giải nhất thơ ca Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952. Từ năm 1954, ông tiếp tục sáng tác, phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Năm 1957, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Bên cạnh thơ, ông còn sáng tác diễn ca, vè, chèo, dân ca... để ca ngợi một dân tộc anh hùng, tuyên truyền, cổ vũ động viên nhân dân. Nhà thơ đã tự nguyện làm người cán bộ tuyên truyền, dùng văn nghệ để đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những đóng góp của Tú Mỡ trong giai đoạn này có thể kể đến những tập thơ trào phúng như: Địch vận diễn ca (1949), Nụ cười kháng chiến (1952), Anh hùng vô tận (1952),.... hoặc các vở chèo như Giết giặc trừ gian, Nhà sư giết giặc...

Từ một nhà thơ chuyên phê phán xã hội thực dân, phong kiến thối nát, nhố nhăng, Tú Mỡ đã trở thành "Bút chiến đấu" sau năm 1945. Nếu trước đây, ngòi bút của ông thường châm biếm quan lại, chế giễu thói hư tật xấu trong xã hội cũ, thì với bút danh "Bút chiến đấu" ông đã trực diện đấu tranh với kẻ thù của dân tộc. Từ năm 1947, ông đã cộng tác với báo Cứu quốc - chuyên viết thơ trào phúng cho mục Nụ cười kháng chiến để châm biếm giặc Pháp, Việt gian; ông phụ trách mục Anh hùng vô tận để ca ngợi tinh thần kháng chiến anh dũng của nhân dân. Những vần thơ của ông đã góp phần không nhỏ khi cùng toàn dân vạch mặt kẻ thù và nêu cao chính nghĩa của cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khi viết về ông vua bù nhìn Bảo Đại, nhà thơ viết: Mắt ông có lẽ thong manh/ Không nhìn thấy giặc hoành hành dã man/ Không nom thấy lũ sài lang/ Lăm le chực nuốt giang san nước nhà/ Mắt ông có lẽ quáng gà/ Nhìn thực dân Pháp hóa ra bạn hiền!

Từ năm 1954, ngòi bút trào phúng của Tú Mỡ hào hứng nhằm vào kẻ thù mới của dân tộc, đó là đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai ở miền Nam. Ngòi bút của ông vẫn giữ được chất hóm hĩnh, sâu cay. Cái hay của những vần thơ trào phúng đánh giặc của nhà thơ là sự vận dụng sáng tạo vốn ca dao, tục ngữ của dân tộc. Từ một thành ngữ quen thuộc "tháo dạ đổ vạ cho rươi", ông đã xây dựng nên một bài thơ mô tả đúng tình trạng khốn quẫn của Mỹ:"Năm góc nghênh ngang năm góc gậy/ Bốn mùa liểng xiểng, bốn mùa toi/ Cái mồm thằng Mắc quàng xiên xẹo/ Tháo dạ lèo lèo đổ vạ rươi". Bằng tất cả tấm lòng yêu nước, căm thù giặc và lòng say mê sáng tác của mình, ông đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị như: Nụ cười chính nghĩa (1958), Bút chiến đấu (1960), Đòn bút (1962), Ông và cháu (1970)...

Trong bộ sách Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan viết: Thơ mới ngày nay đã xâm chiếm gần hết đất đai của thi ca Việt Nam... làm cho những tay kiện tướng còn lại của trường thơ cũ như Trần Tuấn Khải, Tương Phổ đều phải xếp bút. Tuy vậy, vẫn còn một dòng thơ cũ chảy róc rách, nước thật ngọt ngào, vì nó là thứ nước của nguồn xưa mà người Việt Nam quen uống từ lâu, đó là thơ Tú Mỡ...

Với gần nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, Tú Mỡ đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca trào phúng dân tộc. Ông thực sự trở thành cây bút chiến đấu trong hàng ngũ cách mạng Việt Nam, góp thêm tiếng cười lạc quan vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Năm 2000, ông vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 2).

Sưu tầm trên internet

Các Bài viết khác