NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHỚ LÊ KHÁNH TRƯỜNG

( 20-03-2016 - 07:13 AM ) - Lượt xem: 1489

Do trí nhớ cực kỳ tốt, hiểu biết thông thái, nên khi người đọc Việt Nam không còn mặn mà với văn học Nga, chuyển sang sách văn học Trung Quốc, đặc biệt là sách triết học: Khổng Tử, Lão Tử, Tử Vi, Kinh Dịch, vân vân. Chỉ trong thời gian ngắn, Lê Khánh Trường đã thông thạo tiếng Trung bằng … tự học

Ở ta, khi đánh giá nhà văn và tác phẩm, hay kèm theo một số ưu tiên: Ưu tiên một là công thần; ưu tiên hai là quan chức; ưu tiên ba là hiệu ứng “diễn xuất” của nhà văn; ưu tiên bốn là tình đồng sàng, đồng mộng. Một sự không những không được ưu tiên khi đánh giá, mà còn bị miệt thị luôn dành cho các nhà văn được đồng nghiệp coi là “viết vì tiền”.

Nhà giáo, dịch giả Lê Khánh Trường (thứ 2 từ trái sang) tại Khoa Nga, ĐH Sư phạm Tp.HCM

Lê Khánh Trường, sinh năm 1942, mất năm 2008. Phần sáng tác và  lý luận văn học của anh chiếm tỉ lệ khiêm tốn, nhưng phần dịch thuật với chất lượng nghệ thuật cao từ những tác phẩm văn học, triết học nước ngoài , loại rất kén người dịch , mà anh làm việc đến hơi thở cuối cùng trên giường bệnh, vào hàng “tác phẩm xếp cao hơn đầu người”, rồi gần cả đời dạy văn học ở trường đại học, với không ít các nhà văn, nhà lý luận phê bình thành danh hiện nay, từng là học trò, tên anh xứng đáng được in đậm trong nền văn học. Do công thần không, quan chức không, nên anh chẳng bao giờ có được ưu tiên hai hạng đầu. Mặc dù tài năng, tên tuổi được nhiều người trong ngoài giới, trong ngoài nước quý trọng, vì nể, nhưng  sống chân thành, thoải mái, không biết làm mình làm mẩy đúng chỗ,  cũng không biết tạo dáng để nặn ra mấy thứ cá tính thượng lưu, giả vờ ngạo mạn, để có ưu tiên ba. Cả đời chỉ mải miết học, đọc và viết, bạn bè  nhiều, nhưng phe cánh không, nên cả chút  thiên vị thuộc ưu tiên bốn, anh  cũng không có nốt. Đã vậy, khi nói đến Lê Khánh Trường với sức làm việc phi thường, có thể sống khỏe bằng nghề văn, không ít người chặc lưỡi: Thằng đó chỉ viết vì tiền. Chuyện này chẳng có gì phải bàn, nếu như những ưu tiên trên chỉ là gia vị, kèm theo giá trị tác phẩm và phẩm chất nhà văn được đánh giá chính xác và khách quan, nhưng thực tế, không ít nhà văn ta, văn nghiệp rất mỏng, tài năng, nhân cách chẳng dày dặn gì, lại được vun đắp tên tuổi chủ yếu bằng một hoặc cả bốn thứ ưu tiên trên để ghi tạc vào bảng vàng bia đá, nên mới phải nói để tiếc cho Lê Khánh Trường một nhà văn thực tài, giàu nhân cách, đã sống khiêm nhường và ra đi cũng khiêm nhường, như một sự thiếu công bằng.

Tôi biết đến tên Lê Khánh Trường từ hồi anh thuộc nhóm tác giả dịch văn học Nga thuộc hàng có uy tín cao ở miền Bắc. Sau này cùng vào Sài Gòn, biết anh dạy ở trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, và đôi lần cùng sinh hoạt ở Hội Nhà văn Việt Nam hoặc Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, có giáp mặt nhau… Chỉ khi tên Lê Khánh Trường xuất hiện với hàng loạt sách văn học, triết học, kinh dịch, tử vi… Trung Quốc, tưởng mới có thêm Lê Khánh Trường khác, tôi để ý tìm hiểu, mới biết vẫn một Lê Khánh Trường ấy. Từ  đó, tôi mới quen anh và hai gia đình thành chỗ bạn bè.

Lê Khánh Trường có trí thông minh đặc biệt trong việc học và đọc. Trò chuyện với anh về chuyện đời, chuyện người, anh thường tỏ ra thiếu từng trải khi đánh giá nhân tình thế thái, ít sâu sát chuyện thời sự chính trị, xã hội, vốn đều là những món ăn tinh thần mà các tài năng gặp nhau, không lớn tiếng khen chê kẻ khác, không phải là vĩ nhân. Nhưng hễ đụng đến sách, với đủ loại các kiến thức đông tây kim cổ, chuyện gì anh cũng lập tức tỏ ra say sưa, thông thái, từ mọi ngóc ngách của các tác giả, tác phẩm, trong lịch sử văn học nước ngoài, đặc biệt là Nga,Trung đồ sộ, đến việc giải nghĩa từng từ, từng điển tích những ngôn ngữ Hán, Nôm cổ, các phong tục, tập quán từ  thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Tam Quốc, Đông Chu Liệt Quốc, vân vân.. . Thật khó tin vốn kiến thức cực kỳ phong phú mênh mông đó đều do anh tự đọc, tự học và nhớ như in.

Đợt  kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tôi được mời  viết hai bộ kịch bản phim truyền  hình cho  đại  lễ   : 72 tập về Lý Công Uẩn và  35 tập về  Trần Thủ Độ. Vốn chuyên viết về đề tài hiện đại, nay chuyển sang đề tài lịch sử, đương nhiên tôi phải đọc lại nhiều sách sử, nhưng khi viết vẫn bị vướng mắc. Đôi  khi  gấp,  không   muốn  mất  thời  gian tra cứu, giở sách ra tìm thì mất hứng, tôi thường nhấc điện thoại hỏi Lê Khánh Trường ( người thứ hai, tôi hay hỏi là nhà thơ Đinh Trần Toán): Lê Long Đĩnh giết Lê Long Việt lên ngôi năm nào?  Các nhân vật dòng họ Trần lập nghiệp ở Thiên Trường toàn tên cá, ông có nhớ …? Vân vân… Trường đều nói vanh vách.

Do trí nhớ cực kỳ tốt, hiểu biết thông thái, nên khi người đọc Việt Nam không còn mặn mà với văn học Nga, chuyển sang sách văn học Trung Quốc, đặc biệt là sách triết học: Khổng Tử, Lão Tử, Tử Vi, Kinh Dịch, vân vân. Chỉ trong thời gian ngắn, Lê Khánh Trường đã thông thạo tiếng Trung bằng … tự học. Với uy tín cao, các nhà xuất bản và giới làm sách từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ùn ùn tìm đến anh, khiến anh phải làm việc cật lực. Đây cũng là thời kỳ, anh sống khỏe bằng nghề. Song cũng từ đây, một số người nói Lê Khánh Trường viết vì tiền. Tôi nói điều này với Trường, anh cười hề hề:

Kệ cho người ta nói. So với những người luôn kêu trời vì không sống được bằng nghề, thì mình vẫn là kẻ có lòng tự trọng.

Điều vô cùng thương tiếc, một con người sống lạc quan và giàu lòng tự trọng như Lê Khánh Trường lại ra đi quá sớm vì bạo bệnh. Những lần vợ chồng tôi đến thăm thời gian anh điều trị, cả người thăm lẫn người bệnh đều biết trước kết cục của căn bệnh ung thư quái ác, nhưng lần nào anh cũng cười hề hề sảng khoái:

An tâm đi. Số tử vi của tôi chỉ rõ tôi phải sống trăm tuổi.  

Trường ơi! Tiếng cười và tình nghĩa của bạn, những thành quả lao động vô giá của bạn sẽ sống mãi mãi trong lòng bạn bè.

Vũng  Tàu, ngày  27 tháng  2  năm 2016

Nhà văn NGUYỄN MẠNH TUẤN

Các Bài viết khác