NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHÀ VĂN VŨ HÙNG

( 12-02-2016 - 06:36 AM ) - Lượt xem: 1403

Hơn 30 năm tham gia hai cuộc chiến tranh, ông cho rằng chiến tranh có thể rèn luyện con người theo hai hướng: hoặc làm ta cứng rắn và vô tình, hoặc làm ta dễ xúc cảm, dễ yêu thương. ông tự đánh giá chiến tranh đã rèn luyện ông theo hướng thứ hai.

VŨ HÙNG sinh năm 1931 tại làng Láng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, trong một gia đình viên chức nhỏ. ông là một cây bút chuyên viết về thiên nhiên và loài vật cho trẻ em. Trước cách mạng là học sinh trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An).

ông nhập ngũ năm 1950 khi  đang học năm thứ hai chuyên khoa toán (lớp 11 chuyên toán bây giờ). Sau khi tốt nghiệp khoa thông tin trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, ông đã phục vụ 30 năm trong quân đội , lần lượt qua các cương vị: đài trưở̀ng vô tuyến điện, kỹ sư trạm trưởng một trạm nguồn điện của Binh chủng Thông tin, phóng viên khoa học kỹ thuật của báo Quân đội nhân dân. Ông từng là biên tập viên NXB Ngoại văn Hà Nội và NXB Văn học. Từ năm 1989 ông định cư tai Cộng hoà Pháp và về sống ở Việt Nam từ tháng 5/2014.

Nhà văn Vũ Hùng đã viết hơn 40 đầu sách cho thiếu nhi, trong đó nhiều cuốn được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa.

Ông cũng hai lần được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng viết cho thiếu nhi cho tác phẩm Sao Sao (1982) và Sống giữa bày voi (1986).

Ông cũng là dịch giả của nhiều truyện dành cho thiếu nhi trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm Jody và con Hươu non của tác giả MK.Rawlings

Có lẽ trong các nhà văn viết cho thiếu nhi, VŨ HÙNG là một trong số những người kiên trì nhất: hơn 30 năm cầm bút, ông hoàn toàn chỉ viết và đôi khi dịch cho các em, chịu mọi thăng trầm của một mảng văn học chưa được mấy người chú ý.

Bạn bè khi nghĩ về ông, thường nhớ đến một cán bộ kỹ thuật ít lời, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn và âm thầm hoàn thành chúng không cầu mong ai biết đến. Nhưng trong quan hệ, người cán bộ kỹ thuật này lại cởi mở, luôn luôn tươi cười, lễ phép. Lúc nào ông cũng sẵn sàng "cám ơn" hoặc "xin lỗi", thường bị coi là "lính cậu", điều đã gây nhiều rắc rối cho ông trong cuộc đời quân ngũ trước những vị chỉ huy cứng rắn và lạnh lùng.

Cuộc đời nhiều khi tạo nên những bất ngờ: VŨ HÙNG đã trở thành nhà văn không hề được chuẩn bị trước.

Cái gì làm nên điều đó?

Trước hết phải nói tới kinh nghiệm sống của ông. ông đã đi lại rất nhiều nơi, trên rừng dưới biển, đã sống nhiều năm trên Trường Sơn, cả ở phía Đông lẫn phía Tây, trong những làng săn, giữa những bầy voi, gần gũi với những người đi kiếm trầm hương, với các thợ săn, các quản tượng … Ông đã tích lũy được những hiểu biết phong phú về phong tục của nhiều dân tộc, về tập tính của nhiều loài thú và những cách ứng xử của chúng.

Tất cả tạo cho ông một vốn sống dồi dào, cái cơ sở quan trọng của người viết văn.

Ngoài ra, còn một thôi thúc nữa cũng không kém phần quyết định. Hãy nghe ông trả lời phỏng vấn của Báo Quân đội nhân dân – tờ báo mà ông từng phục vụ như một phóng viên khoa học – nhân dịp ông được tặng giải thưởng văn học thiếu nhi năm 1988.

Mt ln các qun tượng Lào tng cho bộ đội tình nguyn Vit Nam vài con voi để lp mđội vn ti. Họ đưa ra nhng cun "lý lch" ca by voi. Đó là nhng tp lá cđóng thành xp, trên khc ch. Người ta đọc to nhng điu ghi trong lý lch ca nhng con voi sp xa làng. Toàn nhng điu tt lành: con voi về làng ngày nào, có nhng đức tính gì, đã lp nhng công trng gì. Chng có mt li nào về tt xu và li lm ca chúng. (Chc chn là chúng cũng có tt xu và li lm vì tôi đã thy chính nhng con voi này, khi không có ai coi sóc, đã bẻ trm cả mt vt ngô trên nương.)

Thy tôi ngc nhiên, các qun tượng nói:

Đời con voi dài hơđời qun tượng. Nó sẽ nhiu lđổi ch. Người ta ghi nhng điu tt lành ca nó trong "lý lch" cđể người chủ sau tin tưởng và tự hào vì nó, yêu thương săn sóc nó hơn.

Điu các qun tượng nói làm tôi rt suy nghĩĐó là vào nhng năm 50. Thy, đời lính có nhiđiđẹđẽ mà cũng có nhiđiu khc nghit. Nht là đối vi nhng ai không xut thân từ đồng rung hay xưởng th. Cái được chú ý đầu tiên là gia đình anh có dư dt hay không? Anh đi hc my năm? (Theo cách suy nghĩ ca thy thì càng đi hc, anh càng tiêm nhim cái xu). Bn bè ca anh là nhng ai, thuc tng lp nào? Ít ai chú ý đếđiu cơ bn: anh đã từ bỏ quá khứ để theo đui sự nghip cu nước. Nhng nhn xét khe kht sẽ bám theo anh năm này qua năm khác, đến ni nhng điu tđẹp và quá trình phđấu ca anh luôn bị lãng quên.

Nhng bui tiếp xúc ban đầở làng voi làm tôi sợ cun lý lch ca chính mình. Nó ghi chép quá nhiđiu khc nghit. Nó thuc về tôi nhưng tôi hoàn toàn bt lc trước nó. Tùy lòng bao dung ca người xem xét, nó có thể tt mà cũng có thể xu. Tôi có cm tình vi các qun tượng và by voi từ đó. Tôi để tâm quan sát h.

Rồi ông bắt đầu viết về họ, về thân phận họ và thân phận những con voi, trong khi nghĩ về thân phận của chính mình. ông trở thành nhà văn trong quá trình trăn trở ấy.

*

Khác với ngoài đời, trong văn học, VŨ HÙNG là một người may mắn. Không chỉ các bạn đọc nhỏ tuổi thích sách của ông mà nhiều người lớn cũng rất thích. Bạn đọc thích chúng không phải chỉ do những yếu tố mới lạ mà do chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong mỗi trang ông viết.

Hơn 30 năm tham gia hai cuộc chiến tranh, ông cho rằng chiến tranh có thể rèn luyện con người theo hai hướng: hoặc làm ta cứng rắn và vô tình, hoặc làm ta dễ xúc cảm, dễ yêu thương. ông tự đánh giá chiến tranh đã rèn luyện ông theo hướng thứ hai.

Các nhân vật trong sách của VŨ HÙNG là những con thú. Chúng hành động không phải chỉ do bản năng hoặc do những "phản xạ có điều kiện" mà nhiều khi còn do những gì bí ẩn hơn thể thôi thúc. Xã hội của chúng phảng phất bóng dáng xã hội loài người trong dó bọn thú độc ác ở lẫn với những con thú hiền lành, những con may mắn lẫn những con bất hạnh. Ngòi bút của anh hoàn toàn cảm thông với những con thú bị thiệt thòi và bênh vực chúng. Ông cho rằng dù viết về cái gì thì nhà văn cũng không thể là một người xu nịnh hoặc khinh bạc, dửng dưng với những đau khổ ở đời.

*

VŨ HÙNG thuộc số đông những người lính vô danh của hai cuộc kháng chiến, hồn nhiên nhưng có ý thức về nghĩa vụ, vào quân ngũ mà không bao giờ mơ tưởng gây dựng cho mình một sự nghiệp trong chiến tranh. Nhưng trong văn học, VŨ HÙNG hoàn toàn là một người khác. ông luôn luôn mơ tưởng tới sự nghiệp.

Các Bài viết khác