NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHÀ VĂN HOÀNG ĐẠO

( 23-11-2014 - 10:01 AM ) - Lượt xem: 1570

Hoàng Đạo là mô hình của mẫu người trí thức dấn thân hiện đại. Ở ông là tính hiện đại triệt để theo mới hoàn toàn theo mới không chút do dự.

Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, là em ruột nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ông sinh năm 1906 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Năm 1930, Hoàng Đạo vào học Trường Luật Hà Nội, thi đỗ cử nhân Luật khoa, ông được bổ làm tham tá lục sự ở tòa án Đà Nẵng, rồi sau đổi ra Hà Nội, nhưng vẫn tích cực hoạt động cho nghề văn.

Từ năm 1932, ông cộng tác cùng anh là Nhất Linh, với các ông Khái Hưng, Thế Lữ, Tú Mỡ viết báo Phong Hóa, lấy tên là Tứ Ly. Trong khi Hoàng đạo là giờ tốt nhất trong ngày thì Tứ Ly lại là giờ xấu nhất. Sự chọn lựa hai bút hiệu trái ngược nhau cho thấy tính cách rắn rõi của nhà văn.

Năm 1937, tờ Phong Hóa bị đình bản chỉ vì 1 bài phóng sự đặc sắc của Hoàng Đạo về Hoàng Trọng Phu. Từ 1937 trở đi, Hoàng Đạo lần lượt cho ra đời những bài về xã hội, kinh tế, chính trị rất có giá trị, tính cách chống phong kiến và đế quốc rất cao như: Trước Vành Móng Ngựa, Mười Điều Tâm Niệm, Bùn Lầy Nước Đọng, Vấn Đề Thuộc Địa, Vấn Đề Cần Lao...

 

Trên tờ Ngày Nay, trong mục Trước vành móng ngựa, Hoàng Đạo đã ghi lại những tình cảnh bi hài của dân nghèo trước toà tiểu hình Hà Nội. Là một người tốt nghiệp ngành Luật, Hoàng Đạo lại không tin hệ thống tòa án của thực dân. Ông đả phá lề thói quan liêu hiếp bức của bọn quan lại qua những bài viết sắc sảo đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận thời bấy giờ.

Năm 1939, Hoàng Đạo cho đăng tiểu thuyết Con Đường Sáng, là 1 truyện dài ông đã cùng viết chung với Nhất Linh.

Tháng 8/1948, Hoàng Đạo chẳng may bị đứt mạch máu chết trên chuyến xe lửa từ Hongkong đi Quảng Châu, khi xe ngang qua trấn Thạch Long, hưởng dương 42 tuổi.

Nhà phê bình văn học Thụy Khuê rất sắc sảo trong những trang viết về Hoàng Đạo.Trước tiên theo bà tác phẩm Con đường sáng nằm trong bối cảnh xã hội miền Bắc, dưới cái nhìn Tự Lực Văn Đoàn, trong lập trường đấu tranh xã hội của Hoàng Đạo: tức là dùng tiểu thuyết luận đề để cải cách xã hội và thay đổi con người. Với một chủ đề rõ ràng như thế, tác phẩm rất dễ rơi vào vòng luân lý giáo khoa thư.

Nhưng Hoàng Đạo đã thoát ra được và ông đã hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật. Theo bà Thụy Khuê, Truyện Con đưòng sáng có cấu trúc gần như tầm thường của một truyện kể cổ điển, nhưng tác phẩm bật ra hai góc cạnh bất ngờ: Yếu tố đầu tiên "cứu" Duy, (nhân vật chánh) là thiên nhiên, là những bông lúa dưới nắng. Những bông lúa cong và những lá lúa trong như màu hổ phách đã cứu chàng trong chặng đầu của nhận thức. Yếu tố sau cùng giúp chàng thoát ly khỏi tình trạng tha hoá (không phải là dân quê như nhiều người lầm tưỏng) mà là chữ nghiã, sách vở, là nghệ thuật.

Vì vậy Con đưòng sáng thoát ra khỏi sự xoàng xĩnh chân chất của một cuốn tiểu thuyết lý tưởng, nhờ những yếu tố bất ngờ này: Duy không hề hy sinh cho một lý tưởng đã sắp đặt sẵn, Duy chỉ là người đi tìm lẽ sống.

Nhìn lại những gì mà Hoàng Đạo để lại ngày hôm nay, nhà phê bình văn học Thụy Khuê cho rằng những điều Hoàng Đạo viết là viết cho tức khắc, về những chuyện đang xẩy ra trước mắt, phải giải quyết ngay ngày hôm nay. Ông không nghĩ đến tác phẩm để đời. Ông cũng không có thì giờ nghĩ đến cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ, khi đất nước và dân tộc ông đang cần những bài xã luận nảy lửa: Khi học sinh, sinh viên cần một cẩm nang, cần một "thánh kinh" với những khẩu hiệu, ông viết Mười điều tâm niệm.

Khi dân chúng nghèo đói, thất học, là nạn nhân của những phiên toà không có luật sư biện hộ, ông phanh phui những cảnh khôi hài bi đát Trước vành móng ngựa. Khi toàn thể dân quê sống trong cảnh tối tăm, dưới một hệ thống xã hội bất công đầy áp bức, ông tố cáo, ông đề nghị sửa đổi cơ chế gây ra cảnh Bùn lầy nước đọng. Và khi tranh đấu bằng ngòi bút, không đem lại kết quả mong muốn tức thời, thì như Sartre đã nói rất đúng: nhà văn phải cầm súng: Hoàng Đạo cầm súng và Hoàng Đạo tranh đấu đến hơi thở cuối cùng.

Hoàng Đạo là mô hình của mẫu người trí thức dấn thân hiện đại. Ở ông là tính hiện đại triệt để theo mới hoàn toàn theo mới không chút do dự.

Trong 41 năm ngắn ngủi của cuộc sống, Hoàng Đạo khi cầm bút, khi cầm súng, tranh đấu đến chết. Nhà chính trị có những mềm yếu, những lúc chán nản ê chề, muốn quyên sinh, muốn bỏ tất cả, cho sa ngã, cho bùn lầy, và có lúc trở thành nhà thơ trong Con đường sáng, trong Tiếng đàn. Tác phẩm văn học đối với Hoàng Đạo chỉ là chỗ nghỉ chân của người "anh hùng" ngã ngựa. Tác phẩm văn học bộc lộ tâm hồn một thi nhân không có thì giờ dành cho chữ nghĩa, phản ảnh một khiá cạnh khác của con người Hoàng Đạo mà bản tuyên ngôn Mười điều tâm niệm chỉ là bề mặt của một nội tâm cô độc đớn đau./.

Sưu trên internet

Các Bài viết khác