NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MIKHAIL SHOLOKHOV – ĐẠI BÀNG TRÊN THẢO NGUYÊN

( 07-12-2016 - 05:55 PM ) - Lượt xem: 1914

Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (Михаил Александрович Шолохов) giải thưởng Nobel văn chương 1965, nhà văn lớn của nền văn học Nga và văn hóa nhân loại thế kỉ XX

Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (Михаил Александрович Шолохов) giải thưởng Nobel văn chương 1965, nhà văn lớn của nền văn học Nga và văn hóa nhân loại thế kỉ XX. Ông được đánh giá là nghệ sĩ xuất sắc trong việc xây dựng tiểu thuyêt - sử thi, là tác giả thành công nhất trong đề tài người cô-dắc .
I. CUỘC ĐỜI – SỰ NGHIỆP
M. Sholokhov sinh ngày 24/5/1905 tại thị trấn Veshensk (thuộc tỉnh Rostov hiện nay) bên bờ sông Đông. Nơi đây, giữa thảo nguyên lúa mạch giữa những người làm nguyên mẫu cho tác phẩm của mình, nhà văn đã sống trọn đời (chỉ trừ hai năm đầu sau nội chiến ông lên Moskva định lập nghiệp và những năm tháng Chiến tranh Vệ quốc ông ra mặt trận với tư cách phóng viên quân sự). Ông là kết quả từ cuôc hôn nhân ngoài giá thú của một tình yêu đẹp đẽ và đầy trắc trở. Mẹ ông vốn là cô gái người Ukraina mồ côi đi ở đợ, gặp gỡ cha ông là con trai một tiểu thương người Nga. Đôi trai gái bất chấp sự ngăn trở của gia đình, đã kết hợp số phận với nhau. Sau này trong các trang viết của Sholokhov dễ nhận thấy tinh thần đấu tranh cho tự do luyến ái mà cha mẹ ông là hình mẫu. Trong thiên tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, từ nguyên mẫu người mẹ của mình Sholokhov đã xây dựng nên hình ảnh người mẹ cô-dắc Ilinitchna bất hủ. Nhà văn thừa hưởng ở mẹ trí thông minh, tâm hồn phong phú, lời ăn tiếng nói sắc sảo, đầy hình ảnh; thừa hưởng ở người cha sự say mê tri thức, ham tìm tòi. Cuộc Nội chiến làm gián đoạn việc học tập ở trường phổ thông của Sholokhov, tuy nhiên, có một trường học lớn đã bổ túc cho cậu thiếu niên vô vàn kiến thức là trường đại học cuộc đời. Mới 15 tuổi, Sholokhov đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, giúp đỡ cách mạng thiết lập chính quyền Xô-viết ở vùng sông Đông, công tác trong đội võ trang trưng thu lương thực, tham gia xóa nạn mù chữ. Không phải một lần Sholokhov giáp mặt cái chết trong gang tấc, nhưng chẳng gì có thể ngăn cản người thiếu niên sôi nổi sống hết mình với năm tháng cam go ấy của lịch sử. Chính trong lò lửa chiến tranh, Sholokhov đã tích lũy đươc nhiều ấn tượng cho những trang viết sau này.
Nội chiến kết thúc, mùa thu 1922 chàng trai 18 tuồi trong bộ quân phục phai màu đến Moskva với ý định tiếp tục con đường học vấn nhưng không thành. Sholokhov sống ở thủ đô hơn hai năm, mở rộng các mối quan hệ, quan sát cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu thử bút. Để sống được tại thủ đô vào thời kì kinh tế đổ nát sau chiến tranh, nhà văn tương lai phải kinh qua nhiều công việc. Mùa thu 1923 ông tham gia nhóm văn học “Đội cận vệ thanh niên”, cùng các thành viên trao đổi sáng tác văn chương. Các tiểu phẩm văn xuôi lần lượt ra đời, giới thiệu đến bạn đọc một cây bút trẻ đầy triển vọng.
1. Các tác phẩm chính
Những truyện ngắn sông Đông (1923 - 1926)
Năm 1926 Sholokhov tập hợp các truyện ngắn được viết từ năm 1923 đến lúc đó thành tập Những truyện ngắn sông Đông. Độc giả vui mừng đón chào thành quả lao dộng của một chàng trai tuổi đời còn rất trẻ lập tức nhận định rằng đây là một hiện tượng văn học “trẻ trung, táo bạo bất ngờ”. Nhà văn lào thành A. Sersfimovich, người đồng hương, người thầy đỡ đầu trong văn chương của Sholokhov, cảm nhận ở tác giả tập truyện ngắn một tài năng vượt trên mức bình thường, một cảm xúc văn chương dồi dào nhựa sống. Ngay trong sáng tác đầu tay, Sholokhov đã chứng tỏ một bút pháp độc đáo: những bức chân dung rất cụ thể, rành rọt như tạc vào đá bằng dao chém, các chi tiết đầy kịch tính, cách miêu tả tinh vi. Một vẻ đẹp dữ dội trong văn học Xô-Viết, như ánh nắng quái ban chiều, nghiệt ngã nhưng xốn xang, xao động. Trong Lời nói đầu tập truyện, A Serafimovich viết “Tựa như một bông hoa đồng nội thảo nguyên, những câu chuyện của Sholokhov thật là sống động. Rất giản dị, tươi sáng – những gì được kể như bày ra trước mắt bạn. Ngôn ngữ đầy hình tượng và mài sắc, y như lối nói của người Cô-dắc. Rất ngắn gọn, một sự nén gọn mà chứa đầy cuộc sống, sự khốc liệt và sự thật”.

Nội dung tập truyện kể về những sự kiện diễn ra trong cách mạng, nội chiến và những ngày đầu xây đựng cuộc sống mới của người cô-dắc vùng sông Đông. Tác giả truyền đạt toàn bộ tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp trong một thời kì khốc liệt của lịch sử. Cuộc đấu tranh ấy xâm nhập vào xã hội và gia đình, chia bè phái, làm cho cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn bè bằng hữu trở thành những kẻ không đội trời chung. Trong tập truyện có rất nhiều bức tranh tàn sát man rợ. Khắp nơi là hận thù và giết chóc. Người ta có thể giết nhầm nhau khi không biết kẻ bên kia chiến tuyến là ai, như trong tác phẩm vết bớt: nhờ nhận ra vết bớt đặc biệt của kẻ mình mới giết, người cha - một thủ lĩnh bạch vệ, biết đã giết nhầm dứa con trai độc nhất của mình - một sĩ quan trẻ hồng quân, người cha gào khóc não lòng: “Con trai bé bỏng!... Nikolushka!... Ôi con yêu quý!... Hạt máu thân thương của cha…” và rồi “kề nòng súng giá ngắt vào miệng mình mà bắn”. Người ta có thể biết được mười mươi đó là máu mủ ruột thịt nhưng mà vẫn xuống tay sát hại lẫn nhau, bởi lòng căm thù giai cấp mạnh hơn tình cảm ruột thịt, như trong truyện Chính ủy quân lương: người con thực thi nghiêm lệnh tử hình người cha phú nông của mình. Người ta có thể thẳng tay dứt tình riêng vì mục đích chung của cuộc dấu tranh như trong truyện Hạt giống Shibalkovo: người lính hồng quân bắn chết người phụ nữ mà mình yêu thương, mẹ của con mình, vì phát hiện cô là do thám của bạch vệ.
Sự đẫm máu của cuộc đấu tranh ấy đã xé nát xã hội người cô-dắc, phân liệt dữ dội họ bởi tính giai cấp tàn khốc. Đó cũng là xu hướng chung phản ánh trong văn học Xô-viết những năm 20, được thể hiện qua nhiều tác phẩm: Nước Nga tắm trong máu (1924 - 1936) của A. Veselyi, Đất đen (1922) của P. Nizovyi, Người thứ 41 (1923) của B.Lavrenyov.... Người ta gọi những tác phẩm như thế là “Những câu chuyện cổ tích hiện đại Nga rùng rợn”. Khi viết Những truyện ngắn sông Đông, nhà văn trẻ Sholokhov đã tập trung hóa, điển hình hóa những gì mình từng chứng kiến và nghe kể, chứ không phải sáng tác truyện cổ tích. Ông phản đối việc tô hồng sự thật, việc bịa tạc nên cái đẹp lãng mạn. Hiện thực những năm 20 cho thấy không chỉ tính chất hào hùng của cuộc chiến đấu xây dựng một xã hội mới, mà còn cả tính chất khốc liệt đầy bi kịch của những mất mát, tan nát, sai lầm.
Sông Đông êm đềm (1925 - 1940)
Từ năm 1925 Sholokhov bắt tay thực hiện một đề tài lớn ấp ủ từ lâu - một sáng tác dài hơi viết về đồng bào cô-dắc vùng sông Đông trong Cách mạng và Nội chiến, đối tượng mà ông xác định là “nhân dân nơi tôi sinh ra, nhân dân mà tôi biết rõ”. Năm 1926 Sholokhov tạm rời xa nhóm văn học của mình, trở về quê nhà bên bờ sông Đông, tìm một nền tảng hỗ trợ tinh thần cho việc viết tác phẩm ấy - Sông Đông êm đềm. Để hoàn thành tác phẩm này nhà văn mất 15 năm. Viết xong đến đâu in đến đó.

Tiểu thuyết Sông Đông êm đềm kết thúc bằng một cảnh đầy ý nghĩa: Grigori Melekhov (nhân vật trung tâm của tác phẩm) vượt qua dòng sông Đông tháng ba băng tan, nhìn thấy ngôi nhà thân yêu, vứt súng xuống sông, chàng đã vứt bỏ vật mà chàng đã không rời suốt sáu năm ròng từ năm 1914 đến năm 1920. Với những đoạn kết đầy dụng ý này, tác phẩm có thể được đặt thêm một nhan đề phụ: Giã từ vũ khí. Ta hãy liên tưởng đến những truyện ngắn Sông Đông, để thấy một cảm quan thẩm mĩ khác xa, bởi tập truyện ngắn ấy không phải là sự giã từ vũ khí mà là cầm vũ khí, là tinh thần một mất một còn không hòa hoãn, không khoan nhượng. Ở đó sự phân chia giai cấp giàu (xấu) – nghèo (tốt) rất rành mạch, các cốt truyện dường như dựa trên một tình huống điển hình, không khỏi mang hơi hướng tuyên truyền. Tác phẩm đó là một bước đệm để tác giả mở rộng, khơi sâu không chỉ nội dung, tầm vóc cho tiểu thuyết tiếp theo, mà còn là kinh nghiệm để ông khắc phục những hạn chế trong cách thể hiện công thức về ngày hội toàn thắng của công cuộc cách mạng và việc khắc họa tính cách sơ lược, một chiều. Trong Sông Đông êm đềm ta thấy không chỉ có những chiến sĩ cách mạng, mà cả sĩ quan bạch vệ Lisnitski và nhiều nhân vật khác thuộc phe trắng cũng có một thế giới tinh thần phong phú, tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó ruột thịt với mảnh đất quê hương, tinh thần dũng cảm, dám sống chết với lý tưởng mình lựa chọn.
Có thể nói Sông Đông êm đềm không chỉ là một cuốn tiểu thuyết về người cô-dắc, mà là cuộc khảo sát một quá trình lịch sử có tính chất toàn cầu của quần chúng lao động trong những biến động của cách mạng xã hội. Nó là thiên anh hùng ca bi tráng về những thành quả, chiến công và mất mát, sai lầm của một cộng đồng trong một giai đoạn lịch sử sang trang khắc nghiệt nhất.
Với tác phẩm Sông Đông êm đềm, Sholokhov được giới văn nghệ Xô-Viết hân hoan đón nhận như một “con đại bàng non mỏ vàng bất ngờ vẫy lên đôi cánh mênh mang” (Derafimovich). Tên tuổi của ông vượt ra ngoài biên cảnh quốc gia. Cuốn tiểu thuyết đi vào văn học thế giới như di sản quý giá của dân tộc Nga trong việc thể hiện số phận của nhân loại thế kỷ XX. Đó cũng là lời kêu gọi tha thiết của nhà nghệ sĩ vĩ đại hãy giữ gìn những phẩm giá cao quý, chống lại chiến tranh và bạo lực. Với tác phẩm này, Sholokhov nhận được hai giải thưởng: năm 1941 – giải thưởng mang tên Stalin, năm 1965 – giải thưởng Quốc tế Nobel văn chương.
Đất vỡ hoang (1932 – 1960)
Những cuộc nội chiến 1918 – 1922 chưa phải là một
chấn động cuối cùng của nông dân Nga. Để thực hiện khẩu hiệu “Đất đai cho dân cày”, chính quyền Xô-viết chủ trương thu lại đất đai từ nhũng nguồn sở hữu cá thể, tiến hành quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, đưa người lao dộng vào các nông trang tập thể, đóng thuế cho nhà nước. Hàng ngàn cán bộ từ thành thị về giúp đỡ thực hiên công việc ấy. Và để theo kịp thời sự, các nhà văn Xô-viết bắt đầu phản ánh công cuộc tập thể hóa nông thôn. Đó cũng là đề tài của Đất vỡ hoang - cuốn tiểu thuyết sử thi thứ hai của Sholokhov.
Để bắt tay vào viết cuốn sách này, có lúc Sholokhov phải tạm dừng viết Sông Đông êm đềm. Như vậy, bên cạnh lí do Sholokhov là người rất kĩ lưỡng trong viết văn, đây cũng là nguyên nhân khiến việc hoàn thành Sông Đông êm đềm bị kéo dài.
Tác phẩm chiếm của nhà văn một khoảng thời gian tương tự như cuốn tiểu thuyết trước. Khi ông đang viết sang tập II, Đệ nhị Thế chiến bùng nổ, ông tạm gác việc sáng tác, ra mặt trận. Trong chiến tranh, một quả bom rơi trúng ngôi nhà của ông, giết chết người mẹ già và đốt cháy các bản thảo. Sau chiến tranh, Sholokhov phải viết lại toàn bộ những phần đã mất, mãi đến năm 1960 mới hoàn thành hai tập Đất vỡ hoang. Với tác phẩm này, cũng năm đó, nhà văn nhận được giải thưởng Lênin.
Nội dung Đất vỡ hoang bắt đầu với sự kiện có hai người cùng một làng quê vùng thảo nguyên. Người xuất hiện ban ngày là anh công nhân Semion Davydov đến để giúp người cô-dắc thiết lập nền kinh tế tập thể. Người kia, đến vào ban đêm, là cựu sĩ quan Bạch vệ Polosev, đến để chuẩn bị lực lượng chống phá phong trào. Bức tranh ban đầu mở ra đã báo hiệu không chỉ có mồ hôi mà còn rất nhiều máu sẽ thẫm đẫm những bước đi đầu tiên của công cuộc xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này ban đầu định lấy tên Với máu và mồ hôi, như tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh vì một cuộc sống mới.
Nếu như trong Sông Đông êm đêm Sholokhov hướng trọng tâm ngòi bút vào việc khắc họa một nhân vật không hẳn ở bên cách mạng, cũng không hẳn ở bên phản cách mạng, mà luôn dao động giữa hai trận tuyến, thì trong Đất vỡ hoang bút lực của nhà văn tập trung vào chân dung của những người cộng sản, với toàn bộ thế giới tinh thần của họ, cả ưu điểm lẫn khiếm khuyết. Đó là những chiến sĩ mới rời tay súng trên mặt trận chống quân thù, lại tiếp tục xông pha vào một cuộc chiến nữa – cuộc cuộc chiến trên mặt trận sản xuất, xây dựng một xã hội mới của những người lao động, dựa trên mối quan hệ tập thể. Cuộc chiến này không dàn trận công khai từ hai phía, nhưng vẫn đầy máu lửa và nước mắt – tiếng súng của kẻ thù giấu mặt và nước mắt của sự vật lộn, trăn trở để từ bỏ quan hệ sản xuất cá thể tiến đến tập thể hóa, công nghiệp hóa nông thôn Nga. Giá trị của tác phẩm được khẳng định: đó là những trang mô tả xác thực lịch sử nông thôn Nga những năm 30 trên phông nền chính của văn học Xô-viết, với cảm quan của một thời đại lịch sử.
Cùng với Những truyện ngắn sông Đông và Sông Đông êm đềm, tiểu thuyết Đất vỡ hoang đã cho chúng ta thấy rằng con đường của nhân dân Nga trong cách mạng, nội chiến và công cuộc tập thể hóa nông thôn là vô cùng phức tạp, khốc liệt và đầy bi kịch. Đánh đổ một “thế giới cũ” không ít khi đã dẫn đến việc phá hủy cả những truyền thống dân tộc ngàn đời, tập tục và của đạo lí Chính thống giáo, những thứ mà đã ăn sâu vào tiềm thức con người Nga từ tấm bé, dẫn đến những phản ứng quyết liệt và hậu quả khôn lường. Qua đó thấy rằng, mọi bước đi của lịch sử cần được chuẩn bị chu đáo và hợp với quy luật phát triển.
Những tác phẩm viết về Chiến tranh Vệ quốc: Khoa học căm thù, Họ chiến đẩu vì tồ quốc, số phận con người (1942 - 1957)
Năm 1941 cuộc Chiến tranh Vệ quốc của nhân dân Xô-viết bắt đầu. Đây là cuộc chiến tranh thứ ba và là cuộc chiến khốc liệt nhất của một thế hệ - thế hệ Sholokhov. Với tư cách một phóng viên quân sự của tờ báo Sự thật (Pravda), mang cấp hiệu đại tá, Sholokhov xông pha trên khắp các mặt trận nóng bỏng để lấy tin tức, phản ánh kịp thời tình hình chiến sự, khích lệ tinh thần quân và dân Xô-viết, viết hàng loạt bài chính luận, tùy bút, truyện ngắn về chiến tranh. Nổi tiếng nhất trong số tác phẩm thời kì này là truyện ngắn Khoa học căm thù (1942) và tiểu thuyết Họ chiến đấu vì tổ quốc (1943). Với tác phẩm đầu, nhà văn lên tiếng tố cáo mãnh liệt phát xít Đức - kẻ châm ngòi cuộc chiến tranh tàn khốc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đồng thời khai thác và làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng nhân đạo của con người Xô-viết: biết yêu thương và biết căm thù. Tác phẩm thứ hai tiếp tục khai thác tính cách dân tộc Nga được thể hiện rõ nhất trong những ngày tháng thử thách nặng nê: kể về thời gian của cuộc chiến tranh khi mà quân đội Xô-viết phải rút lui để bảo toàn lực lượng. Thành công của thiên tiểu thuyết là thể hiện sinh động đời sống muôn mặt phong phú của những người lao động cầm súng. Những tác phẩm ấy là bước chuẩn bị cho ra đời một kiệt tác viết vào thời hậu chiến tranh của nhà văn: Số phận con người (1957).
Chiến tranh dã lùi vào quá khứ, nhưng tiếng vọng của nó mãi vang trong kí ức của thế hệ đi ra từ cuộc chiến tranh, di chỉ lại cho muôn thế hệ sau. Trong cuộc chiến tranh này, chỉ trong vòng 4 năm, 28 triệu người con Xô-viết đã ngã trên các chiến trường và trong các trại tập trung của phát-xít, hàng ngàn làng mạc, thành phố, nhà thương, trường học bị san phẳng. Vết thương đau đớn ấy không lành theo năm tháng, trở thành đề tài lớn của văn học thời hậu chiến. Vào ngày cuối cùng của năm 1956, Sholokhov với bộ quân phục bạc màu, tay cầm tập bản thảo, xuất hiện tại tòa báo Sự thật. Ngay ngày hôm sau, ngày đầu năm mới (1/1/1957), truyện ngắn Số phận con người được phát đi trên đài phát thanh toàn quốc. Từ Khắp đất nước Xô-viết thư từ gửi tới tấp về tòa soạn báo, bày tỏ mối thiện cảm sâu sắc với nhân vật Andrey Sokolov. Đối với nhiều độc giả, những người đi ra khỏi lò lửa chiến tranh, Sokolov là hiện thân của lòng dũng cảm và tình yêu tổ quốc Nga nồng nàn, là biểu tượng của đạo đức và tính nhân dạo chủ nghĩa.
Tác phẩm kể lại cuộc đời một công dân Xô-viết hết sức bình thường đã chiến đấu trung thực và dũng cảm trong chiến tranh. Người cựu chiến binh mất hết cha mẹ, họ hàng, gia đình trong nội chiến và Chiến tranh Vệ quốc, đã cưu mang đứa trẻ mổ côi. Hai con người tứ cố vô thân, hai số phận mất mát bi thảm chụm lại, cùng nhau xây đắp lại cuộc đời.
Truyện ngắn Số phận con người là lời trần thuyết đau thương, cho thấy cái giá phải trả cho chiến thắng thật là lớn lao, kêu gọi loài người đừng để đau thương lặp lại lần nữa. Tác phẩm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn học Xô-viết nói chung và về thể loại văn xuôi nói riêng. Nhiều nhà phê bình đã coi truyện “có sức nặng như một tác phẩm tiểu thuyết đồ sộ nhiều tập", là khởi đầu cho thời kì mới của văn xuôi Xô viết trong việc thể hiện đề tài chiến tranh.
Sau truyện ngắn Số phận con người Sholokhov trở thành ủy viên của Hội đồng bảo vệ hòa bình thế giới. Năm 1975 nhà văn được tặng thưởng huân chương Vì sự nghiệp hòa bình trong lĩnh vực văn hóa. Và suốt đời mình, bằng tác phẩm văn học, bằng những hoạt động xã hội, Sholokhov luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình, trong Diễn từ đọc tại lễ nhận giải Nobel 1965, nhà văn phát biểu: "Phải là người chiến sĩ vì hòa bình ở khắp thế giới và bằng lời nói của mình đào tạo nên những chiến sĩ đó ở mọi nơi nào mà lời nói đó vang đến được. Phải đoàn kết con người trong những nỗ lực hiển nhiên và cao cả sự tiến bộ … Tôi muốn những cuốn sách của tôi giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. Nếu tôi phần nào làm được điều đó, tôi hạnh phúc".
Ngày 21/2/1984, Mikhail Aleksandrovich Sholokhov qua đời. Phần mộ của ông hiện nằm tại thị trấn Veshensk bên bờ sông Đông, nơi ông sinh ra và sống gần trọn cuộc đời, cũng là nơi có một cộng đồng cư dân bước vào trang sách của ông, trở thành những hình tượng bất hủ.

Các Bài viết khác