NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TIẾN SĨ NGUYỄN NHÃ – DÀNH TRỌN CUỘC ĐỜI NGHIÊN CỨU HOÀNG SA-TRƯỜNG SA

( 29-05-2014 - 11:33 PM ) - Lượt xem: 1299

Bằng mọi nỗ lực, ông hoàn thành số đặc khảo Tập San Sử Địa 29, chủ đề về Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó, tiến sĩ Nguyễn Nhã đóng góp 4 bài. Tuy nhiên, ông không cho ra mắt ngay trong năm 1974 mà chờ đợi 1 năm sau. Vào năm 1975, sau sự kiện 1 năm thất thủ Hoàng Sa thì ông mới phát hành Tập san cũng như tổ chức một triển lãm trình bày những tư liệu chứng minh chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam. Triển lãm này đã khai trương với sự chứng kiến của 5 quốc lão, từ 80 tuổi trở lên.

Đây là lần thứ tư tôi đến thăm Tiến sĩ Nguyễn Nhã. Nơi ông tiếp khách là căn phòng đầy những bức ảnh và các kỷ niệm với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giống như những lần trò chuyện trước, các câu chuyện của ông đều xoay quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa máu thịt. Những người bạn, các ký ức ùa về trong lời kể của ông như thể chuyện chỉ mới xảy ra ngày hôm qua…

Yêu Hoàng Sa và Trường Sa từ ngày chưa được đặt chân đến…

Lúc ông bắt đầu quan tâm đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là khi biển Đông dậy sóng dữ dội nhất. Với ông, Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo đã gắn liền với lãnh thổ của Việt Nam mỗi khi nhắc tới. Lúc ấy, Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào năm 1974, ông băn khoăn tự hỏi: “ Làm thế nào để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế?”. Ý thức dân tộc trỗi dậy, ông bắt đầu tìm kiếm tài liệu về hai quần đảo máu thịt của đất nước.

Từ hồi làm hai luận văn cao học giáo dục và cao học lịch sử, tôi đọc sách báo thì cũng đã biết tới quần đảo Hoàng Sa, nhưng chính thức bắt đầu nghiên cứu thì đó là một dịp khác. Vào mồng 3 tết năm 1974, tôi đi thăm giáo sư Nguyễn Đăng Thục – hồi đó là khoa trưởng trường Đại học Văn khoa Sài Gòn thì mới nghe đài phát thanh nói về chiến sự Hoàng Sa. Tức là, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Khi ấy, tôi là chủ nhiệm Tập san Sử địa – một tạp chí chuyên các bài nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng, với tư cách là người chủ biên của một tạp chí nghiên cứu sử địa thì chúng tôi cần phải đi sâu, tìm hiểu sự thật lịch sử của Hoàng Sa và cả Trường Sa. Thế là tôi quyết định chủ biên số đặc khảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như ông nghĩ. Lúc ấy, Tiến sĩ Nguyễn Nhã đã triệu tập một buổi họp với các biên tập. Phần lớn ý kiến đều không đồng tình với ông. Bởi, đây là tạp chí chuyên môn, đã có uy tín, không nên đụng chạm đến những vấn đề thời sự, chính trị. Trước sự phản đối của mọi người, ông vẫn quyết tâm, nỗ lực thực hiện đặc san. Ông tự thân vận động, tìm kiếm nguồn tư liệu trên khắp nơi.

Ngoài sự phản đối của nhiều người thì khó khăn nhất của tôi lúc đó là tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa hầu như không có. Báo chí thời đó cũng chỉ bàn chuyện thời sự chứ không đưa ra nguồn tài liệu nào. Hoặc cho biết nguồn tư liệu nào đáng tin cậy để xem, đọc và nghiên cứu. Thời điểm đó, gần như chưa một tài liệu nào có bề dày cả. Các nhà nghiên cứu cũng chưa có ai đi sâu, chưa có ai quan tâm. Thế nên, tôi mới gửi thư đi khắp mọi nơi trên thế giới với hy vọng ai đó có tài liệu thì gửi về cho tôi. Rất may ở các quốc gia tôi gửi thư tới, có nhiều người nghiên cứu như tôi quan tâm đến Hoàng Sa khi họ thấy Trung Quốc chiếm đóng. Trong vòng 3 tháng, tôi đã nhận được những tài liệu từ Paris của học giả Hoàng Xuân Hãn – một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu sử ở thế kỷ 20 của Việt Nam, rồi bài viết công phu của Lãng Hồ từ Tokyo, hay của Quốc Tuấn ở New Delhi. Cùng lúc đó, ở trong nước, tôi xây dựng một nhóm làm thư tịch, chú giải. Chúng tôi đi tất cả các thư viện, tìm kiếm những bài báo viết từ xưa đến nay, bằng tất cả thứ tiếng”

Bằng mọi nỗ lực, ông hoàn thành số đặc khảo Tập San Sử Địa 29, chủ đề về Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó, tiến sĩ Nguyễn Nhã đóng góp 4 bài. Tuy nhiên, ông không cho ra mắt ngay trong năm 1974 mà chờ đợi 1 năm sau. Vào năm 1975, sau sự kiện 1 năm thất thủ Hoàng Sa thì ông mới phát hành Tập san cũng như tổ chức một triển lãm trình bày những tư liệu chứng minh chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam. Triển lãm này đã khai trương với sự chứng kiến của 5 quốc lão, từ 80 tuổi trở lên.

Khi tôi trình bày triển lãm này do Nhóm Chủ Trương Tập San Sử Địa cùng với Ủy Ban Vận Động Xây Dựng Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương và Vovinam Việt Võ Đạo với tính cách Trưởng ban Tổ chức,  trước 5 vị quốc lão và quan khách, tôi phát biểu, đã khóc vì xúc động. Chính vì vậy, hồi đó báo chí đăng tin, bài, tôi nhớ có câu là “khánh thành triển lãm tư liệu lịch sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa trong chiêng trống vang rền, mọi người ôm nhau khóc ròng”.

Ông cười rạng rỡ khi kể với tôi về sự kiện này. Sự ủng hộ của báo chí, những vị quốc lão trên 80 tuổi trong đó có nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải  và cả dư luận đã giúp ông cảm thấy tương xứng với công sức, tâm huyết bỏ ra.

 

Tiến sĩ Nguyễn Nhã tại tủ sách tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa

Nửa cuộc đời cống hiến cho biển Đông

Năm 1996, ông bắt đầu thực hiện luận án Tiến sĩ chủ đề về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ngoài những tài liệu thu thập được từ năm 1974, ông đã thực hiện nhiều chuyến đi thực địa, tìm đến các nơi có lưu dấu của hai quần đảo. Trong tất cả các chuyến đi, những lần đến đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi luôn để lại ấn tượng sâu sắc với ông.

Với tôi, khi nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa, tôi tìm hiểu nhiều về chánh đội trưởng suất đội tủy quân Phạm Hữu Nhật, chỉ huy thủy quân triều Nguyễn đi cắm cột mốc tại Hoàng Sa năm 1836 trở thành lệ hàng năm. Nhiều tài liệu nói về việc ông từ Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ… nhất là châu bản nói rất chi tiết về việc đi cắm cột mốc chủ quyền ở Hoàng Sa. Ông lại là người Lý Sơn. Khi mà tôi đến họ tộc Phạm Văn ở Lý Sơn, tôi phát hiện trong gia tộc đó có tên Phạm Hữu Nhật. Tôi rất ấn tượng với điều này. Do đó, tôi là rất ủng hộ việc lập bia ở Lý Sơn cho ông Phạm Hữu Nhật vì đã dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa”.

Ông hào hứng chia sẻ với tôi rằng bây giờ ông là công dân danh dự ở đảo Lý Sơn. Người dân mảnh đất xinh đẹp đó luôn chào đón ông. Mỗi năm, ông đều dành thời gian để đến nơi này. Mỗi sự kiện, bằng chứng, tài liệu mà ông tìm được đều quý giá. Trong đó, sự kiện 1836 rất quan trọng với ông.

Trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi, năm 1836 rất quan trọng. Lịch sử ghi nhiều dấu mốc và sự kiện rõ ràng. Khi tôi tìm kiếm tại Lý Sơn, rất nhiều những tài liệu của các họ tộc nhắc đến năm 1836. Đặc biệt, tôi ấn tượng với các ngôi mộ gió. Trong đó, ngôi mộ gió tập thể gần nhà thờ tộc họ Phạm Quang (cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh) thật sự khiến tôi rất xúc động. Điều đó chứng minh tinh thần, ý chí bền bỉ và tình yêu to lớn của người dân Lý Sơn với biển đảo. Tinh thần đó mạnh mẽ và lan khắp đảo Lý Sơn. Dù người trước ra đi không trở về thì người sau vẫn tiếp tục lên đường đến quần đảo quê hương. Tinh thần ấy truyền từ đời này sang đời khác. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là minh chứng hùng hồn nhất”.

Năm 2003, ông hoàn thành luận án tiến sĩ. Từ đó, Tiến sĩ Nguyễn Nhã thường xuyên tham gia vào các chương trình hội thảo trong và ngoài nước về biển Đông.

Ở cái tuổi 75, Tiến sĩ Nguyễn Nhã vẫn tâm huyết với chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ông tiếp tục tìm kiếm, nghiên cứu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó không chỉ là công việc mà còn là niềm vui mỗi ngày của ông.

Câu chuyện của chúng tôi vẫn kéo dài, Tiến sĩ Nguyễn Nhã tiếp tục hào hứng kể tôi nghe những lần thuyết trình về Hoàng Sa, Trường Sa của ông ở khắp nơi trên thế giới. Và những câu chuyện ấy sẽ không dừng lại khi ông vẫn thường xuyên tham gia vào các cuộc thuyết trình về Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

Giảng Trinh

Các Bài viết khác