NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MỖI SỐ MỘT CHÂN DUNG
Thế Lữ đã tiếp nhận tổng hợp các thể loại sáng tác của Poe qua tác phẩm đặc sắc nhất của ông: Vàng và máu. Nhưng Thế Lữ đã “bản địa hóa” kiểu truyện kinh dị-trinh thám hiện đại dưới ảnh hưởng văn chương duy lý phương Tây và phong cách Edgar Poe bằng cách kết hợp với Bồ Tùng Linh cũng như tín ngưỡng dân gian người Việt ...
Cùng với Nhất Linh và Hoàng Đạo, Khái Hưng là một trong ba cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn – một văn đoàn quan trọng giai đoạn 1932 – 1945 có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa của văn học dân tộc.
HOÀNG MINH CHÂU Viết truyện trinh thám ở nước ta trước Cách mạng 1945, ngoài Phạm Cao Củng, trong giới văn học không ai quên: còn Thế Lữ! nhiều truyện trinh thám điều tra của ông in trên hai tờ báo lớn Phong hóa, Ngày nay, thực đã làm say mê bạn đọc đủ mọi tầng lớp. Cho đến ngày nay, sự nghiệp văn chương của thi sĩ còn để lại khá nhiều tác phẩm thể loại này: Bên đường Thiên Lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đòn hen (1939), Gói thuốc lá (1940), Gió trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), v. v.
Thời ấy thanh niên và thiếu nữ theo tân học say mê đọc Hồn Bướm Mơ Tiên, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng như cơn gió mát đi vào tâm hồn tuổi trẻ đang tìm hiểu về tình yêu lãnh mạn
Đóng góp của Khái Hưng cho Tự lực văn đoàn dồi dào và thành công hơn cả là sáng tạo văn chương, với nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện trẻ em...). Tác giả vào nghề văn không phải là sớm, 36 tuổi mới có tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản (Hồn bướm mơ tiên
Khoảng năm 1936 trở về sau, giới sân khấu, cả Nguyễn Hữu Kim, Hồ Trọng Hiếu (đã mang bút danh Tú Mỡ), mỗi lần nhắc đến vai trò đạo diễn, đều nói đến Thế Lữ như một đạo diễn là việc có khoa học và quy củ.
Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.
Thế Lữ là người có ý thức vượt thoát về cả chính trị, xã hội, cũng như nghệ thuật. Ông luôn đóng vai trò tiên phong trên nhiều lĩnh vực – thơ, văn, cũng như nghệ thuật sân khấu.
Thế Lữ là một trong những thành viên Tự lực văn đoàn có nhiều tác phẩm nhất ra đời từ Nhà xuất bản Đời nay. Từ năm 1934 đến năm 1943, Thế Lữ cho xuất bản mười hai cuốn sách (ngoài sách thơ, có những cuốn văn xuôi nghệ thuật gom gộp nhiều đơn vị tác phẩm), bình quân mỗi năm hơn một cuốn
Cần lưu ý là trước năm 1975 ở Miền Nam, Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ ra Sắc lệnh hoặc Nghị định về chương trình khung (nội dung giảng dạy, tác giả, tác phẩm, thời lượng cho từng tác giả tác phẩm, v.v..) cho từng lớp của cấp học, chứ Bộ không độc quyền biên soạn hay chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa mà để cho các nhà giáo có khả năng, có kinh nghiệm và uy tín đang giảng dạy cấp trung học trực tiếp biên soạn, thông qua Ban Tu thư của một vài Nhà xuất bản như Sống Mới, Khai Trí, Văn Hào v.v.. tổ chức in ấn
Họ gồm 7 người là Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu (không có Trần Tiêu) (2). Đứng về mặt xã hội phải nói họ đều là “chân trắng”. Nhưng họ lại tập hợp nhau lại vì một lý tưởng muốn cống hiến cho văn học, thông qua văn học mà đóng góp cho xã hội, và cùng chung sức nhau xã hội hóa hoạt động sáng tác của họ, trong sự vận hành của cơ chế thị trường văn học nghệ thuật đang dấy lên từ Nam ra Bắc thuở bấy giờ. Nghĩa là họ chấp nhận sự cạnh tranh để sống còn bằng nghề văn của mình. Họ không chỉ biết đến tiểu thuyết, thơ ca mà còn ràng buộc với nhau trong việc sống nhờ vào hai tờ báo và một nhà xuất bản. Họ không hy sinh mục đích văn chương cao quý cho việc kiếm kế sinh nhai bằng mọi giá, nhưng việc kiếm kế sinh nhai lại chính là điều kiện để họ giữ vững thiên chức văn học như một “mục đích tự thân”, điều mà có lẽ, từ 1945 đến nay, chưa một văn đoàn nào trên đất Việt làm nổi và có ý thức, có gan làm. (Nguyễn Huệ Chi)
Qua hội thảo khoa quốc gia học chuyên đề Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn Đoàn (2013) gần đây nhất, nhìn lại đã có những đánh giá ngày càng công bằng và xác đáng về hiện tượng văn học đã lùi xa 80 năm. Cần tiếp tục nhìn lại khảo sát thêm và tiếp cận, đánh giá đầy đủ hơn về phương diện giá trị hiện đại hóa tiểu thuyết Tự lực văn Đoàn (TLVĐ) trên tiến trình lịch sử văn học, chủ yếu trong những năm 30, 40 của thế kỉ XX.
« 20 21 22 23 24 »