NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

VÀI NÉT TIỂU SỬ NHÀ VĂN, ĐẠI TÁ TÌNH BÁO NGUYỄN VĂN TÀU

( 15-03-2018 - 05:56 AM ) - Lượt xem: 1023

Trong cuộc đời chiến đấu của mình chiến công của ông thật lớn và đã được nhà nước tôn vinh. Ông là thủ trưởng của 4 đơn vị anh hùng LLVT là: Cụm tình báo H.63 (1972); Lữ đoàn đặc công biệt động 367; Lữ đoàn đặc công biệt động 316 (2015), Phòng tình báo miền J22 và là thủ trưởng của 3 anh hùng là Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thị Ba và Nguyễn Thị Yên Thảo chuận bị được phong tặng danh hiệu Anh Hùng và bản thân ông cũng được phong anh hùng LLVT năm 2006

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang, Trần Văn Quang), sinh năm 1928 trong một gia đình nghèo tại xã Long Phước, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Khi còn nhỏ, cậu học sinh Nguyễn Văn Tàu học rất giỏi và thường có học bổng. Ông từng đậu hạng 7 trong số hơn 600 học sinh Nam kỳ lục tỉnh để giành học bổng của trường Pétrus Ký. Nhưng sau đó phải bỏ học vì Tây chiếm mất trường khi mới 17 tuổi. Về lại làng mình, vừa phụ giúp má nuôi các em, vừa tham gia phong trào thanh niên tiền phong của Việt minh. Người thanh niên trẻ tranh thủ học thêm võ ở trường làng, rồi cầm gậy tầm vông đi theo dân làng cướp chính quyền vào tháng 8-1945. Năm 1946 ông tham gia đội du kích Quang Trung ở quê nhà.

Năm 1947, để lại người vợ trẻ Trần Ngọc Ánh mới cưới được 1 năm, ông lên chiến khu Đ. Với vốn tiếng Anh, tiếng Pháp trôi chảy, ông hoạt động trong ngành quân báo. Thời chống Pháp ông đổi tên là Trần Văn Quang ông được cử đi học lớp cán bộ trung đội và là chiến sĩ quân báo của Việt Minh ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 1954 làm phó trưởng tiểu ban quân báo bà Rịa – Chợ Lớn, trực tiếp làm tổ trưởng tổ trưởng tổ quân báo liên huyện Nhà Bè – Cần Giuộc – Cần Đước. Sau hiệp định đình chiến Giơ ne vơ năm 1954, ông tập kết ra Bắc, và làm trung đội trưởng trinh sát rồi chính trị viên đại đội 17, Sư đoàn 338.

Ở miền Bắc ông được đào tạo làm sĩ quan tình báo chuyên nghiệp biết chụp ảnh, lái xe, viết văn, ôn luyện tiếng Anh, tiếng Pháp, và đặc biệt là bắn súng ngắn hai tay như một với độ chính xác cao, nổi tiếng trong toàn quân. Cuối năm 1961 ông được điều về Nam chiến đấu.

Năm 1962, ông được giao nhiệm vụ về Củ Chi xây dựng Cụm Tình báo chiến lược, hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Ông được giao tổ chức, xây dựng căn cứ cụm tình báo A18 đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu thập tin tức về địch, luôn bám sát thực tế, sâu sát cơ sở, nghiên cứu tình hình cụ thể. Là lãnh đạo chỉ huy Cụm A18 sau đổi tên là H63, (cụm có những điệp viên nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thị Yên Thảo) nhưng ông thường xuyên cải trang, vượt qua các trạm kiểm soát của địch để trực tiếp vào nội thành Sài Gòn chỉ đạo các cơ sở, tình báo viên thu thập tin tức, tài liệu.

Công tác nội thành thường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm vì lưới mật vụ dày đặc của Mỹ, Nguỵ, nhưng Cụm Tình báo H63 do ông tổ chức, xây dựng, chỉ đạo từ năm 1962 đã tồn tại đến tháng 4/1975 vẫn đảm bảo an toàn, thu thập nhiều tin tức có giá trị quan trọng phục vụ cho sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Miền.

Tháng 3/1970, ông được giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Đội 022B và chính ủy lữ  Đặc công biệt động 367 hoạt động rất hiệu quả trên đất Campuchia, sau đó được điều trở lại là Phó Chính ủy, kiêm Chủ nhiệm Chính trị Phòng Tình báo Miền (J22). Giữa năm 1972, ông lại được tăng cường trở lại làm Cụm trưởng Cụm Tình báo H63. Vừa làm nhiệm vụ thu thập tin tức vừa chỉ huy đơn vị vũ trang của cụm chống càn tiêu diệt được nhiều địch. Đầu năm 1973, ông được rút về căn cứ Bộ Chỉ huy Miền, tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Phó Chính ủy Phòng Tình báo Miền.

Tháng 10/1973, ông được cử ra Bắc học tập. Học được hơn một năm, đầu tháng 4/1975 ông được điều trở lại miền Nam, đảm nhận nhiệm vụ Chính ủy Lữ đoàn 316 Đặc công biệt động, đơn vị mà từ cán bộ chỉ huy đến chiến sỹ phần lớn là của Phòng Tình báo B2 (J22). Lữ đoàn có nhiệm vụ đánh thọc sâu vào những nơi hiểm yếu, chiếm trước những cây cầu trong thành phố, dẫn đường góp phần đảm bảo cho cơ giới tiến nhanh vào giải phóng Sài Gòn năm 1975... ông đã chỉ huy Lữ đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sau chiến thắng 1975, lữ 316 giảm quân số thành trung đoàn 316 đóng quân ở biên giới Bình Long  và ông tiếp tục làm chính ủy trung đoàn, đến cuối năm 1980 ông được nghỉ hưu.

Trong cuộc đời chiến đấu của mình chiến công của ông thật lớn và đã được nhà nước tôn vinh. Ông là thủ trưởng của 4 đơn vị anh hùng LLVT là: Cụm tình báo H.63 (1972); Lữ đoàn đặc công biệt động 367; Lữ đoàn đặc công biệt động 316 (2015), Phòng tình báo miền J22 và là thủ trưởng của 3 anh hùng là Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thị Yên Thảo, Nguyễn Thị Ba và bản thân ông cũng được phong anh hùng LLVT năm 2006.

 

8 tác phẩm văn học viết về cuộc đời tình báo của chính người anh hùng Nguyễn Văn Tàu và đồng đội

Trong thời gian làm Cụm trưởng cụm H.63 ông đã từng hứa với anh em chiến sĩ của mình nếu còn sống sau chiến tranh ông sẽ viết về họ về cụm tình báo H.63 nên sau ngày thống nhất ông đã bắt tay vào viết cuốn Sài Gòn Mậu Thân 1968, cuốn này được hoàn thành ngay trong năm 1976 nhưng mãi 12 năm sau nhân kỷ niệm 20 năm Mậu Thân 68 mới được NXB Văn Nghệ Tp.HCM in và tiếp ngay sau đó là Nước mắt ngày gặp mặt (VN 1989), Trái tim người lính 1,2 (VN1989, 1991), Bến Dược vùng đất lửa (VN 1994), Hoàng hôn trên chiến trường (Văn nghệ 1994), Sau đó mãi đến năm 2012 những mẩu chuyện ngắn về hoạt động của cụm H.63 tiếp tục đến với bạn đọc đó là Tình báo kể chuyện (Văn hóa-Văn nghệ 2012),  Bước ra từ thầm lặng (Văn hóa –Văn nghệ 2014) viết chung với Mã Thiện Đồng, Những điệp viên may mắn (TP.HCM 2017). Toàn bộ 08 tác phẩm của ông đều do NXB Văn Hóa-Văn Nghệ in và phát hành.

PHẠM THẾ CƯỜNG

Các Bài viết khác