NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRẦN HOÀI DƯƠNG - TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ VIẾT CHO TRẺ EM

( 11-05-2016 - 08:14 PM ) - Lượt xem: 1165

Sinh thời, Trần Hoài Dương là con người rất dễ thân thiện. Nhà văn có nhiều bạn bè cả ở ngoài Bắc và trong Nam khi chuyển vào sinh sống và làm việc trong này. Ngày ra mắt cuốn sách trên vào tháng 3 vừa qua, đông đảo bè bạn và những người thân thiết trong gia đình đã tới dự, và chia sẻ những dòng viết tâm huyết nhất.

Đọc Trần Hoài Dương – Con người – Tác phẩm (Hội Nhà văn, 2015)

PGS TS ĐOÀN TRỌNG HUY

Có một mối lương duyên ngẫu nhiên, mà tất yếu giữa Trần Hoài Dương với Tô Hoài. Trong đời, Trần Hoài Dương vô tình  được gặp nhà văn bậc thầy trong toà soạn. Như có linh tính bằng con mắt xanh, Tô Hoài đã nhận ra một đệ tử thân thiết trong tương lai, và đã “ dắt tay” nhà văn trẻ vào nghiệp viết cho thiếu nhi.

Vào Nam từ năm 1982, nhưng có dịp ra Bắc, thế nào Trần Hoài Dương cũng tìm tới thăm bậc trưởng lão ân nhân - người đỡ đầu tinh thần cho mình. Tô Hoài viết lời tựa cho tập Truyện chọn lọc Trần Hoài Dương với những lời chân tình, chí cốt nói lên lời ngợi khen thật ý nghĩa:

“Không biết tôi đang là trẻ thơ, tôi không nhớ tôi đã là một ông lão, tôi không biết tuổi đương đọc những sáng tác không có tuổi. Mỗi sáng tác hay thường khiến cho người đọc đánh mất tuổi như vậy”**.

-1-

Sinh thời, Trần Hoài Dương là con người rất dễ thân thiện. Nhà văn có nhiều bạn bè cả ở ngoài Bắc và trong Nam khi chuyển vào sinh sống và làm việc trong này. Ngày ra mắt cuốn sách trên  vào tháng 3 vừa qua, đông đảo bè bạn và những người thân thiết trong gia đình đã tới dự, và chia sẻ những dòng viết tâm huyết nhất.

Có những người bạn rất tri âm, tri kỷ, ngoài ca ngợi những đức tính tốt, còn chỉ ra điều bất cập trong tính cách nhà văn, như cái cực đoan mà đôi khi cũng có thể tha thứ. Chẳng hạn, sự chấp nê, ghét bỏ quá đáng người xấu, thói xấu.  Rất có cá tính, và cũng độc đáo. Nhà văn là con người hiền lành, khiêm nhường mà có khi cũng rất quyết liệt.

Nhưng, hầu như ai  cũng nhận ra đức trung  hậu, lòng nhân ái như cốt cách của Trần Hoài Dương. Ông dễ động lòng trắc ẩn, cưu mang, bao dung cả người chưa quen biết chỉ cần thông cảm với nỗi bất hạnh của họ. Có người đã coi lòng nhân hậu như một đức tính tiên thiên của nhà văn.

Tốt nghiệp Đại học, được về làm ở một vị trí thật  “đẹp” là Tạp chí Học tập của Trung ương Đảng. Nhưng chỉ sau ít năm, anh biên tập viên trẻ đã tự tìm một con đường đi thích hợp. Anh đi thực tế mấy năm ở trường Kim Đồng - trường Giáo dục trẻ em của Bộ Giáo dục. Thực chất, đây là một trường cải tạo trẻ em hư và cuộc dấn thân đầu đời ấy của nhà văn tương lai là đi sâu vào một thế giới “trẻ em khổ ải”.

Cậu bé Trần Hoài Dương bất hạnh từ tấm bé vì mồ côi mẹ từ năm lên 6 tuổi. Lại qua tuổi thơ có những khúc nhọc nhằn, nghiệt ngã, gian truân thuở nhỏ đi học xa nhà. Truyện dài Miền xanh thẳm chính là một loại truyện tự thuật. Nỗi ám ảnh mồ côi, bơ vơ thiếu tình thương yêu mẫu tử như  hội chứng tinh thần cứđeo bám đời anh. Nhưng, chính trải  những ngày vất vả, gieo neo nơi vừa học, vừa phải lao động để kiếm sống cùng bè bạn ấy, cậu bé đã hình thành được nhân cách chân chính. Cậu tìm thấy những  trong trắng, thuần phác nhất của tình yêu người: bè bạn, thầy trò thương yêu, đùm bọc nhau thân tình ruột thịt.

Đó là cái may trong cái rủi, nguồn hạnh phúc được chia sẻ tuổi ấu thơ.

Vào đời với một nung nấu cháy bỏng về lý tưởng chân - thiện - mỹ, Trần Hoài Dương thấy cần phải cầm bút, viết thành những trang văn đẹp cho đời. Chuyến đi thực tế đặc biệt kỳ lạ đầu đời như trao cho nhà văn tương lai trách nhiệm và hứng thú độc đáo: hãy viết cho các em, hãy viết về tâm hồn trẻ thơ.

Nói một cách chữ nghĩa, anh là người có tri mệnh -nghĩa là theo quan niệm đạo lý truyền thống: người quân tử phải tri mệnh.Biết cái mệnh, tức cái khả năng của mình có thể đạt tới để tri túc -thái độ vừa lòng với cái mình có, cho là đủ - túc. (Nói vậy, theo cách của Võ Nguyên Giáp khen Sơn Tùng với những sáng tác về Hồ Chí Minh). Trần Hoài Dương không chỉ “đâm đầu vào cái trường dữ dội kia một phần là có lời khuyên của cụ Tô Hoài” (Đỗ Chu), mà chính là tìm thấy một lẽ sống từ ngòi bút và nhân cách nhà văn lớn: “Tôi gắng chắt lọc từ cuộc sống ngổn ngang bề bộn những gì tinh tuý nhất, trong ngần nhất để viết cho các em.Tôi đến với văn học thiếu nhi như đến với một thú Đạo. Đó là một tuyên ngôn minh bạch của Trần Hoài Dương. Học tập bậc tiên chỉ làng văn Nguyễn Tuân, nhà văn hậu sinh cũng cố công một đời đi tìm cái Đẹp và cái Thiện để trao  trước hết, trên hết  cho trẻ em - lòng dũng cảm bắt nguồn từ trái tim hết mực yêu thương.

Đó là điều đáng ngưỡng mộ nhất ở Trần Hoài Dương.

Ở ta, thật còn hiếm những nhà văn có đủ đức, tài chuyên tâm viết về các em, cho các em. Không ít người viết “tay ngang”, “tay trái”. Cũng có người nửa chừng bỏ cuộc.

Trần Hoài Dương sống nghĩa tình với mọi người. Đã có những cộng tác viên cảm  kích, kết bạn thân thiết với nhà văn, vì tri ân biên tập văn chương, cũng là dìu dắt thân tình vào nghề viết. Nhà văn có những nghĩa cử hiếm có, như từ chối nhận nhuận bút, hoặc lấy nhuận bút giúp người khó khăn, ngay cả khi mình cũng chẳng dư dả gì. Sống tử tế, trung thực, thẳng thắn là cách đối xử nhất quán của nhà văn với  tất cả.

Đáp lại là cảm tình  nồng ấm thân thiết, chan hoà của mọi người dành cho nhà văn, của tập thể cũng như bè bạn, với Trần Hoài Dương, nhất là những lúc nhà văn gặp khó khăn, hoặc trong hoàn cảnh cô đơn.

Ở Trần Hoài Dương có nhiều tư cách - “3 trong 1”: nhà báo, nhà văn, nhà biên tập. Ba thế mạnh hài hoà, bổ sung cho nhau trong một người viết. Tuy chưa qua nghề dạy học, nhưng nhà văn xứng đáng là một nhà sư phạm lớn. Bởi, ông có cùng chức năng là kỹ sư tâm hồn, và cùng cốt cách với nhau: càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu. Nghề ở đây là nghề viết, mà là viết cho trẻ em.

- 2 -

Văn là người” được coi như chân lý phổ biến. Trường hợp này người tốt, văn hay (chữ cũng rất đẹp!)

Trần Hoài Dương mạnh dạn thử bút ở nhiều thể loại văn xuôi, truyện ngắn, truyện dài và một chút tạp văn. Nhà văn còn viết kịch bản phim cho thiếu nhi, cho Liên hoan phim Việt Nam 8, sáng tác kịch bản múa rối. Ngoài ra, ông còn biên soạn nhiều tập sách cho thiếu nhi: Bốn mùa(tuyển tập thơ - văn 4 tập,Trẻ, 2003), Những truyện ngắn hay Việt Nam viết cho thiếu nhi, Những truyện ngắn hay thế giới viết cho thiếu nhi (Trẻ).

Thành tựu chủ yếu là các tập truyện ngắn trong đó có tập được giải thưởng. Với gần 50 năm cầm bút - đến cái tuổi xấp xỉ “xưa nay hiếm”, gia tài văn chương của nhà văn kể ra cũng khà phong phú tuy chưa phải là đồ sộ: hơn 20 tập truyện ngắn, truyện dài và tuyển tập trong đó có tập tác phẩm nhà văn từng ao ước như Miền xanh thẳm.

Nét nổi bật dễ thấy là tài năng sinh động khá biến hoá của nhà văn.

Viết cho trẻ em không dễ bởi các em không phải là người lớn thu nhỏ. Có tâm sinh lý theo lứa tuổi. Khó nhất là người viết phải có tâm hồn “xanh non” để cảm thụ, nhận thức và từ đó lựa chọn phương thức thể hiện. Để hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi phải biết linh hoạt như người đầu bếp giỏi chế biến thức ăn ngon.

Cũng là viết cho các em, nhưng khi gom lại, nhà văn chia thành 3 ô mục: Những truyện tưởng tượng, Những truyện về đời thường Những mẩu chuyện nhỏ. Tuy nhiên, trong thực tế cảm thụ thì sự phân chia ấy là nhoè mờ.

Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Nhưng ở Những ngôi sao trong mưa bay hay trong Lá non, hay gặp Cô bé mảnh khảnh từng cái bình phong mở ra khép lại, tôi cũng không thể phân biệt rõ ràng được. Bởi vì tập truyện cứ bất chợt như thực lại không thực, khi thật xa khi lại gần trước mặt, đã mơ hồ hiển nhiên, là cuộc đời thường ngày hay là tưởng tượng, những con người ngẩn ngơ mà hồn nhiên này”.

Quả là, Trần Hoài Dương chưa đạt được cái sinh động, phong phú về thể văn, loại văn như bậc trưởng lão (truyện có tính lịch sử, dã sử, cổ tích, truyền thuyết như Đảo hoang (1980), Chiếc nỏ thần (1984), Nhà Chử (1985), nhưng cũng có nhiều loại đồng thoại, ngụ ngôn, giả cổ tích…, và nhất là pha trộn giữa chân thực và giả tưởng - “bất chợt như thực, lại không thực” như Tô Hoài đã viết. Đó chính là tài biến báo và cách “lạ hoá” hiện đại của nhà văn hậu sinh.

Cái mạnh được phát huy như nét phong cách gần giống Tô Hoài, chính là mỹ cảm nhân văn đời thường của Trần Hoài Dương.

Nhiều truyện của nhà văn thuộc loại “không có chuyện”, tức cốt truyện đơn giản, dựa chủ yếu trên mạch tình cảm, không có mâu thuẫn, xung đột gì ghê gớm, rắc rối. Truyện Cô bé mảnh khảnh, Nhớ một màu hoa thạch thảo là những ví dụ tiêu biểu: một niềm hạnh phúc, kiêu hãnh thầm lặng, một cảm tình mơ màng chưa thể gọi là tình yêu tuổi mới lớn.

Truyện Trần Hoài Dương viết nhiều về tuổi học trò là truyện đời thường.

Chiếc lá chính là một  tuyên ngôn  giản dị của mỹ cảm đời thường ấy : “Bình thường lắm… Cuộc đời tôi rất bình thường… Cuộc đời tôi chính là chiếu lá nhỏ nhoi bình thường”. Nhưng nhân vật “Hoa”, “Quả” ca ngợi: “Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui…”.

Những truyện đời thường được viết một cách không tầm thường. Cái khác thường là gợi cảm sâu xa về tình yêu nhân bản của con người. Việc đi tìm hạt ngọc trong tâm hồn con người là điều tâm niệm của nhiều nhà văn chân chính.

Lối viết này phù hợp với mục tiêu lý tưởng của trẻ thơ như Lê Phương Liên cảm nhận: “Tất cả các sáng tác của Trần Hoài Dương đều hướng tới lối cảm thụ thẩm mỹ với vẻ đẹp trinh nguyên của tâm hồn trẻ thơ”, cũng như ý tưởng của Đỗ Chu khi thấy rõ mục tiêu là các bạn đọc nhỏ tuổi: “Anh đã nói được với họ nhiều lắm, đã nói được những điều có ý nghĩa rất chính yếu, rất căn bản, đó là việc ngày ngày chăm chỉ nuôi dưỡng lòng trung hậu, lòng nhân ái”.

Văn phong giảndị, tinh tế, trong sáng nhưng sâu đmchính cũng là một dấu ấn của Trần Hoài Dương.

Nhà văn có con mắt tinh đời, dễ phát hiện ra những vẻ đẹp nhiều khi bình thường, giản dị mà tinh khôi, kỳ diệu. Ông đã biết nhìn tinh, nhìn kỹ mà hồn nhiên với con mắt trẻ em. Quá trình hé nở của một chiếc Lá non, những thì thầm tinh diệu của Tiếng mùa xuân... được diễn tả như vậy.

Thế giới thiên nhiên qua cảm nhận của trẻ em cũng chứa bao điều kỳ diệu. Nhà văn rất yêu hoa. Ngoài vườn có hoa, trong nhà có hoa. Có bạn đã khái quát trong nhà Trần Hoài Dương chỉ có hoa và sách. Nếu Phạm Hổ có Chuyện hoa, Chuyện quả, thì Trần Hoài Dương cũng có loại “Chuyện hoa, “Chuyện lá. Nói cách khác, ông có biệt tài tả hoa và lá. Biết bao loài hoa với hương sắc phong phú khác nhau được hiện ra sinh động và ngạt ngào dưới ngòi bút của nhà văn.

Nghề biên tập giúp cho văn phong Trần Hoài Dương có thể đạt “vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ thơ” như kỳ vọng  của nhà văn. Những truyện của Trần Hoài Dương được cảm nhận giàu phong thái lãng mạn như những áng văn xuôi giàu chất thơ.

Tuy nhiên, cái bay bổng ấy thường cất lên từ một nền ý tưởng bền chắc như cái triết lý sâu đằm của truyện, cũng là thông điệp giáo dục tâm hồn, ý thức gây dựng nền nhân cách trẻ thơ. Có điều là, sức nặng triết lý ấy đọng lại một cách nhẹ nhàng mà thấm thía - Cuộc phiêu lưu  của những con ch nói về  quan hệ riêng chung, phê phán thói ngạo mạn ích kỷ, cổ vũ cho ý thức tập thể, tình cảm cộng đồng. Con đường nhỏcó hai ý tưởng gửi vào câu hát: “Yêu sao con đường nhỏ/Nguồn của mọi con đường/Hãy giữ cho đường đó/Không bao giờ rác vương.”

***

Trần Hoài Dương là người đại diện cho thế hệ tiếp sức - lớp người kế tục vẻ vang dòng văn học cho thiếu nhi - đúng ra là văn học cho trẻ em, mà Tô Hoài, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng… đã mở ra từ trước cách mạng.

Sáng tác cho trẻ em của nhà văn khác nào “Cô Sách Giáo Khoa” của xã hội,  dịu hiền và nghiêm nghị,  luôn đồng hành với tuổi thơ  để truyền cảm những bài học về Luân lý và Đạo đức giúp các em  “làm người”, “ở đời” như lời Bác dạy.

Nhà văn đã một đời vì nghề văn và nghiệp viết cho trẻ em, và cho tuổi trẻ của cả chúng ta: “Cho tất cả những ai muốn có những giây phút sống yên bình trong thế giới trắng trong của cái Đẹp và cái Thiện”.

Trần Hoài Dương đã đạt nhiều giải thưởng văn chương, nhưng giải thưởng cao quý nhất vẫn là sự có mặt  trong tâm hồn trẻ em và cả trong lòng mỗi chúng ta./.

Kỷ niệm 5 năm ngày mất Trần Hoài Dương

Các Bài viết khác