NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRẦN DẦN …SỢ

( 26-09-2015 - 05:48 AM ) - Lượt xem: 1200

Thỉnh thoảng lắm tôi mới rẽ vào thăm Trần Dần, vào nhanh rồi đi ngay. Anh cũng muốn thế, tôi ngồi lâu một chút là anh giục, sợ cho tôi hơn là sợ cho anh.

Tính từ ngày khởi đầu vụ đánh Nhân văn - Giai phẩm cho tới nay là sắp trọn một con giáp.Phải chăng lịch sử trận chiến hư cấu với những vết thương có thật đã đi được một vòng để quay lại với hình dạng khác? Trước ngày bị bắt không lâu, tôi gặp Trần Dần . Anh dơ xe điếu dứ dứ vào mặt tôi mà phán: - Này, cẩn thận đấy ông nhá! Nhìn đây này! Anh chỉ cái sẹo ở cổ, nó được Nguyễn Sáng ghi lại trên bức ký họa bút sắt trên tờ Nhân Văn, kỷ niệm một cuộc tự vẫn không thành. Văn Cao khó chịu với Trần Dần. Lý do: Trần Dần trong khi tự kiểm thảo đã đụng tới nhiều người, kéo họ vào cuộc với anh, làm cho họ điêu đứng. - Thằng Dần tiếng thế mà không có gan. - Văn Cao nói - Mới bị đánh đã gục, đã phản tỉnh lung tung. Nó khai với Tố Hữu rằng Văn Cao khuyên tụi nó phục xuống mà đánh.Mà mình có nói thế bao giờ đâu.Mình chẳng chủ trương đánh ai.Thằng văn nghệ làm văn nghệ, thằng chính trị làm chính trị, mỗi thằng mỗi việc. Mình chỉ bảo tụi nó: làm gì thì làm, phải từ từ, phải ngó trước ngó sau. Làm gì có cái câu “phục xuống mà đánh”... Văn Cao kể anh có gặp Nguyễn Hữu Đang , Trần Dần, Hoàng Cầm, Trần Duy vài lần thật, trong thời gian báo Nhân Văn ra, nhưng chỉ bàn chuyện sáng tác, chuyện làm báo, không phải họp bàn chuyện chống lãnh đạo. Qua những lần trò chuyện với Trần Dần, Trần Duy , và những người khác trong vụ Nhân văn - Giai phẩm, được nghe các anh kể những chuyện rất khác nhau về giai đoạn cực kỳ đen tối đối với văn nghệ sĩ và trí thức trong những năm 1956 - 1957, thì trong rất nhiều chi tiết rối rắm, bùng nhùng, cái thật, cái giả, cái phải, cái trái lẫn lộn, không biết đâu mà lần, tôi thấy nổi bật lên một điều - những nhà lãnh đạo cộng sản rất giỏi xui nguyên giục bị. Sau trận đánh, hàng ngũ văn nghệ sĩ tan tác, người nọ sợ người kia, người này hận người khác, mọi người nói không đúng về nhau, thậm chí nói xấu nhau. Nghe mà buồn, mà ngán cho thế thái nhân tình. Tôi tin Văn Cao, nhưng tôi không nghĩ Trần Dần hèn. Tôi đã được biết chỉnh huấn là thế nào. Trong không khí chỉnh huấn, con người có thể bị biến đổi trong một tập thể tự kỷ ám thị, như trong cuộc lên đồng. Trần Dần, khi tâm thần hoảng loạn, lại bị xúi giục, có thể bị ám thị rằng Văn Cao đã nói như thế. Còn Văn Cao, trong tâm trạng hậm hực cũng dễ hiểu nhầm bạn mình lắm. Thỉnh thoảng lắm tôi mới rẽ vào thăm Trần Dần, vào nhanh rồi đi ngay. Anh cũng muốn thế, tôi ngồi lâu một chút là anh giục, sợ cho tôi hơn là sợ cho anh. Nhà cầm quyền nhìn anh như con bệnh suốt đời có khả năng gây ra lây nhiễm. Tôi thì lại không thấy ở anh bất kỳ sự nguy hiểm nào. Hồi mới ở Liên Xô về tôi thương Trần Dần, tôi nghĩ mình may mắn hơn anh. Bây giờ anh thương lại tôi, anh bảo anh còn may mắn hơn tôi. Dường như Trần Dần đã thấy trước, bằng trực giác, trận đòn thù tôi sẽ phải chịu. Trần Dần ít nói (hay bị đánh nặng quá mà thành ít nói?). Có khi ngồi cả buổi với nhau anh chỉ nói vài câu tào lao. Nói cho đúng, nói thì vẫn nói, nhưng không bao giờ có chuyện về một đề tài cụ thể, mà là những mẩu độc thoại cần có hai người để thành đối thoại. Tôi nhớ một hôm anh thủ thỉ: “Này, mình cũng người Nam Định đấy, cậu ạ. Cái vùng đất thịt này nổi tiếng vì những văn tài và những kẻ bất phục. E rằng trong máu chúng ta có cả hai thứ.” Anh hút thuốc lào liên tục, tiếng điếu bát ròn tanh tách trong căn phòng vắng lặng. Tôi tha hồ mày mò những mẩu bản thảo vương vãi quanh cái điếu, lặng lẽ đọc, thỉnh thoảng lại giật mình bắt gặp một tia chớp chói lòa trong chữ nghĩa của anh. Nhưng dù anh rất quan tâm tới bộ cánh cho ý nghĩ của mình, tôi thấy những ý thơ của anh luôn luôn cảm thấy chật chội vướng víu trong cả bộ cánh cách tân.Anh là người suốt đời đi tìm mà không thấy.Những kẻ chẳng bao giờ tìm ghét anh. Chúng sợ một lúc nào đó anh sẽ tìm được cái anh muốn tìm và cái đó sẽ làm lu mờ chúng. Sau những cuộc đối thoại tâm thần ấy, lúc chia tay, anh thường hỏi tôi: “Cậu hiểu mình muốn nói gì chứ?”. Tôi gật đầu. Thú thực, tôi chẳng hiểu gì hết trong những lời ngắn ngủi và lộn xộn của anh, câu trước không ăn nhập với câu sau, chưa nói hết mà đã tưởng nói hết rồi. Nếu anh muốn truyền tâm trạng anh sang tôi bằng ánh mắt của anh để tôi hiểu tâm trạng đó thì đúng là tôi đã hiểu. Tôi hiểu và tôi buồn.Buồn cho anh. Buồn cho tôi.Trần Dần thương tôi, muốn tôi học được nết sợ hãi. Như anh đã học. Thế hệ chúng tôi bất hạnh: chúng tôi ra đời trong thân phận nô lệ, lớn lên trong khói lửa chiến tranh và trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí.

VŨ THƯ HIÊN

Các Bài viết khác