NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TIỂU ĐOÀN 303 (phần 1)

( 10-02-2017 - 04:45 PM ) - Lượt xem: 2566

Nhân dịp Tiểu Đoàn 303 được phong danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 2015, chúng tôi cho đăng bài “Tiểu đoàn 303” (Bataillon 303) của tướng Raymond Boissau, nguyên sĩ quan quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông dương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Paris. Dựa trên nguyên bản tiếng Pháp đăng trong Tạp chí Revue des Armées số 174, năm 1989, trang 36-57, bản dịch tiếng Việt được đăng trong mục “Kể chuyện quê hương” của Nội san HỒN QUÊ HƯƠNG-Số 1.

Bản chụp thực hiện tại thư viện Services des archives, Chateau de Vincennes, Paris , vào ngày 4/2/2016,
Người chụp và dịch: Lê Thanh Nhạn.
Do còn nhiều điều chưa được đối chiếu với các tài liệu lịch sử của ta nên trong bài này chúng tôi trung thành với tác giả về tên gọi các đơn vị hay tên người. Trừ những trường hợp đã biết rõ thì mới viết đầy đủ dấu còn lại thì để nguyên văn trong bản tiếng Pháp.
Bản dịch còn là sơ khởi, chú trọng về sự kiện. Hy vọng sẽ có điểu kiện chỉnh sửa tốt hơn.
Trân trọng gửi tới những người quan tâm một bài viết chi tiết về Tiểu đoàn 303.

*
Lịch sử của một cuộc xung đột luôn là nguồn cảm hứng cho các nghiên cứu ở mọi cấp độ : những tổng hợp chính trị - chiến lược để công bố toàn dân, những nghiên cứu dựa trên những phương diện đặc biệt của cuộc kháng chiến thu hút sự quan tâm của một số chuyên gia; bản thân lịch sử các đơn vị làm trỗi lên niềm tự hào, thoả lòng các cựu chiến binh và thế hệ sau họ. Tổng hợp những chi tiết trên, ta lại có một kho dữ liệu cơ bản của lịch sử.
Cuộc xung đột ở Đông Dương, cũng như những cuộc xung đột khác, đã được đề cập và kể lại theo một trong ba phương thức nêu trên và danh sách các tài liệu tham khảo mỗi năm lại tăng thêm. Dù vậy, chúng tôi vẫn thấy rằng những sự kiện lịch sử được viết và xuất bản chỉ liên quan đến các đơn vị Pháp hoặc Mỹ. Cũng có thể Chính phủ Việt Nam cũng đã cho công bố các nghiên cứu cũng như báo cáo về vài sư đoàn ưu tú mà sự thành công của họ gắn liền với vận mệnh đất nước, nhưng các bài viết này chưa đến tay chúng tôi. Nói cách khác, các đơn vị của đội du kích Việt Minh của Nam kỳ chưa từng có vinh dự được kể đến trong lịch sử.
Vì thế, có lẽ đây là lúc cần thiết làm sáng tỏ hơn thời kỳ của cuộc chiến chống Pháp của Việt Nam bằng cách nêu danh và làm sống lại một đơn vị Việt Minh. Cấp độ tiểu đoàn này đã đượ chọn cho đơn vị này vì các sư đoàn Việt Minh ở Nam kỳ tồn tại không lâu dài và quân số thường xuyên thay đổi. Bài viết theo dấu tiểu đoàn (những chiến sĩ thuộc tiểu đoàn này) từ lúc ra đời( các lực lượng quân du kích) năm 1945 đến cuộc di quân ra Bắc sau Hiệp định ngừng bắn năm 1954. Tiểu đoàn là một trong số những tiểu đoàn đã theo gót quân du kích Việt minh từ đầu đến cuối - phía sau những hình ảnh truyền thống mà ta nhắc đến : những người nông dân chân lấm tay bùn trên ruộng lúa ban ngày và lột xác thành lính du kích ban đêm, những dân làng rình rập các đồn bót, đội quân tuần tra sập bẫy phục kích hay căn cứ quân Pháp bị phá huỷ do nội gián - , là kết quả trước hết của những rèn luyện thường xuyên dưới sự chỉ huy cặn kẽ, tập luyện kỹ càng và kỷ luật nghiêm ngặt. Chiến thuật đánh bất ngờ nhưng thường xuyên làm cản trở quá trình ổn định vùng Đông Dương.
Đó là tiểu đoàn 303. Tiểu đoàn được thành lập ở Quân khu 7 (QK7), nghĩa là phía Đông Bắc Nam Kỳ, từ sông Vàm Cỏ Đông đến Mũi Saint-Jacques , từ tỉnh Bà Rịa đến cuối nguồn Sông Bé. Vùng này rất khác so với các vùng còn lại của miền Nam Việt Nam : xứ sở của ruộng lúa bao la từ sông Vàm Cỏ cho đến đường quốc lộ ( nguyên văn : đường liên bang - Route Fédérale) số 1 và hạ lưu của một số nhánh sông khác bao quanh Sài Gòn, thế nhưng về phía Bắc lại là những đồn điền cao su to nhỏ, rồi nhanh chóng chuyển thành vùng rừng khi tiến gần lên dãy núi thuộc địa phận An Nam. Dân cư vùng này cũng đa dạng theo từng địa hình : đa phần là người miền Nam trong khu vực đồng lúa, khu đồn điền tập trung đa số người Bắc Kỳ, càng tiến gần vùng núi rừng thì càng hiếm thấy người « kinh » mà chủ yếu là người « Moi » sống rải rác trong những khu làng nhỏ nghèo khổ.
Bộ đội Hoàng Thọ
Tiểu đoàn chỉ chính thức mang tên tiểu đoàn 303 năm 1949, nhưng những hoạt động của họ đã bắt nguồn từ những sự kiện năm 1945 tại Sài Gòn.
1945
Sau khi phe Việt Minh dành chính quyền ngày 25/08 và cuộc biểu tổng biểu tình tổ chức ngày 02/09 tại Sài Gòn, Chính uỷ Nam Bộ đã tìm cách tổ chức đội quân tình nguyện được đề cập trong bản Tuyên ngôn độc lập, bằng cách thành lập các « Chi đội », với quân số thay đổi và được huấn luyện bởi các chiến sĩ Cộng Sản, bởi cựu lính biệt kích hoặc đội tự vệ Đông Dương, bởi những phụ tá của quân Nhật và bởi các thành viên của tổ chức thanh niên chính quy của thiếu tá Ducoroy . (?)
Vì thế mà ở phía Bắc Sài Gòn, khu ngoại thành Gò Vấp, Chi đội 13 đã được thành lập. Chi đội đã được chỉ huy bởi một người tên Tieu Cai và quân số trên 200 người.
Sau cuộc giải tản ở thủ phủ (Sài Gòn) bởi binh lính Anh và Pháp, ngày 12/10, Chi đội rút về Biên Hoà với Chính Uỷ Nam bộ. Và trước sự bành trướng của người Anh tại thành phố này, ngày 24/10, Chi đội rút lui về Tân Uyên, trung tâm quan trọng bên hữu ngạn sông Đồng Nai. Cuối năm 1946, khi mà những chiến dịch giải phóng Nha Trang và miền Nam An Nam nổ ra, nhóm Pontchardier tập hợp lính nhảy dù S.A.S. và hải quân ngược dòng sông Đồng Nai từ tỉnh Biên Hoà và chiếm Tân Uyên ngày 25/01 sau mười tiếng đồng hồ giao chiến ; thành phố được bảo vệ một cách quyết liệt bởi nhiều đơn vị trong đó có Chi đội 13. Dưới nguy cơ bị tan rã sau những cú trời giáng của tướng Leclerc, Chi đội 13, bấy giờ chỉ huy bởi Đặng Văn Thinh, quay về lại Gò Vấp và chờ đợi thời cơ thuận lợi để chiếm lại Sài Gòn và Tân Sơn Nhứt. Còn một bộ phận riêng biệt mà Chính Uỷ Nam kỳ vẫn có sẵn trong tay là Phân đội 10.
Phân đội 10 có lực lượng chừng khoảng 30 người, chia ra làm hai nhóm chiến đấu. Phân đội hoạt động dưới sự chỉ huy của Hoàng Thọ hay còn gọi là Năm Thọ. Trước đó, ông là trưởng đội Hướng đạo sinh Thiên chúa ở Sài Gòn, là một người rất năng nổ, độc tài, trung thành với đức tin của mình, theo chủ nghĩa dân tộc triệt để. Hoàng Thọ đã gây được sự chú ý ở Nguyễn Bình, Uỷ viên Quân sự mới của Nam kỳ, người thường xuyên ra lệnh cho Phân đội 10 trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ mình. Thọ cũng là phụ tá cho Hoàng Trương (Tên thật là Trịnh Văn Bach).
1946
Sau việc ký kết Hiệp định ngày 06/03/1946, Nguyễn Bình tổ chức lại các « băng nhóm » ở Nam kỳ và ngay cuối tháng 03 triển khai một chiến dịch khủng bố nhằm gầy dựng lại quân số bằng cách thủ tiêu bọn cường hào và bọn Việt gian. Tháng 06, Nguyễn Bình quyết định chủ động vào tấn công bằng những trận du kích liên tiếp đánh vào điểm yếu của quân Pháp. Phân đội 10 của Hoàng Thọ đã tham gia vào các trận đánh, nhận lệnh trực tiếp từ Nguyễn Bình, bấy giờ vừa là Uỷ viên Quân sự của Nam kỳ kiêm Khu trưởng QK7 (một vị trí mới lập ra).
Theo một ghi chép ngày 05/10/1946, Nguyễn Bình đã cho phép Hoàng Thọ thành lập một đại đội với các thành viên của Chi đội 13. Đơn vị mới được hình thành từ Phân đội 10 giờ có tên là « Đại đội cơ động Tây Ninh ». Thật ra, nép dưới tên Đại đội 52 hay Chi đội 57 thì đều là Bộ đội lưu động hay Bộ đội Hoàng Thọ. Vùng hoạt động của họ tập trung ở Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng.
Giữa hai nhiệm vụ thì Bộ đội Hoàng Thọ đảm trách việc canh gác trạm chỉ huy của Nguyễn Bình. Nguyễn Bình muốn ngăn chặn tham vọng của các giáo phái vô chính phủ. Ngày 13/11/1946, nghe lời phỉnh của tên hai mặt Nguyễn Văn Sau, phụ tá tư lệnh của Chi đội 4 (Bình Xuyên), Nguyễn Bình đã quyết định bắt Bùi Hữu Phiêt, chi đội trưởng Chi đội 25, một nhóm khác của Bình Xuyên, và nhiều thủ lĩnh theo chủ nghĩa dân tộc khác đang tập trung ở hãng đường Hiệp Hoà trên dòng Vàm Cỏ Đông. Từ chốt chỉ huy ở chùa Bình Hoà, vài km về phía Nam, Nguyễn Bình cho Hoàng Thọ và lính của ông thực thi nhiệm vụ bắt giam nhóm người kể trên. Đó là thời điểm mà Sau và hai người đạo Cao Đài, theo lệnh của Trịnh Minh Thế, chọn làm thời cơ để thủ tiêu Nguyễn Bình. Ông thoát nạn nhưng bị thương ở vai trái và ở chân. Nghe tiếng súng nổ, Hoàng Thọ đã tức khắc quay lại chùa và kịp thời đưa thủ trưởng vào bệnh viện QK7, gần Tân Uyên. Nguyễn Bình đã được Bác sĩ Phương phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng.
Sau vụ việc trên, Bộ đội Hoàng Thọ luyện tập để phục kích các đoàn xe chuyển hàng. Tháng 11, họ đã tấn công ở Truông Mit, một khu vực nhỏ cách Gò Dầu Hạ 20km về phía Bắc, một đoàn xe hàng tiếp tế cho Nông Trường Cau Khoi. Vụ việc cũng không thành công vang dội vì mục tiêu tấn công toàn là dân thường , nhưng đã cho phép Hoàng Thọ thu được hàng triệu bạc vốn là để trả lương cho công nhân của đồn điền. Hoàng Thọ đã trích một phần làm « quà » cho các chi đội Nam bộ. Chi đội 6 được hưởng 200.000 bạc. Để cảm ơn «món quà » này, quân lính đã biếu vị chỉ huy vài vũ khí.
Tháng 12/1946, quân số gia tăng, Bộ đội Hoàng Thọ chia làm 3 nhóm với 3 F.M. , 4 P.M. và 25 súng trường. Hoàng Thọ là trợ lý cho Trần Văn Thành, cho Uỷ viên chính trị Hoang Bach ; Hoàng Truong được điều đi nơi khác.
Nam bộ vẫn gặp nhiều khó khăn với những người bạn đồng hành của Mặt trận dân tộc : Hoà Hảo, Bình Xuyên, Cao Đài mà giới lãnh đạo Pháp tìm cách tách biệt với cuộc kháng chiến. Tháng 11, các tín đồ đạo Cao Đài tập hợp và thực dân Pháp cho lãnh tụ của giáo phái về từ Comores (nơi hắn ta bị đi đày) và cho hoạt động ở Tây Ninh. Nguyễn Bình quyết định tấn công Toà Thánh tại Tây Ninh để trừng phạt hắn.
Trận đánh diễn ra ngày 30/12/1946, chỉ huy bởi Huỳnh Kinh Trương, cựu chi đội trưởng Chi đội 1 Thủ Dầu Một, nay là Tham mưu trưởng của QK7 dưới biệt danh là Trương Thanh Trung. Bộ đội Hoàng Thọ tham gia vào trận chiến cùng với Bộ đội Hải ngoại, một đơn vị đến từ Siam mà đa phần là những kẻ đào ngũ của 5e R.A.C. dưới sự chỉ huy của cựu giáo viên Ngô Thất Sơn. Cuộc tấn công rất bạo lực gây rất nhiều mất mát phía Cao Đài nhưng thất bại. Kết quả là đạo Cao Đài bắt tay chặt chẽ hơn với thực dân Pháp về mặt quân sự. Hoàng Thọ trở về với lối đánh ưa thích của mình. Nhưng, Thọ bành trướng địa bàn hoạt động đến tận nhánh sông Sài Gòn nhưng vẫn giữ căn cứ ở Trảng Bàng.
1947
Ngày 04/02/1947, Hoàng Thọ tấn công một chuyến hàng của Michelin được sự hộ tống vũ trang, cách đồn điền Dầu Tiếng vài km về phía Nam, giữa Duong Lang và Bến Súc, thu được 1 F.M. + 1 P.M. + 3 súng trường ; không có thương vong.
Ngày 01/05/1947, Chi đội 1 tấn công hai xe tải của đồn điền Minh Thành trở về từ Chơn Thành đem theo 3 nhóm binh lính của 11/4e R.AC. định sẽ lập ổ phục kích. Cuộc tấn công gây thương vong cho lính Pháp nhưng Chi đội 1 không thu được chiến lợi phẩm nào. Hoàng Thọ quyết định đánh lại lần nữa. Ngày 07/05, Thọ mai phục trên tuyến đường Chon Thanh – Minh Thanh (5km từ Chon Thanh) với Đại đội 3 của Chi đội 1, vào 17h30 tấn công vào một xe tải của đồn điền có hỗ trợ vũ trang bởi hai xe trinh sát của 5e Cuirassier (trung uý Bocquillon) và một nhóm quân địa phương của Tiểu đoàn bộ binh Nam kỳ. Đội tháp tùng đã phản ứng mãnh liệt và đội tiếp viện đã ập đến lúc 20h buộc Hoàng Thọ phải rút lui. Dù tịch thu được 1 F.M. Nhật, 1 P.M. Sten và 7 súng trường của quân địa phương, trận đánh đã lấy đi mạng của 8 đồng đội cùng với 3 tên lính thiết giáp, 4 lính địa phương và 11 cu li – phụ nữ của đồn điền, một xe trinh sát bị thiêu cháy.
Ngày 21/05/1947, tiếp tục chiến dịch với Đại đội 03 của Chi đội 1, chỉ huy bởi Nguyễn Văn Ngo tức Quy, Hoàng Thọ lên kế hoạch với Quy tấn công vào một bót nhỏ của Pho Binh nhằm che đậy cho việc phá hoại con đường Bến Súc – Nha Mat được xây dựng bởi dân cư. Đại đội 03 thành lập một nhóm lao động, một trong số họ đã phóng hoả vài căn nhà để cho lính thường trực phải chạy ra. Đội quân này rơi vào bẫy phục kích của Hoàng Thọ 1km về phía Nam của bót làm 3 kẻ tử trận (trong đó có hạ sĩ quan, trưởng đội tuần tra), 2 kẻ bị thương và thu về 1 F.M.
Vào tháng 06/1947, Bộ đội Hoàng Thọ có 5 nhóm chiến đấu và thường di chuyển với 5 F.M., 10 P.M. và khoảng 20 súng trường.
Trở về hữu ngạn sông Sài Gòn, Hoàng Thọ đã có ý muốn tổ chức nhiều đợt phục kích trên các trục. Từ ngày 16/07 đến 15/08, Hoàng Thọ đã có hai cuộc giao chiến trong khu vực Tây Ninh và Gia Định, tịch thu được 1 F.M., 1 P.M. và 1 súng trường.
Kỹ thuật đánh của Hoàng Thọ tiến bộ dần. Ông đã quyết định một cuộc tấn công vào bót tự vệ của Thới Hòa trên quốc lộ 13( nguyên văn : RF13), giữa Thủ Dầu Một và Bến Cát, với hai đại đội của Chi đội 6. Trận đánh diễn ra ngày 19/08/1947, nhân dịp kỷ niệm ngày dành chính quyền của Việt Minh. Khoảng 11h, một lính lê dương đào ngũ xuất hiện ở bót, tỏ ý muốn tự giao nộp ; cánh cửa mở ra, lính Hoàng Thọ tận dụng sự bất cẩn của địch đột nhập vào bót và hạ nhiều quân du kích cùng bọn thân hào (13 người chết, 7 người bị thương), tịch thu 16 súng trường và hoả thiêu bót. Ngay tối hôm đó, y như Thọ dự đoán trước, phía Pháp chủ trương một chiến dịch truy kích, đảm nhiệm bởi chỉ huy đội 2e Bataillon de Marche de Cochinchine . Trước hoàng hôn, Pháp tiếp tục cuộc cuộc truy lùng, băng qua rừng An Son, và tiến gần đến mặt trận của Bộ đội Hoàng Thọ đang đợi ở An Thanh Thôn( Làng An Thạnh ? ) . Hoàng Thọ dùng lửa khống chế bọn lính Pháp – Campuchia trong ruộng lúa sâu và tiêu diệt chúng, (45 người chết trong đó có tên trung uý cùng 4 hạ sĩ quan người Âu, bắt sống 25 tù nhân trong đó có 1 người Âu, 5 F.M., 15 P.M. và 46 súng trường, 2 súng lục và 2 súng cố Nhật). Duy nhất một lính Pháp và 17 lính địa phương chạy thoát.

Hoàng Thọ, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 303, quân khu 7, tháng 7, 1949. Ảnh tư liệu của bài viết, chụp lại từ Bảo tàng Quân sự Paris,

Nhưng Hoàng Thọ đã bỏ sót vài vũ khí mà quân Pháp để lại trong lúc tháo chạy. Sau khi quân Hoàng Thọ rút đi, dân cư An Thanh đã thu nhặt trong ruộng lúa 2 F.M.Brenn và giao lại cho Quý, Đại đội trưởng đại đội 3 của chi đội 1, lúc bấy giờ quản lý An Thanh. Khi biết chuyện, Thọ đã đòi Quý giao trả hai 2 F.M.Brenn nói trên nhưng Quý từ chối. Thọ ra lệnh bao vây đại đội 3 tại căn cứ Rạch Kiên và tịch thu của Quý vài súng cối. Quý nhanh chóng điều đình và đề nghị đem sự việc báo cáo lên Tư lệnh QK 7. Nguyễn Bình đã ra quyết định hai vũ khí tranh chấp sẽ được nộp cho trường chính trị - quân sự của khu 7. Hoàng Thọ chấp nhận nhưng đòi phải ghi trên bán súng : « Bộ đội lưu động Hoàng Thọ đoạt ». Nguyễn Bình chấp nhận. Và kể từ đó, tất cả các vũ khí tịch thu được bởi quân Hoàng Thọ đều được ghi câu trên.
Nhờ chiến công ngày 20/08, Hoàng Thọ đã được ban thưởng « Huy chương chiến công hạng nhất ».
Ngày 11/09/1947, Hoàng Thọ lại một lần nữa đánh tả ngạn sông Sài Gòn. Ông cho tạo một ổ phục kích ở Bung Cong, trên con đường từ Dầu Tiếng đi Bến Cát và triệt hạ một đội tuần tra gồm 2 xe jeeps lính nhảy dù S.A.S., tịch thu được 2 súng máy.
Nhưng Thọ có một kế hoạch khác nữa. Với số vũ khí có trong tay, ông có thể trang bị vũ trang cho 2 đại đội. Với những quân lính của « Bộ đội lưu động Hoàng Thọ », ông lập một đại đội mang số 19, (không rõ lý do), với đại đội trưởng Thao, phụ tá Tran Tien Sang và uỷ viên chính trị Pham. Để lập đại đội thứ hai, ông phải tuyển thêm quân. Đêm 16/09, đại đội 19 bao vây các làng V8 và V14bis của đồn điền Michelin ở Dầu Tiếng và đem đi 450 cu li (đàn ông và phụ nữ). Trong số họ, Thọ đã chọn ra 80 thanh niên có đủ khả năng chiến đấu và giao trả những người còn lại cho Nai Son, cựu cai đồn điền Dầu Tiếng, trở thành chủ tịch « Công đoàn cao su » của khu 7 ; Thọ cũng đòi có thêm quân tiếp viện để huấn luyện lính mới. Một lần nữa, Nguyễn Bình chiều ý Thọ; Liên Quân C, một đơn vị quân đội của Gia Định và Tây Ninh, theo lệnh Nguyễn Bình điều cho Thọ 100 quân đến từ nhiều đơn vị khác nhau vào ngày 6/11. Tất cả các sự điều quân trên cho ra đời Đại đội 20 dưới sự chỉ huy của Phan Trong Pho va Uỷ viên chính trị Đặng Văn Ky, người miền Bắc, vừa hoàn thành lớp tập huấn chính trị quân sự nhưng là cựu phân đội trưởng phân đội 10. Hoàng Thọ điều hành việc tập luyện của lớp lính mới và giám sát cả sự hình thành đạo đức của quân lính ; mỗi tháng dành ra một ngày nhịn đói để tôi luyện thân thể và phần tiết kiệm được để vào một quỹ đặc biệt. Ngày 8/12 các quân lính của « Bộ đội » quyết định trích 50 đồng bạc từ quỹ và chuyển cho vùng Long Xuyên, Châu Đốc để cứu trợ.
Với nền tảng tạo bởi hai đại đội mà « Bộ đội lưu động » được lệnh di chuyển xuống Bà Rịa. Nguyễn Bình thật ra đã lo lắng cho tình hình khu vực mà chi đội 16 của Huỳnh Cong Dao (không phải Cộng sản) có vẻ như gần ngả về phía vua Bảo Đại, và chi đội 2 và 7, gốc quân « Bình Xuyên », đã chịu tổn thất lớn sau chiến dịch của 22e R.I.C.
1948
Trên đường hành quân, khi xuyên qua chiến khu Đ, quân Hoàng Thọ đã phải phản ứng bất ngờ, ngày 11/1/1948 chống lại chiến dịch không vận « Têta ». Chiến dịch nhằm vào chốt chỉ huy của QK7 trong khu tam giác Tân Tịch, Mỹ Lộc, Tân Lập, phía Tây Tân Uyên. Trong cuộc phản chiến nhằm vào một đơn vị, Hoàng Thọ thu được P.M. Thompson và 8 súng trường. Sau đó trong đêm, quân của Thọ cũng tiêu diệt được khoảng 200 lính dù bị bỏ rơi trên cánh đồng bởi 2e B.C.C.P ( 2eBataillons de Cochinchin Combat Parachutise Tiểu đoàn dù tác chiến số 2) Tự hào bởi chiến công này, quân lính của Thọ mang trên mình trong một khoảng thời gian dài những tấm khăn cắt từ vải dù.
Phía Nam, Bộ đội( Hoàng Thọ) , được sự giúp đỡ của một trung đội thuộc chi đội 10, đụng độ với một đội tuần tra Pháp tại bót Phước Thiên, ngày 06/02 ; cuộc chiến diễn ra tại Phước Lai làm thiệt hại 5 người và bị thương một và chỉ tịch thu được một súng trường Anh. Quân Hoàng Thọ đến được Bà Rịa ngày 13/02.
Bị đẩy lui khỏi Plaine des Jonc (Bãi bấc) bởi chiến dịch Vega, ngày 15/02, Nguyễn Bình trở về chiến khu Đ. Lo lắng về vấn đề hoà bình cho Nam Kỳ, ông ra lệnh cho QK7 tăng cường các cuộc tấn công chống lại sự liên lạc thông tin của phía Pháp. Vì thế mà Chi đội 10 tấn công và tiêu diệt đoàn xe từ Đà Lạt ngày 01/03. Hoàng Thọ tìm kiếm các cơ hội thuận tiện trong vùng hoạt động mới của ông.
Ngày 29/03, vào lúc 7h sáng ở Long Hải, theo lệnh của Vệ Quốc đoàn Bà Rịa và Chi đội 7, ông tấn công một đoàn xe gồm 5 xe tải của Trung tâm giáo dục Nước Ngọt đang tiến vào Bà Rịa tháp tùng bởi 2 A.M. của 5eCuirassier- Lính thiết giáp (Trung uý Malin) và một đơn vị bảo vệ của Nam Kỳ ; sau khi vô hiệu hoá A.M bằng mìn, quân Hoàng Thọ tấn công. Nhưng quân tiếp viện ập đến nhanh chóng từ Bà Rịa, cùng với hai A.M mới và hai đơn vị của 11/22e R.I.C., giải toả đoàn xe : hai xe tải bị đốt cháy. Phía Pháp có 4 tử vong, 7 bị thương và 2 mất tích. Phía quân Hoàng Thọ chịu tổn thất nặng : sự ra đi của Tran Van Thanh, phụ tá của Thọ, 9 bị thương nặng ; quân tịch thu được một súng máy, và 2 (theo phía Pháp) hay 8 (theo phía ta) súng máy. Vị trí của Thanh sẽ do Hoang Gia Nhi đảm trách, nguyên trưởng đội Ban Công Tác của Sài Gòn Chợ Lớn ; cùng thời với Hoàng Trương, lính cũ của phân đội 10, trở thành Uỷ viên Chính trị.
Ngày 18/05, một đợt tấn công mới vào đoàn xe chở hàng, hơi về phía Bắc, giữa đồn điền Courtenay và Ba Ria. Chiến lợi phẩm : 4 P.M., 6 súng trường và một máy thu phát sóng.

Nguyễn Bình phẫn nộ trước thái độ của các giáo phái. Đạo Cao Đài rồi Hoà Hảo đều lần lượt bắt tay với Pháp. Bình Xuyên cũng đã cắt đứt liên hệ với Nam Bộ từ một năm nay và đợi bắt tay với phe nào mạnh nhất. Nguyễn Bình viết thư cho Bảy Viễn, để mời Bảy Viễn ở Plaine des Jonc( Rừng Sát) về nhận chức tư lệnh khu 7. Bảy Viễn rời khu căn cứ Rừng Sát, phía Nam Sài Gòn, ngày 20/05, tháp tùng bởi 200 quân. Trong lúc đó, Nguyễn Bình cùng với một trong số các Trung uý dưới trướng Bảy Viễn tổ chức tấn công Rừng Sát bởi tất cả các đơn vị Việt Minh đóng quân gần đó. Bộ đội Hoàng Thọ rời Bà Rịa và tham gia vào chiến dịch vào cuối tháng 05. Chiến dịch kết thúc, 5 Chi đội của Bình Xuyên bị tước vũ khi và đầu hàng. Ta biết rằng Bảy Viễn trốn thoát khỏi việc bị bắt, trốn ở Binh Hoa ngay 10/06 (trên dòng Vàm Cỏ Đông) và cùng với bộ tham mưu, hắn về theo trưởng ty mật thám của Nam Kỳ, Savani. ( nguyên văn : «… au chef du 2e bureau de Cochinchine ( commandant Savani)
Trong mùa mưa, quân Hoàng Thọ trở lại vùng hoạt động của năm trước đó giữa Trảng Bàng và sông Sài Gòn. Ngay ngày 10/07, một vài thành viên tham gia cùng tiểu đoàn 306 tấn công một đoàn xe của Dầu Tiếng, giữa đồn điền Dầu Tiếng và Bến Súc, làm hư hại 2 A.M. của 2e Spahis Marocains (kỵ binh Maroc ?) , đốt cháy 6 xe tải và tịch thu vài chục vũ khí. Ngày 20/07, biệt đội của Bộ đội Hoàng Thọ trợ giúp cho Ban Công Tác số 5 tấn công bằng súng cối ở ngã tư Bà Quẹo (Gia Định) ; cũng các thành phần này ngày 10/08 đụng độ với một đội tuần tra Pháp trên đường giữa Bà Quẹo và Bà Điểm và mất mát 2 người cùng nhiều vũ khí.
Ngày 19/08, lễ Độc lập được tổ chức khắp nơi. Ngày 26/08, Uỷ ban hành pháp của Nam Bộ thông báo rằng họ đã quyết định nhân dịp này tổ chức lại các đơn vị của QK7 mà Huỳnh Văn Nghệ vừa nhận chức Tư lệnh – Nguyễn Bình trở thành Uỷ viên quân sự Nam bộ. Một khoảng tín dụng 65000 bạc cũng nhân dịp này mà trao cho QK7 trong đó Bộ đội Hoàng Thọ 1000. Quân số lúc bấy giờ là 230 gồm 120 chiến sĩ và 110 nhân sự hỗ trợ.
Trước sự tiến bộ của tiến trình hoà bình và cải thiện sự di chuyển của các nhóm quân Pháp nhờ vào việc thiết lập các tháp canh trên các trục đường bởi tướng de La Tour, Nam Bộ tập luyện cho các đơn vị thường trực cách chủ động tấn công bằng các hành động cụ thể. Hoàng Thọ được trao nhiệm vụ thủ tại vùng đồn điền phía Bắc Thủ Dầu Một. Tiểu đoàn 903 của Trung đoàn 301 (trước đây là đại đội 3 chi đội 1 không còn dưới sự chỉ huy của Quy !) được đưa vào hoạt động vào cuối năm 1948.
1949
Ngày 19/10, Bộ đội Hoàng Thọ tấn công đoàn xe Minh Thanh, Dầu Tiếng, nhưng lần đó thất bại : không tịch thu được gì và Đại đội trưởng Đại đội 20 hy sinh trong chiến dịch.
Được sự hỗ trợ bởi Tiểu đoàn 903, quân Hoàng Thọ bao vây các làng (V16 và V22) của Dầu Tiếng vào đêm ngày 5 đến ngày 6 tháng giêng năm 1949 và lấy đi 164 cu li. Ngày 25/01/1949, họ đốt cháy 10ha cây cao su gần làng V52. Sau đó, khi dời địa bàn hoạt động về phía Hớnquản, ngày 22/03 quân Hoàng Thọ tấn công 3 xe tải của đồn điền Xa Cat trong đó có một xe bị giật mìn, giữa Xa Cat và Can Dam, và tịch thu 3 súng trường Anh. Tháng 5, họ đột nhập thành công vào trạm xá của làng Xa Co 2 của đồn điền Quản Lợi và tịch thu được nhiều vũ khí cùng với một radio.
Sau sự chiêu hồi của Bảy Viễn, ban chỉ huy Nam Bộ đã sát nhập (sau khi đã thanh lọc) các chi đội 4 và 5 vốn là lính Bình Xuyên, để lập ra Bộ đội chủ lực Nam Bộ chính thức ra đời ngày 23/11/1948 ở Plaine des Joncs( Rừng Sát). Tháng 03 năm 1949, một trong hai đại đội đã được cử đi sang Campuchia và sau đó trở thành tiểu đoàn Pocumbo. Nguyễn Bình muốn cấu trúc lại các đơn vị thường trực để chuyển từ hệ thống các chi đội với địa hình thay đổi thành các Trung đoàn và Tiểu Đoàn, một hệ thống thành công ở Bắc Kỳ. Nguyễn Bình cũng quyết định, vào tháng 05 /1949, chuyển đổi đơn vị của Hoàng THọ thành một Trung đoàn, Đại đội còn lại của bộ đội chủ lực Nam bộ và đại đội 309 của vùng Rừng Sát (Plaine dé Jonc).
Trung đoàn chủ lực của QK7
Bộ đội lưu động Hoàng Thọ trở thành Trung đoàn chủ lực lưu động QK7 tháng 5 năm 1949 lấy tên Bộ đội 303, có con dấu riêng. Vì thế mà con số 303 xuất hiện và được giữ nguyên đến cuối cuộc chiến, quân lính cũng được gọi là chiến sĩ 303.
Tuy nhiên, tên gọi đại đội ban đầu vẫn được giữ nguyên vì quân số chưa đủ để thành tiểu đoàn.
Chỉ huy : Hoàng Thọ
Phụ tá : Nguyen Van Quang
Uỷ viên chính trị : Tran Dinh Cuu
Tham mưu trưởng : Luc Si Ho
- Đại đội 2719 (xuất thân từ Bộ đội Hoang Tho)
Chỉ huy Doan : Duy Ngoi
Phụ tá: Tran Tien Sanh
Trưởng đội tuần tra : Dang Van Ky

- Đại đội 2720 (xuất thân từ đại đội 309)
Chỉ huy : Nguyen Huynh Ngan
Phụ tá : Tran Van Cham
Trưởng đội tuần tra : Lê Thanh Nhan

- Đại đội 2721 (xuất thân từ Bộ đội chủ lực Nam bộ)
Chỉ huy : Dinh Van Sang
Trưởng đội tuần tra : Hoang Bac Phong

- Đại đội 2723 (hành chính)
Chỉ huy : Ho Huu Duc
Trưởng đội tuần tra : Do Van Lai
Cách tổ chức mới này đưa Bộ đội Hoang Tho vào « khuôn » và khiến Hoang Tho, một người theo chủ nghĩa tự lập quyết liệt, không hài lòng. Hoang Gia Nhi đã được đề bạt thành chỉ huy quân sự của Uỷ ban kháng chiến Sông Bé – một khu vực khó và không trong lành (theo tiếng Việt là nơi khỉ ho cò gáy) – và thay thế ông là Quang trước kia là phụ tá của chi đội Biên Hoà. Uỷ viên chính trị Hoang Trương, bạn chiến đấu của Hoàng Thọ từ những ngày đầu được cử làm Uỷ viên chính trị của bộ tham mưu quân sự vùng Biên Hoà. Thay thế Trương là Trần Đình Cửu, cựu cán bộ đào tạo trường Chính trị quân sự quân khu 7 và trường Sĩ quan. Lục Sĩ Hồ, sinh ra ở Thủ Dầu Một, lúc còn nhỏ đi học ở trường Cap Saint-Jaques, từng là trung sĩ của Trung đoàn 73e Génie Indochinois trước khi nổi dậy tháng 10 năm 1946, từng trong bộ tham mưu quân khu 7, nay trở thành Tham mưu trưởng của tiểu đoàn 303. Ngoại trừ Đỗ Văn Lai, cựu Thư ký hành chính ở Sài Gòn, tất cả các Uỷ viên chính trị khác đều xuất thân từ miền Bắc hoặc miền Trung : Đặng Văn Ky, sinh năm 1923, vốn là thợ thiêu xuất thân từ Hà Đông (Bắc Kỳ) gia nhập chi đội 13 năm 1945, Lê Thanh Nhan, sinh năm 1924 ở Thừa Thiên (An Nam), cựu thư ký đánh máy và thợ sửa xe đạp, từng đấu tranh cho phong trào công đoàn kháng chiến và soạn thảo tờ báo Cảm-Tử trước khi tham gia năm 1948; Hoang Bac Phong sinh năm 1925 gần Nam Định (Bắc Kỳ) và từng là thuỷ thủ ; cả ba đều có cơ sở giáo dục tốt, Ky có bằng tiểu học, Nhan và Phong bằng trung học cơ sở.
Song song đó, trong các chương trình huấn luyện quân sự, Uỷ ban Nam Bộ thành lập một tổ chức của Đảng Cộng sản thích ứng chặt chẽ với cơ quan chức năng, nhờ đó mà việc giám sát các đơn vị trở nên hiệu quả hơn. Trước kia, Uỷ viên chính trị chịu sự quản lý của chỉ huy ; giờ họ phụ thuộc vào tổ chức song song. Trong Trung đội có tổ với các Tổ trưởng là chỉ huy, trong Đại đội có các Chi bộ dưới sự chỉ đạo của Chi uỷ, Bí thư là chỉ huy ; trong Trung đoàn – sau đó là trong Tiểu đoàn – Liên chi mà liên chi uỷ làm Bí thư của Trung đoàn.
Ngay sau đợt huấn luyện, đơn vị mới thành lập được điều tới Phú Mỹ, trong địa phận Bà Ria để tập luyện trong vòng ba tháng trên núi. Ngày 07 /06, một cuộc họp lớn giữa các cán bộ để chuẩn bị cho cơ sở giáo dục và nhân lực. Sự chuẩn bị được tiến hành khẩn trương. Vào cuối thời kỳ này, Bộ đội 303 rời Phú Mỹ, để đến đóng quân tại Bình Mỹ, 10 km về phía Tây Bắc Tân Uyên, rìa Tây chiến khu Đ, gần chốt chỉ huy của khu 7. Hoàng Thọ bị Nguyễn Bình triệu tập và cắt chức ông. Đâu là lý do được đề cập và đâu là nguyên nhân thật sự cho sự việc này ? Không một ai biết. Có thể, sự bốc đồng của người chỉ huy dân tộc chủ nghĩa, sự chống đối ra mặt của ông trước Đảng Cộng sản khi tổ chức này bắt đầu quản lý đơn vị của ông đã khiến cho Sếp lớn ra quyết định này.
Hoàng Thọ được bổ nhiệm vào bộ tham mưu Nam bộ ở khu 8 và đảm trách việc tổ chức vận chuyển hàng tiếp tế. Một ngày nọ, sau khi uống quá chén, Thọ đã phá bàn ghế của văn phòng làm việc của ông và châm lửa. Ông bị bắt, bị cạo đầu và tống giam ở khu 9 (Rạch Giá), gần đất mũi Cà Mau. Không ai nghe tin tức gì của ông từ đó. Mà cũng từ đó có câu chuyện về người anh hùng của độc lập. Hoàng Thọ được cấp dưới sùng bái, vinh danh ông bằng huyền thoại của sự vinh quang trong khắp QK7, dù ông từng được Nguyễn Bình trọng dụng, những người cùng cấp bậc với ông cũng ganh tức cho rằng những kết quả ông đạt được được tổ chức tuyên truyền thổi phồng lên.
Phụ tá Nguyễn Văn Quang lên thay chức Thọ. Ngày 20/11/1949, QK7 quyết định chính thức phong Quang là Trung đoàn trưởng và cho Lê Van Ngọc làm phụ tá cho Quang. Ngọc sinh ra ở vùng ngoại ô Biên Hoà năm 1913 và cũng như Quang, Ngọc từng là đại đội trưởng ở chi đội 10.
Nguyễn Văn Quang « khánh thành » chức vụ mới và vị trị đóng quân mới của bộ đôi 303 tại Bình Mỹ bởi một buổi « Lễ ra quân », với sự có mặt của Huỳnh Văn Nghệ vào ngày 16/09/1949.
Sự tập trung của bót chỉ huy khu vực, của Trung đoàn và nhiều đơn vị khác xung quanh Bình Mỹ không qua mắt được bộ chỉ huy Pháp nên Pháp quyết định tiến hành một chiến dịch ngày 10 và 11 tháng 11. Tiểu đoàn 303 nghênh chiến một các nhẹ nhàng.
Ngày 21/10, Quang tập hợp tất cả các cán bộ để bàn thảo tìm ra phương cách cải thiện hiệu suất của Bộ đội trong quan điểm chính trị cũng như trong kế hoạch quân sự. Ông quyết định tổ chức một vài lớp tập huấn lý thuyết và thực hành.
- Tập huấn về sự hoàn thiện các tổ trưởng (từ ngày 01 đến ngày 30/11/1949) cho các cán bộ của Tiểu đội yếu kiến thức chính trị.
- Tập huấn về sự cải thiện các cán bộ Đảng (từ ngày 01 đến ngày 31/12/1949), tập hợp 8 Trung đội trưởng, 8 trung đội phó và 32 tổ trưởng ;
- Tập huấn dành cho các tổ phó (từ ngày 01/11/1949 đến ngày 31/01/1950) : các nhóm phải cử ra 2 người và mỗi ban một người.
- Tập huấn chiến sĩ chiến đấu và thành viên có khả năng bảo vệ các cán bộ thường trực (từ ngày 01/11/1949 đến 13/11/1950) ;
- Ba bài giảng lý thuyết hành chính : đánh máy, in ấn và minh hoạ, kế toán (từ ngày 01/11/1949 đến 31/01/1950).
Việc hệ thống hoá các đợt tập huấn nhiều khả năng là do Lục Sĩ Hồ, Tổng tham mưu đảm trách bằng việc áp dụng các bài học, các chiêu thức mà ông đã sử dụng trong Quân đội Pháp.
Ngày 10/12, phía Pháp tổ chức một chiến dịch lớn càng quét chiến khu D (Désiré)*. Chiến dịch tập trung cả phía bắc lẫn phía nam. Bộ đội 303 tổ chức một cuộc phản công vào Xom Sinh ngày 11 và tịch thu được 1 P.M. Mas cùng 1 súng trường. Cuối chiến dịch phản công, ngày 16/12, họ dự định thực hiện thêm một chiến dịch khác trên nguyên tắc sự kết hợp với liên đội 301/310, nhưng không có kết quả.
1950
Theo một quyết định ra ngày 16/01/1950, Bộ đội 303 đã trở thành Trung đoàn kể từ ngày 21/12/1949. Vì vậy mà cụm từ « bộ đội) thân thuộc với lính kháng chiến ban đầu cũng biến mất. Nhưng cái tên « chiến sĩ bộ đội 303 » vẫn còn được sử dụng sau đó khá lâu trong Trung đoàn chủ lực QK7.
Sự tái tổ chức của Nguyễn Bình đã cho kết quả. Tính đến tháng 12, người chỉ huy trưởng Nam Bộ này có trong tay 15 Trung đoàn (không nên ảo tưởng về cụm từ « Trung đoàn »). Nam Bộ trải qua một thời kỳ khủng hoảng kinh tế và tài chính do sự phong toả vùng Transbassac tổ chức bởi tướng de La Tour. Nguyễn Bình quyết định, hoặc do nhận được lệnh của tổng bộ, chuyển từ chiến tranh du kích sang thế tấn công bằng cách điều quân các trung đoàn một cách thường xuyên. Thường các cuộc tấn công tập trung ở Trà Vinh, quy mô lớn và đòi hỏi QK7 phải thực hiện phương pháp nghi binh.
Nhờ đó mà Trung đoàn 303 tổ chức một cuộc tấn công vào đoàn xe từ Buôn Mê Thuột. Trận đánh nổ ra ngày 03/01/1950 trên trục đường rừng Phước Hoà, Đồng Xoài, cách Phước Hoà tầm 10km, ngang tầm (địa lý) với ruộng lúa Nuoc Vang. Nhưng trận đánh không thành công toàn vẹn : chỉ có 7 xe tải, trong số hàng trăm xe tải bị phả huỷ. Với cái giá là hai người thiệt mạng và hai người bị thương, trung đoàn tịch thu được quần áo, hàng tiếp tế và bắt được trung uý Leccia thuộc đội vận tải quân sự.
Vài ngày sau đó, trung đoàn tiếp đón sự viếng thăm của phái đoàn chính phủ trung ương.
Đã từ khá lâu, chốt chỉ huy cua QK7 và bộ đội 303 đóng tại « Choi Dung » bên bờ Suoi Gang, cách Binh My 2km về phía Đông-Bắc. Ngày 07/02, phía Pháp tổ chức chiến dịch « Trotinette » tấn công vào chiến khu Đ, một khu rộng lớn bao gồm nam Đồng Nai, bắc Sông Bé và tây Suoi Tho Ut ; lính Pháp chỉ rời khỏi địa phận chiến khu ngày 14/02, sau khi giao chiến với bộ đội nhiều lần và phá huỷ hoàn toàn căn cứ của họ. Duy chỉ có chốt chỉ huy của chiến khu và của bộ đội 303 là thoát khỏi sự tàn phá. Nhưng nhục nhã vì đã để cho lính Pháp làm chủ tình thế trong một khoảng thời gian dài như ý đồ của chúng, Nguyen Van Dung, chỉ huy tạm thời QK7 ra lệnh xử tử trung uý Leccia (tên này cũng không chịu đựng nổi sự di chuyển không ngừng trong thời gian bị cầm tù). Leccia bị xử bắn ngày 10/02 tại trại Choi Dung.
Chấp hành mệnh lệnh tổng tấn công của Nguyễn Bình nhằm lấy lại thế chủ động trong địa bàn Trà Vinh, Nguyen Van Quang đã định tấn công vào bót An Binh trước tiên (nằm giữ Phước Hoà và Đồng Xoài). Nhưng đội trinh sát của đại đội 2720 đã chạm trán một đội tuần tra của 2/3e R.T.A phía Đông Nam bót. Quang quyết định không tấn công An Bình mà chuyển sang bót Tân Uyên. Trận chiến diễn ra ngày 21/03. Bộ đội bị vấp phải một thất bại đau đớn, 40 lính mất mạng hoặc bị thương. Tinh thần của các cán bộ và quân ngũ bị tổn hại nghiêm trọng. Quang tìm cách lên tinh thần cho quân bằng cách liên tiếp tổ chức tấn công. Ngày 31/03, trận đánh đoàn xe của Đà Lạt trên đường số 20 không đem lại kết quả gì : Hồ Kim Long, phân đội trưởng đại đội 2719 bị tử trận. Ngày 12/04, Quang tổ chức lại cuộc tấn công vào Tân Uyên : thêm một thất bại nữa ; Ngo Sô, phân đội trưởng đại đội 2720 tử trận. Không khí nặng nề. Lần đầu tiên bộ đội 303, đơn vị tinh hoa, gặp phải sự đào ngũ của một cán bộ : Chau Van Hieu, phân đội trưởng đại đội 2719 đầu hàng Pháp ngày 16/04. Một cuộc tấn công nữa không được chuẩn bị chu đáo vào đoàn xe Buôn Mê Thuột ngày 02/05 không đem lại kết quả.
Đã đến lúc phải làm gì đó để kiểm soát lại Bộ đội và chấm dứt chuỗi thất bại. Ngày 08/05, một lực lượng tiếp viện đến từ liên đội 301-310 đã được điều đến cho Trung đoàn 303. Với sự đồng ý của quân khu, Quang tiến hành một cuộc hành quân dài mang tên « Trường Chinh » ; từ ngày 14/05 đến ngày 10/06, Bộ đội lưu động chủ lực của quân khu 7 đã đi 800km mà không ra khỏi quân khu, đe doạ các bót và các xe tải trên đường hành quân. Ngày 20/06, trong khi mùa mưa bắt đầu, một đợt tấn công nữa vào đoàn xe Đà Lạt trên Đường 20 được tiến hành.
Bộ đội 303 không phải là đơn bị duy nhất nếm thất bại : khắp nơi, các cuộc tấn công của Nguyễn Bình đều bị phá vỡ, do thiếu trang bị vũ trang đạn dược nhưng cũng do các cuộc phản công của tướng Chanson, truy lùng các tiểu đoàn Việt Minh đến tận cùng các nơi ẩn nấp của họ. Nguyễn Bình muốn tận dụng mùa mưa để rút ra bài học của các thất bại. Ông tổ chức lại : thanh lọc cán bộ, cải thiện phương pháp giáo dục và chiến đấu rồi lại tiếp tục chống trả.
Tiểu đoàn 303 của Trung đoàn Đồng Nai
Sự tái tổ chức quân ngũ đã chia quân lính thành 4 trung đoàn trong đó một trung đoàn cho khu 7. Ngày 19/08/1950 Trần Văn Trà, chỉ huy của khu 7, triệu tập các chỉ huy quân sự của vùng đến dự một cuộc họp ở Dong-Ken (thuộc Chon Ba Den, vùng Tây Ninh). Ông thông báo sự ra đời của Trung đoàn Chủ lực Đồng Nai, đứng đầu là Trần Đình Xu, người miền Trung và từng chỉ huy liên trung đoàn 306/312 của Tây Ninh, cùng Nguyen Chi Sinh, người phụ tá thân thiết của Xu, và Uỷ viên chính trị Nguyễn Việt Hồng. Trung đoàn hoạt động với một tiểu đoàn chủ lực, ba tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn hành chính ; các tiểu đoàn được đánh số nương theo con số 303, con số được giữ lại cho bộ đội Hoàng Thọ ; bao gồm : tiểu đoàn 301 (vũ khí hạng nặng), 302, 303, 304 và 305 (hành chính). Tiểu đoàn 302 xuất thân từ liên trung đoàn 301/310 (tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà), tiểu đoàn 304 xuất thân từ liên trung đoàn 306/312 (tỉnh Gia Định và Tây Ninh).
Tại tiểu đoàn 303, Nguyễn Văn Quang và Lục Si Hồ, do liên tiếp thất bại, bị chuyển công tác sang quân khu 9, cũng thuộc Nam bộ. Thay Quang lên làm tiểu đoàn trưởng là Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ trung đoàn 311 ; nhưng ông này không lâu sau đã được điều sang làm chỉ huy tiểu đoàn 304, để từ tháng 10/1950, ban chỉ huy tiểu đoàn 303 bao gồm :
- Tiểu đoàn trưởng : Lê Van Ngọc (truoc là phó)
- Tiểu đoàn phó : Duong Van Minh Vo (đến từ liên đoàn 306/312)
- Trưởng đội tuần tra : Trần Đình Cửu
Tổ chức của các đại đội có thay đổi đôi chút kể từ tháng 05 năm 1949 : Đoàn Duy Ngoi, người Bắc kỳ, lính kỳ cựu của chi đội 13, đã từng chiến đấu ở đại đội 2719, 2720 và 2721 ; ở đại đội 2719, Trần Tiên Sanh thay Ngoi làm đại đội trưởng, Đoàn Hồng Hải là đại đội phó và Uỷ viên chính trị Lê Thanh Nhanh đến từ đại đội 2720 ; Dan Van Ky sau khi hoàn thành đợt tập huấn hoàn thiện chính trị ở Nam bộ từ tháng 08 năm 1949 đến tháng 06 năm 1950, được bổ nhiệm làm việc ở ban chính trị của tiểu đoàn dưới quyền Trần Dinh Cuu. Ở đại đội 2720, Nguyễn Huynh Ngan được chuyển công tác vào Nam bộ, thay vị trí của ông là Doan Duy Ngoi sau đó là Trần Nam Son ; tháng 07 năm 1949, Pham Khanh My, người Bắc kỳ, trước là công chức của Viện nghiên cứu nông nghiệp Bến Cát thay thế vị trí Lê Thanh Nhanh ; phụ tá Tran Van Cham, người Bắc kỳ, cựu hoa tiêu vẫn giữ chức cũ.
Việc tái tổ chức kết thúc tháng 08 năm 1950, và sau một thời kỳ huấn luyện dài, Nguyễn Bình ra lệnh, cuối tháng 09 năm 1950, trong cả ba khu cuộc tổng tấn công bạo lực gọi tên « Nước lớn » (cuối mùa mưa). Nổ lực một lần nữa được ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh cũng như trong toàn khu 7 nơi mà, từ ngày 07/10 đến ngày 15/11, trung đoàn Đồng Nai giáng những cú tấn công trời giáng vào lực lượng Pháp. Phía Pháp gọi là « chiến dịch Bến Cát » còn phía Việt Minh gọi là « chiến dịch Le Danh Cac » theo tên của đại đội phó đại đội 3 thuộc chi đội 1 tử trận ngày 08/03/1948 ở Pho Binh bởi quân 3/43e R.I.C. , người trở thành vị anh hùng huyền thoại trong vùng Bến Cát. Khu vực hoạt động tương đối hẹp giữa sông Saigon và R.13 thuộc Bến Cát; các mục tiêu là Dầu Tiếng và các đồn điền cùng hai trục đường R.13 và vành đai Bến Cát, Dầu Tiếng.
Tiểu đoàn 303, về phần họ, hướng hoạt động lên R.13 và tiến hành ba cuộc tấn công lớn. Ngày 15/10, họ đã phá huỷ thành công nhiều xe bọc thép. Ngày 22/10, họ phá huỷ một súng máy tự động Coventry của 5e Lính thiết giáp nhưng thu hồi được nòng súng 40mm, và 8 xe tải ; nhưng Trần Tiến Sanh ; đại đội trưởng đại đội 2719 tử trận cùng 7 chiến sĩ khác bị thương nặng. Ngày 15/11, cuộc tấn công thứ ba vào đoàn xe phá huỷ khoảng hai chục xe vận tải dân dụng.
Khu vực Thủ Dầu Một, nhận được quân tiếp viện của tướng Chanson đã giải toả được khu vực bị đe doạ ; trung đoàn Đồng Nai tránh các chiến dịch của quân Pháp và tiểu đoàn 303 rút lui về Lai Uyên giữa R.13 và khúc vòng của Sông Bé. Từ ngày 27/11 đến ngày 02/12 đã diễn ra cuộc họp nhằm rút ra bài học « kinh nghiệm của mặt trận 3 » (của tiểu đoàn 303) của chiến dịch Le Danh Cac, trong đó các cán bộ tự kiểm điểm và rút ra bài học từ những chiến dịch ; sau đó tiểu đoàn được nghỉ phép. Ban chỉ huy tận dụng cơ hội để tái tổ chức cần thiết do sự mất mát, một phần do các trận đánh và một phần do « rừng thiên nước độc » ở Bến Cát. Đại đội 2720 và 2720 chưa khi nào đạt quân số tối đa nên nhập lại thành một đơn vị. Sau đó, theo lệnh khu 7, vào ngày 07/12/1950, các đại đội thay đổi cách đánh số.
- Đại đội 2719 trở thành đại đội 65, dưới lệnh của Đoàn Hồng Hải.
- Đại đội 2720-2721 trở thành đại đội 55, dưới lệnh của Trần Nam Sơn.
- Đại đội hành chính 2723 trở thành đại đội 75 (trưởng đội tuần tra Đỗ Văn Lai).
1951
Trong lúc đó, tướng Chanson muốn khai thác thất bại chung của thế tấn công của Nguyễn Bình, hắn chủ động tấn công không ngừng vào tiềm lực của Việt Minh. Tiểu đoàn 303 bị bao vây trong một chiến dịch nhỏ ngay nơi trú ngụ Lai Uyen ; ngày 29/12, tiểu đoàn phản công lại thế thòng lọng của quân Pháp và đã nhanh chóng thoát khỏi vòng vây về lại chiến khu Đ. Từ ngày 28/01 đến ngày 02/02/1951, tiểu đoàn lại phải chạm trán với một chiến dịch càn quét chiến khu Đ. Sau chiến dịch đó, tiểu đoàn đóng quân tại Binh Mỹ, gần chỗ đóng quân năm trước. Ngày 01/04, tiểu đoàn lại phải tránh một cuộc tấn công mới trong khi một vài trong số họ cầm cự chống kẻ thù.
Tiểu đoàn tập trung 303 của tỉnh Thủ Biên
Các đơn vị trước đây ứng quân cho trung đoàn Đồng Nai không kịp bổ sung lại quân số vì thế nên tiến hành một chương trình quốc gia nhằm phân chia cho mỗi tỉnh một tiểu đoàn, mỗi phái đoàn một đại đội. Khắp Nam Kỳ đã áp dụng chương trình trên. Đồng thời, Nguyễn Bình tạm ngưng giao các nhiệm vụ cấp vùng cho 4 tiểu đoàn thường trực rút ra từ những trung đoàn chủ lực. Song song đó, Nguyễn Bình tổ chức lại các tỉnh bằng cách nhập hai tỉnh một lại với nhau – vì vậy mà các tỉnh của Thủ Dầu Một và Biên Hoà nhập lại thành Thủ Biên – và phân chia Nam bộ ra thành 2 phân liên Khu Đông và Tây thay thế cho ba khu 7,8 và 9.
Chính trong tình hình này là ngày 01/05/1951, tiểu đoàn 303 được lấy ra khỏi trung đoàn Đồng Nai và trở thành Tiểu đoàn tập trung cua tỉnh Thủ Biên.
Ban chỉ huy của tiểu đoàn cũng được thay đổi. Lê Văn Ngọc giữ nguyên chức vụ, nhưng ông mất đi người phụ tá Dương Văn Minh Vo bị chuyển công tác sang tiểu đoàn 306 của tỉnh Gia Định – Ninh và Uỷ viên chính trị Trần Đình Cửu chuyển sang tiểu đoàn 304 của trung đoàn Đồng Nai. Để thay thế có Ta Minh Khâm, cựu lính chi đội 1 nổi tiếng vùng Bến Cát và Nguyễn Van Khoa, cựu lính chi đội 10, nhất tiểu đoàn 302 và nhì tiểu đoàn 304. Những sự chuyển đổi công tác có vẻ như nhằm mục đích « vùng hoá » các cán bộ của tiểu đoàn.
Tiểu đoàn mà ta biết rằng chỉ còn lại hai đại đội bộ binh (đại đội 55 và đại đội 65) được củng cố vào tháng 07 năm 1951 bởi hai đơn vị đến từ tiểu đoàn bảo vệ Nam bộ (tiểu đoàn 295) đã giải tán. Đại đội 14/t.d. 295, đại đội Bạch Đằng cũ của tiểu đoàn Lê Lợi thuộc trung đoàn 310 Biên Hoà, trở thành đại đội 60 dưới sự lãnh đạo của Phan Duy The. Đại đội 18/t.d.295, đơn vị vũ khí hạng nặng, trở thành đại đội 70, dưới lệnh của Lương Toan Trung.
Le Van Ngoc mừng tiểu đoàn với cơ cấu mới bằng một chiến thắng quan trọng : ngày 20/07/1951, củng cố bởi đại đội địa phương, đại đội Lam Sơn, Ngọc tấn công bót Trảng Bom trên con đường số 01 phía Đông Biên Hoà. Chiếm được bót, các xe bọc thép đến tiếp cứu bị phá huỷ (với một khẩu súng máy tự động và một xe trinh sát Humber) ; tiểu đoàn, với cái giá khoảng 10 người hy sinh và bị thương, đã thu được 3 súng máy, 4 F.M., 2 súng cối, 4 P.M. và 43 súng trường.
Tuy nhiên, Ngọc chưa hài lòng với các cộng tác viên trực tiếp. Tạ Minh Khâm và Nguyễn Van Khoa đã rời « mặt trận » vào lúc hai giờ sáng trong khi trận đánh kéo dài đến tận sáu giờ : sự vắng mặt đó đã gây mât trật tự và tổn thất : nhiều người bị thương chết do không kịp chuyển đi và cứu chữa trực tiếp. Nguyễn Văn Khoa cũng được rút ra và chuyển về Ban căn cứ địa của Nam bộ (khu D) và thay thế Khoa vào tháng 10 là Quang Van Bay đến từ Văn phòng chính trị Nam bộ. Tạ Minh Khâm bị khiển trách.
Tận dụng việc dư thừa vũ khí tại Trảng Bom, ban chỉ huy Thủ Biên đã muốn củng cố lại tiểu đoàn 303 bằng cách tuyển chiến sĩ trong đội ngũ thành viên của Đảng Cộng sản làm việc trong nhiều cơ quan chính trị quân sự khác nhau ; từ đợt tuyển chọn này đại đội 80, còn gọi là đại đội « Hồng quân » ra đời nhưng giải tán ngay đầu năm 1952 do thiếu cán bộ day dặn kinh nghiệm và cũng do gặp quá nhiều khó khẳn trong việc tiếp tế ; khoảng 200 chiến sĩ chia vào các đại đội hoặc tiểu đoàn khác.
Từ chiến thắng Trảng Bom, tiểu đoàn 303 quay lại khu vực đóng quân trong khu Chiến khu Đ và ở lại đến hết tháng 08. Tiểu đoàn dự định lập những thành tích mới bằng việc tấn công trong đêm ngày 02 và 03/09 bót Rach Dong (hay Cay Dau) trên đường chạy dọc Đồng Nai. Đại đội Lam Sơn lại đến tiếp trợ cùng với đại đội tự chủ 902 của liên trung đoàn 301/310. Có vẻ bót không mấy ngạc nhiên và các chiến sĩ phải rút lui nhưng không có thương vong.
Đầu tháng 10, tiểu đoàn 303 được điều đi vền phía Khánh Vân. Tỉnh Thủ Biên có ý định tấn công bót giặt để, đầu chiến dịch mới tháng 10, mở ra cuộc thi chiến công. Đó là ngày 09/10, cuộc tấn công vào bót Casanova (hay Nha Tho) khiến phía Pháp người tử trận và 10 bị thương, và đội lính tấn công (đại đội 55 và đại đội Nguyễn Van Nghĩa (của phái đoàn Tân Uyên) mất đi 6 chiến sĩ. Tiểu đoàn quay lại chiến khu Đ sau đợt truy kích giữa tháng 10 bởi chiến dịch Impropmtu và Salière, sau khi lang thang và nhịn đói 08 ngày trong rừng phía Bắc Sông Bé, trong vùng An Linh. Sự yên bình trở lại ở chiến khu Đ. Đại đội Nguyễn Văn Nghĩa được giao cho một nhóm súng cối và một phân đội của đại đội 55 để đi Lai Khê đánh bót có tên « de la S.R.A.T. » ngày 02/11 và uy hiếm các tháp canh của Viện nghiên cứu Cao su Đông Dương (I.R.C.I.) ngày 03/11.
Cuối tháng 11, Thủ Biên quyết định tấn công lần nữa bót Quadrilatère, sau Casanova, bót David 4km phia Đông của Búng. Trong đêm 26 và 27/11, đại đội 55, đại đội Nguyễn Van Nghĩa, rất chủ động cùng đại đội Nguyễn An Ninh từ Lái Thiêu tấn công vào bót quân du kích này ; họ xâm nhập vào bót, giết chết 2 làm bị thương 3 lính và bắt sống một lính có vũ khí ; nhưng họ cũng bị tổn thất với 6 hy sinh, 1 bị bắt làm tù binh, 1P.M. và cùng khoảng ba mươi thương binh.
Một cuộc tấn công cuối cùng vào bót giặt trước khi cuộc thi đua chiến công kết thúc ngày 19/12. Ngày 02/12, được tiếp viện của đại đội Lam Sơn, tiểu đoàn tấn công vào bót Sông Ret, thuộc Biên Hoà, nội gián của một chỉ huy trong đại đội Lam Sơn đã khiến giặt dè chừng và cuộc tấn công thất bại.
Chiến dịch mùa thu đó gây thất vọng nặng nề sau chiến thắng Trảng Bom. Hon thế, nhiều nguy hiểm mới đang rình chờ các đơn vị của Thủ Biên trong cuối năm, với sự xuất hiện lần đầu tiên xe tăng nhẹ của 3/5e lính thiết giáp và một bót ở Bến Sắn (gần Vinh Loi) được khởi công xây dựng bắt đầu từ ngày 20/12.

Các Bài viết khác