NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NHỚ PHẠM TIẾN DUẬT - NHÀ THƠ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

( 19-12-2017 - 06:19 AM ) - Lượt xem: 792

Là người đồng lứa với nhà thơ, người viết bài này cũng đã có mặt ở nhiều công trình cầu đường Trường Sơn khi ấy. Chúng tôi đặc biệt say mê bài thơ Tiểu đội xe không kính của anh.

Đối với nhà thơ Trịnh Công Sơn, mười năm là một nhịp sống:

   “Mười năm xưa đứng bên bờ dậu

   Đồng xanh hoa muối bay rì rào”

Trong bài Để gió cuốn đi, Trịnh có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

Theo cách tính đó, từ 1965-67 đến giờ đã là năm “nhịp sống”. Năm mươi năm nhìn lại đường Trường Sơn, nhớ tới nhà thơ Phạm Tiến Duật. Khi vận chuyển hàng trên đường mòn Hồ Chí Minh, Phạm Tiến Duật cũng có cái nhìn tương tự Trịnh Công Sơn: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”…

*

Phạm Tiến Duật sinh ngày 14/1/1941, quê Phú Thọ. Học xong Đại học Sư phạm Văn, năm 1964 anh nhập ngũ, vào Trung đoàn pháo cao xạ. Sau chuyển sang Cục Vận tải, rồi thành lính của binh đoàn Trường Sơn.

Đường Trường Sơn là đường mòn, đường thượng đạo đi trên núi. Sau gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Lực lượng tham gia làm đường và vận chuyển là công binh, thanh niên xung phong, giao thông vận tải, dân công lên đến 12 vạn người.

Máy bay Mỹ đã thả 4 triệu tấn bom, làm mưa gây khói, thả chất độc da cam, đánh biệt kích, thả phương tiện do thám… gây cho ta không ít thiệt hại: 14.500 xe-máy, 700 khẩu pháo, 9 vạn tấn hàng bị phá hủy; 3 vạn người bị thương và 2 vạn người hi sinh, gồm cả bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân, dân thường…

Nhưng qua thơ Phạm Tiến Duật thì:

               “Đường ra trận mùa này đẹp lắm

               Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

 

               Từ bên em đưa sang bên nơi anh

               Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến

               Như tình yêu nối lời vô tận

               Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn”

*

Lúc ấy, Phạm Tiến Duật tuổi 29-30, già dặn hơn nhiều lính nghĩa vụ, thanh niên xung phong… hầu hết chỉ ở độ tuổi mười tám đôi mươi.

Là người đồng lứa với nhà thơ, người viết bài này cũng đã có mặt ở nhiều công trình cầu đường Trường Sơn khi ấy. Chúng tôi đặc biệt say mê bài thơ Tiểu đội xe không kính của anh.

               Xe không kính không phải xe không có kính

               Bom giât, bom rung kính vỡ đi rồi…

               Không có kính rồi xe không có đèn

               Không có mui xe thùng xe có xước

Thế mà nhà thơ - người lái xe Phạm Tiến Duật vẫn:

               Ung dung buồng lái ta ngồi

               Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

Còn gì kích thích lũ chúng tôi hơn nữa!

Không phải nhà thơ không thấy trên trời dưới đất đâu cũng là bom, mìn, là đắng cay gian khổ, cả chết chóc nữa! Chúng tôi biết thế lắm chứ. Nhưng cũng như ông, chúng tôi chỉ muốn được là anh lính vận tải ngang tàng, chỉ nhìn thấy – bằng con mắt lạc quan yêu đời của mình, bằng con tim nhiệt huyết của mình – những hình ảnh như mê như say cuốn hút mọi người khi ấy:

               Nhìn thấy gió vào xua mắt đắng

               Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

               Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

               Như sa như lùa vào buồng lái

   Và:

               Không có kính, ừ thì có bụi

               Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

               Không có kính, ừ thì ướt áo…

               Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Không biết có ai đọc những câu thơ sảng khoái đó rồi cũng hút thuốc lá như nhà thơ không, nhưng số người sẵn sàng nhập ngũ làm anh lính vận tải hay tham gia thanh niên xung phong phục vụ đường Trường Sơn do đọc những dòng này, thì hẳn khó có thể tính đếm được!

*

Không chỉ phơi phới hồn nhiên, những câu thơ của Phạm Tiến Duật còn đem đến cho lũ cán bộ trẻ chúng tôi những tình cảm lãng mạn, cũng như những câu thơ của Phan Văn Từ được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc trong bài “Nhịp cầu nối những bờ vui”:

               Anh lại gặp em sau một ngày chiến đấu

               Đến bên cầu thổi sáo em nghe

Có câu chuyện như thế này. Trong Đại hội Thanh niên xung phong năm 1966, một chị đội trưởng đi từ sân khấu xuống hát giao lưu với khán giả và đề nghị: Khi hoàn thành nghĩa vụ, cấp trên cho các chị chuyển vùng về một khu mỏ hay khu công nghiệp nào đó để chị em có cơ hội được gần đàn ông hơn!...

Chị nghĩ thế nói thế vì đọc thơ Phạm Tiến Duật về “tiểu đội xe không kính”, về lời ca “cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn”, về câu chuyện “Thạch Kim, Thạch Nhọn”…, hay chính nhà thơ làm được nhiều những bài thơ như thế là nhờ cảm xúc từ hình ảnh những cô gái Thanh niên xung phong đơn độc giữa rừng già, thiếu thốn đủ mọi bề nhưng luôn rộng lòng “hào phóng” với cánh đàn ông mới quen mới gặp, bất chợt đi qua cung đường? Thật khó có thể nói cho rạch ròi!

*

Nhà thơ đến năm 1971 thì lập gia đình với cô giáo Vân. Dự đám cưới họ có mặt Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Trần Tiến.

Lòng chị Vân vẫn đinh ninh, sẽ có ngày nhiều câu chuyện riêng tư của chồng sẽ được lộ sáng, trần trụi dưới sức nóng của ánh sáng mặt trời.

Năm 2016, cô Lê Thị Nhị sinh năm 1946 tìm đến thăm mộ nhà thơ đã hé lộ về cô gái có cái áo trắng, trắng hơn những cái khác trong bài thơ Phạm Tiến Duật làm năm 1968 về cô gái Thanh niên xung phong…

Thơ hay cốt tại ý tứ, cũng vì tác giả dụng công với ngôn từ.

Thơ Phạm Tiến Duật còn có một giá trị rất khu biệt.

Mặt trời chiếu sáng tất cả. Lớp không khí bao quanh trái đất bừng ánh sáng xanh dịu.

Mọi vật, mọi người khi được chiếu sáng đều tỏa ánh hào quang, chỉ có điều không giống nhau.

Sau gần nửa thế kỉ, dưới ánh sáng lịch sử đường Trường Sơn, nhiều người đã có gia đình, có mái ấm riêng. Nhưng cũng có nhiều người không có…

Có điều chắc chắn. Rất nhiều người dù sau này thế nào, khi ấy đã từng say mê thơ Phạm Tiến Duật!

VŨ ĐÌNH VINH

Các Bài viết khác