NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MỘT THOÁNG THƠ TÌNH A.S. PUSHKIN

( 04-02-2015 - 11:07 PM ) - Lượt xem: 2618

Trong dịp kỷ niệm 215 năm ngày sinh của Puskin vừa qua (6/2014), một tác phẩm mới được giới thiệu: Thơ Puskin – song ngữ Nga Việt. Sách dày 355 trang, giới thiệu 90 bài thơ với 163 bản dịch của 37 dịch giả nhiều thế hệ. Ngoài các dịch giả trẻ, ta còn thấy tên của các lão làng như Hoàng Trung Thông, Hoàng Yến, Tế Hanh,…

Pushkin được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.

Ông viết nhiều thể loại, nhưng ấn tượng nổi bật trong lòng độc giả vẫn là tư cách một đại thi hào. Thơ Pushkin được đặc biệt yêu mến và thơ dịch ra tiếng Việt được nhiều người thuộc.

Trong dịp kỷ niệm 215 năm ngày sinh của Puskin vừa qua (6/2014), một tác phẩm mới được giới thiệu: Thơ Puskin – song ngữ Nga Việt. Sách dày 355 trang, giới thiệu 90 bài thơ với 163 bản dịch của 37 dịch giả nhiều thế hệ. Ngoài các dịch giả trẻ, ta còn thấy tên của các lão làng như Hoàng Trung Thông, Hoàng Yến, Tế Hanh,…

Từ năm thứ 4 Đại học Sư phạm Lênin, Thuý Toàn đã dịch thơ gửi về Nhà xuất bản Văn học. Trong gần 60 đầu sách về văn thơ Nga đã được dịch và xuất bản, Thuý Toàn gắn bó nhất vẫn là các tác phẩm của Puskin, trong đó có nhiều bài thơ nổi tiếng.

Dịch giả - hiện đang là Giám đốc Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Nga – văn học Việt Nam giới thiệu vắn tắt về sức hấp dẫn trong các tác phẩm của Pushkin: “Thơ của Pushkin không chỉ về tình yêu đôi lứa, thơ của ông còn nói về tình yêu với đất nước, với nhân dân, với nhân loại nói chung… Đến nay, các bạn trẻ vẫn tiếp tục dịch thơ Pushkin, Có lẽ, hiếm có nhà thơ nước ngoài nào được truyền bá tác phẩm tại Việt Nam như Puskin”.

Nữ sĩ Bulgaria rất thân thiết với Việt Nam – Blaga Dimitrova có tuyển tập thơ thế giới đã làm cầu nối hữu nghị rất đặc sắc bằng văn chương. Nhà thơ nói đại ý: Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga A. Pushkin và khép lại là nhà thơ Xuân Diệu của Việt Nam. Xuân Diệu được xem là nhà thơ tình lớn của phương Đông .

Vậy là, có mối liên hệ tự nhiên giữa Pushkin và Xuân Diệu, đặc biệt là trong thơ tình. Ở đây, ta chỉ so sánh hai nhà thơ thời tuổi trẻ.

Xuân Diệu là “Ông hoàng của thơ tình Việt Nam”, rất nổi tiếng từ trước Cách mạng và làm thơ suốt một đời. Đến khoảng những năm tuổi 40 , nhà thơ vẫn sung sức trong địa hạt thơ tình với đủ mọi cung bậc, sắc thái  yêu đương.

Puskin làm thơ tình với chủ đề mỹ cảm ái tình muôn thuở, có những bài thơ cho những địa chỉ vu vơ và những bài địa chỉ xác định.

Khoảng cuối năm 1828 đến đầu năm 1829, nhà thơ có quan hệ tình cảm với Natalya Nicolaevna Gonsarova – một thiếu nữ quý tộc xinh đẹp đang độ trăng tròn. Nhà thơ yêu say đắm, giữ được tình yêu ban đầu với tấm lòng trong trẻo vô ngần. Sau hai năm khó khăn về đi lại và cầu hôn, tháng 8/1932 họ  làm lễ thành hôn  ở Moscow.

Cuộc sống của đôi trai tài gái sắc gặp nhiều khó khăn về kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch đột ngột.

Thơ tình Pushkin vì thế phong phú về sắc thái tình cảm do có đời sống đủ vẻ lãng mạn và hiện thực. Những bài thơ tình hay nhất được giới thiệu ở Việt Nam phần nào đã nói lên được cái tế nhị, sâu sắc, đằm thắm, có thoáng buồn sầu, cay đắng, xen lẫn tin yêu, ước vọng như nét nổi bật của tình yêu Puskin.

Xuân Diệu không cắt nghĩa được tình yêu, Pushkin cũng không thể hiện được nỗi nhớ: “Lạ quá không hiểu ra sao/ Đứng trước em anh lạnh lùng đến thế?/ Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ/ Mới thấy mình khẽ nói: Nhớ làm sao?... Tình yêu với anh sao kỳ lạ thế/ Lúc xa rồi mới thấy mình yêu” (Nhớ). Tình yêu có khi vu vơ (Tôi yêu em).

Puskin rất tâm lý trong quan hệ tình cảm. Biển nói về một hiện trạng tâm lý: “Không gió lớn, sóng to không là biển/ Chẳng nhiều cay đắng, chẳng là yêu”. Đặc biệt nhất chính là cái hờn dỗi đáng yêu của đôi bạn trẻ: “Em ngu khờ vụng dại/ Anh mơ mộng viển vông”.

Em bảo: “Anh đi đi”

Sao anh không đứng lại?

Em bảo: “Anh đừng đợi”

Sao anh vội về ngay

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Mà sao anh dại thế

Không nhìn vào mắt em

Em bảo anh đi đi

Quả thật, anh cũng hiện nguyên hình như em – “ngu, khờ, vụng dại” vì: “Không nhìn vào mắt em”: “Không nhìn vào mắt sầu / Không nhìn vào mắt sâu?”.

Tình yêu của Pushkin thật say đắm khi ví hai người như Sương và nắng. Anh với em gắn bó một cách tự nhiên, như thiên nhiên muôn thuở. Anh và em soi vào nhau, vào tâm hồn và tâm khảm. Hai người cầu có nhau, sống trong nhau, ước vọng cùng nhau:

Em cần anh như biển xanh cần sóng.

Có mặt biển nào yên lặng được đâu anh.

Em yêu anh vì anh là nắng.

Có hạt sương nào thiếu nắng lại long lanh.

Em là sương, sương chỉ tan trong nắng.

Dẫu chẳng hình hài nắng vẫn đọng lại trong sương.

Anh là nắng khi bình minh trở dậy.

Mang lửa trời trong ánh sáng ban mai.

…………

Mặt trời ơi! Sức nắng diệu kỳ.

Đầy sương sớm với tâm hồn nguyên thuỷ.

Với năm tháng vẫn quay về bền bỉ.

Soi nắng mặt trời như từ kỷ sơ sinh.

Hạt sương nhỏ hiền lành” “tia nắng” “ mang lửa trời” cùng sống trong tình yêu vĩnh cửu:

Từ trong suốt mà làm nên tha thiết

Anh là nắng với sắc tình bất diệt

            Mang lửa trời từ những kỷ xa xôi           

Về đọng lại trong hạt sương nhỏ em ơi!

Bài thơ làm ta liên tưởng đến bài Biển của Xuân Diệu – bài thơ tình đặc sắc.

µµµ

Đại thi hào Nga Pushkin đã đi khắp thế giới, đến với muôn người. Tiếng thơ Puskin chiến đấu cho tự do, cho sự nghiệp giải phóng nhân dân. Tiếng thơ ấy cũng  đề cập tới tình yêu và hạnh phúc của con người.

Thơ tình đặc sắc của nhà thiên tài thơ ca sẽ sống mãi trong tâm hồn nhân loại./.

PGS.TS ĐOÀN TRỌNG HUY

Các Bài viết khác