NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MỘT THOÁNG HOÀNG MINH TƯỜNG

( 11-12-2018 - 06:50 AM ) - Lượt xem: 705

Hoàng Minh Tường là một người viết rất khỏe, ngay trong khi anh chăm lo cho các tác phẩm viết cho người lớn, anh vẫn có đóng góp với NXB Kim Đồng với những cuốn sách Bình minh đến sớm ( 1986) và Đen và Béo ( 1997). Dòng sáng tạo của nhà văn đang rất sung sức như một mạch nguồn mãnh liệt đang tuôn trào

 Vào khoảng năm 1985, 86 lần đầu tiên tôi được gặp anh Hoàng Minh Tường tại  trụ sở báo Người giáo viên nhân dân (phố Lê Trực), khi ấy anh đang làm việc tại báo này. Hôm đó tôi có truyện ngắn in trên báo, được gọi đến lấy báo biếu và nhuận bút. Báo Người giáo viên nhân dân thủa đó còn oai phong lắm, viết về đề tài nhà giáo và nhà trường được in trên báo này là rất vinh dự. Truyện ngắn của tôi ngày ấy có phác họa thoáng chút nhẹ nhàng tình cảm “tay ba” giữa thầy giáo một cô nữ sinh và một cậu nam sinh. Tuy viết rất nhẹ mà cũng được mọi người khen và cho là “đổi mới”. Anh Hoàng Minh Tường cũng là người tỏ ý ủng hộ cách viết mạnh dạn này. Dạo ấy tôi đã công tác tại NXB Kim Đồng ( Thời điểm này trụ sở tại 64 Bà Triệu) sau đó rất vui gặp lại anh Hoàng Minh Tường đã về công tác ở báo Văn Nghệ ( 17 Trần Quốc Toản). Do hai cơ quan ở rất gần nhau nên các anh chị em văn nghệ sĩ, nhà báo, cán bộ biên tập thường qua lại trò chuyện thường xuyên. Cũng vào thời điểm 1986, 1987… nhà văn Nguyên Ngọc là Tổng biên tập báo Văn Nghệ, một không khí đổi mới sôi sục hừng hực trên các trang viết, bài báo, truyện ngắn… khiến cho số lượng phát hành của báo Văn Nghệ tăng vùn vụt ( sau này hình như không còn trở lại được thời hoàng kim đó). Anh Hoàng Minh Tường là người qua lại thường xuyên trò chuyện với các biên tập viên NXB Kim Đồng như các chị Trần Tuyết Minh, Trần Thị Hà, Lê Thanh Nga, anh Trần Đình Nam , anh Nguyễn Quỳnh, anh Lê Cận., anh Bùi Hồng, anh Viết Linh…Mọi người thường trò chuyện về các bài báo , cuốn sách và các tác giả đang nổi tiếng thời đó như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Nguyễn Minh Châu… Rồi một buổi sáng đẹp trời báo Văn Nghệ in bài ký  Anh hùng khi đã sa cơ của Hoàng Minh Tường. Đó là bài ký viết về Trường thanh niên lạo động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, một ngôi trường đã được coi là một điển hình tiên tiến , là Lá cờ đầu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong nhiều thập niên và đã được phong danh hiệu anh hùng. Vào thời điểm đổi mới , cơ chế cũ đang rạn nứt tan vỡ, cơ chế mới chưa hình thành, ngôi trường đã được coi là Lá cờ đầu, làAnh hùng đó đang gặp rất nhiều khó khăn và mô hình giáo dục lý tưởng này đã lâm vào khủng hoảng. Sở dĩ các cán bộ NXB Kim Đồng lại quan tâm nhiều đến bài báo “rất nóng” của anh Hoàng Minh Tường thời ấy vì một lẽ riêng: Hiệu trưởng Trường TNLĐ xã hội chủ nghĩa Hòa Bình-Ông Trần Ngọc Ngoạn, lại chính là thân phụ của chị Trần Thị Hà, cán bộ NXB Kim Đồng! Từ tình cảm “người nhà”, chúng tôi rất cảm phục tinh thần xông xáo của nhà báo Hoàng Minh Tường, dám mạnh dạn đi vào điểm nóng của ngành giáo dục, phơi bày tất cả khó khăn thách thức của giáo viên , học sinh ở một cơ sở giáo dục miền núi khi thay đổi cơ  chế quản lý của toàn xã hội. Trong những tháng năm ấy, văn nghệ đã thực sự đồng hành cũng với đời sống của xã hội, và nhà báo Hoàng Minh Tường cũng là một trong những cây bút  chủ lực của báo Văn Nghệ thời oanh liệt đó.

Từ khí thế đổi mới của báo chí, anh Hoàng Minh Tường đã hăng hái thử sức với tiểu thuyết  Thủy hỏa đạo tặc ( NXB Văn học 1996) và ngay sau đó năm 1997, tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc đã được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Hoàng Minh Tường là một người viết rất khỏe, ngay trong khi anh chăm lo cho các tác phẩm viết cho người lớn, anh vẫn có đóng góp với NXB Kim Đồng với những cuốn sách Bình minh đến sớm ( 1986) và Đen và Béo ( 1997). Dòng sáng tạo của nhà văn đang rất sung sức như một mạch nguồn mãnh liệt đang tuôn trào thì… đùng một cái cuốn tiểu thuyết Thời của thánh thần ( NXB Hội Nhà văn 2008) vừa mới ra đời đã bị thu hồi. Hình như sau đó Hoàng Minh Tường cũng có phần chững lại… Gần đây nghe nói cuốn Thời của thánh thần của anh đã được dịch sang tiếng Nhật…

 

Có nhiều người thường nghĩ đến thế hệ viết đương đại ngày nay đã ít để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong ký ức người đọc. Nghĩ đến một tác giả viết nhiều, viết khỏe như nhà văn Hoàng Minh Tường, tôi chỉ cảm thấy một điều gì tiếc thay… nếu như… giá như… có một “không khí văn học” phù hợp, biết đâu chúng ta đã có một thế hệ nhà văn rực rỡ.

LÊ PHƯƠNG LIÊN

Tháng 11/2018. LPL.

Các Bài viết khác