NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MỘT SỐ NHÀ VĂN TIÊU BIỂU VIẾT VỀ KHÔNG QUÂN VIỆT NAM

( 10-12-2018 - 09:14 PM ) - Lượt xem: 716

Ngày 24/1/1959 Cục Không quân chính thức được thành lập và ngày 30/5/1963 Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 với mật danh đoàn Sao Đỏ ra đời và đến tận năm 1967 tác phẩm văn học đầu tiên viết về Không quân Việt Nam mới ra mắt bạn đọc. Cũng từ đó các nhà văn viết về Không quân lần lượt cho ra đời tác phẩm về Không quân, nhưng thật sự không nhiều. Xin điểm qua một số gương mặt nhà văn viết về Không quân mà tôi biết.

Viết về Binh chủng Không quân thì ngay từ năm 1967 nhà văn Nguyễn Đình Thi là người đầu tiên viết về Không quân với “Mặt trận trên cao” dưới dạng tiểu thuyết, sau đó nhà văn Hữu Mai từ năm 1971 đến 1980 ông viết liền 3 tập tiểu thuyết về Không quân là Vùng Trời (T1 1971, T2 1975, Tập 3 1980).

Từ sau này trở đi các nhà văn viết về Không quân chủ yếu từng công tác ở Không quân viết cũng chủ yếu là  ký, ký sự, truyện ngắn và rất ít tiểu thuyết như các nhà văn Lê Thành Chơn, Hà  Bình Nhưỡng, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Công Huy  mà chất liệu cũng chủ yếu là người thật việc thật.

Năm 2004, Anh hùng phi công tiêm kích MIG17, Lê Hải là người đầu tiên viết hồi ký với tựa “Phi công tiêm kích” tiếp theo là “Mặt đất và bầu trời” NXB QĐND 2006 của Trung tướng Lê Văn Tri nguyên phó tư lệnh Quân chủng PK-KQ và chỉ 3 năm sau năm 2009 cuốn hồi ký “Chúng tôi và MIG-17” của Đại tá anh hùng phi công Lưu Huy Chao ra mắt bạn đọc, rồi Nguyễn Công Huy vói “Tôi là phi công tiêm kích” và gần đây nhất là 2 tập hồi ký “Lính Bay” của Trung tướng Phạm Phú Thái, nguyên Tham mưu trưởng, Phó tư lệnh thứ nhất của Quân chủng PH-KQ có độ trung thực cao nhất ra mắt bạn đọc và được bạn đọc hào hứng đón chào.

Về mặt điện ảnh thì chỉ có tác phẩm Vùng Trời của nhà văn Hữu Mai dựng từ 1975 và mãi đến gần đây là bộ phim truyền hình đồ sộ “Cao hơn bầu trời” của tác giả kịch bản sau 5 năm bấm máy đã ra mắt người hâm mộ.

Xin điểm qua một số gương mặt nhà văn viết về Không quân mà tôi biết.

Nhà văn Hữu Mai

Nhà văn Hữu Mai tên thật là Trần Hữu Mai. Ông sinh ngày mồng 7 tháng 5 năm 1926, tại thành phố Thanh Hóa, nhưng nguyên quán của ông gốc ở làng Đông Trụ, xã Chiến Thắng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1946), ông tham gia tự vệ, chiến đấu trong nội thành Hà Nội rồi vào bộ đội, phụ trách báo Quân Tiên Phong (báo của Đại đoàn 308). Ông từng tham gia nhiều chiến dịch thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong đó có chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Sau khi hòa bình lập lại, năm 1956, ông là biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau đó làm trưởng phòng Văn nghệ Quân đội, với quân hàm Đại tá và ông là một trong số những người tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1957. Năm 1983, ông chuyển ngành sang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. Nhà văn Hữu Mai từng là Ủy viên thường trực Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III, IV. Đặc biệt ông là nhà văn Việt Nam đầu tiên và duy nhất trở thành thành viên của Hiệp hội Quốc tế những nhà văn viết truyện trinh thám (Association Internationale de Ecrivains Policier - AIEP). Ông qua đời ngày 17 - 6 - 2007 tại Hà Nội, hưởng thọ 81 tuổi.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Hữu Mai là một trong số ít người để lại cho hậu thế một khối lượng tác phẩm văn chương thật sự đồ sộ, hơn 60 tác phẩm đã công bố, trong đó chủ yếu là tiểu thuyết lịch sử, ký ức, hồi ký và kịch bản điện ảnh, viết về hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, chống Pháp và chống Mỹ.

Những tác phẩm văn chương tiêu biểu của ông gồm: Những ngày bão táp (tiểu thuyết, 1956), Cao điểm cuối cùng(tiểu thuyết, 1960, Vùng trời (tiểu thuyết, 3 tập, 1971, 1975, 1980), Trận đánh cuối cùng (ký sự, 1977), Đất nước (tiểu thuyết, 1985), Ông cố vấn (tiểu thuyết, 3 tập, 1988, 1989), Đêm yên tĩnh (truyện, 2000), Người lữ hành lặng lẽ (tiểu thuyết tư liệu, 2005), Không phải huyền thoạiHà Nội 12 ngày đêm,... Các kịch bản điện ảnh và truyền hình có: Hoa ban đỏ, Ông cố vấn, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, Cao điểm cuối cùng... Ông cũng là nhà văn được Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Võ Nguyên Giáp trao cho nhiệm vụ “thể hiện” những hồi ức của Người trong 6 tập sách với các tiêu đề khác nhau: Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ (hồi ký, 1964), Từ nhân dân mà ra (hồi ký, 1966), Những năm tháng không thể nào quên (hồi ký, 1970), Chiến đấu trong vòng vây (hồi ký, 1995), Đường tới Điện Biên Phủ (hồi ký, 1999), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (hồi ký, 2000).

 

NHÀ VĂN HÀ BÌNH NHƯỠNG

Nhà văn Đại tá Hà Bình Nhưỡng sinh năm 1934 tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp. Năm 1952 ông nhập ngũ và công tác tại binh chủng Phòng không Không quân.

Các tác phẩm chính của ông thường tập trung vào đề tài không quân như: Những cánh chim đại bàng (truyện ký viết chung với nhà văn Hữu Mai, 1977), Đến với bầu trời (truyện 1984), Cánh én mùa xuân (truyện, 1984), “Sống để yêu nhau”… Đường vào mặt trận trên cao (truyện 1995)…

 

nhà văn Lê Thành Chơn

Nhà báo, nhà văn Lê Thành Chơn là một sĩ quan dẫn đường xuất sắc của Không quân Việt Nam. Ông sinh năm 1938 tại Chợ Mới, An Giang. Năm 1952 ông tham gia Vệ Quốc đoàn. Năm 1954 tập kết ra Bắc nhận nhiệm vụ ở Đại đoàn 338. Ngày 01/ 5/1960, ông là chiến sĩ duy nhất, cùng với 6 sĩ quan được triệu tập về Trường Văn hóa Quân đội. Sau khóa học ông được cử đi học một khóa 6 tháng tiêu đồ gần (đánh dấu đường bay trên bàn dẫn đường tại Sở chỉ huy) tại Trung Quốc.


Trong thời gian kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc (1965 – 1972), sĩ quan Dẫn đường Lê Thành Chơn đã trực tiếp dẫn đường cho các máy bay tiêm kích ta hàng trăm trận, trong đó dẫn đường thành công khoảng 80 trận đánh, góp phần quan trọng để phi công Việt Nam bắn hạ hơn 60 máy bay Mỹ.

Lê Thành Chơn đã cho xuất bản hơn 8 tập ký, 6 tập tiểu thuyết, 3 kịch bản phim truyện. Các tác phẩm của ông chủ yếu về đề tài không quân, ông viết chính xác trong tường thuật của một người từng tham gia trong tổ chức chiến đấu và có ghi chép cụ thể trong hồi ký.

Các tác phẩm chính

Đọ cánh (tiểu thuyết, 1990); Anh hùng trên chín tầng mây (truyện ký, 1994, tái bản 1997); Người anh hùng chưa được tuyên dương (1998); Canh năm (2000); Bầu trời ước vọng (2000); Tầm cao (2001); Khối mây hình lưỡi búa (2006); Xuyên Mây

 

NHÀ VĂN NGUYỄN MINH NGỌC

 Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc còn có các bút danh Lan Chi, Đức Nguyện. Ông sinh ngày 30 tháng 8 năm 1957, quê quán làng Quang Dụ, xã Đức Quang, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tháng 4 năm 1975, đang học phổ thông thì nhập ngũ. Cuối năm 1975, về Quân chủng Phòng không - Không quân. Học đào tạo sĩ quan chính trị tại Trường Sĩ quan Không quân (1980-1983), từng là Trưởng ban Tuyên huấn Nhà trường. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Huế (1987-1991).

Từ năm 1997, ông chuyển sang làm biên tập văn xuôi Tạp chí Nha Trang thuộc Hội VHNT Khánh Hoà. Cuối năm 2004, Bộ Quốc phòng điều động về Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, phụ trách Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Biên tập viên NXB QĐND và Tạp chí Văn hóa Quân sự. Quân hàm Đại tá.

 Hiện ông thường trú tại: 2/26 Quốc lộ 13, Khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc là Phó ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khoá IX, Phó ban Kiểm tra Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh khoá VII (2015-2020).

 

Tác phẩm đã xuất bản:

 - Cành mận trắng (tập truyện, Nxb Thanh Niên, 1997);

Một thời và mãi mãi (tập ký, Nxb Hội Nhà văn, 2001);

Một cõi ấu thơ (truyện dài, Nxb Kim Đồng, 2002);

Bay đêm (tập truyện, Nxb QĐND, 2002);

Đất thiêng (truyện dài 2 tập, Nxb Trẻ, 2003);

Chị Ngần (tập truyện, Nxb Kim Đồng, 2004);

Trong nắng gió Trường Sa (tập ký, Nxb QĐND, 2006);

Người đàn bà trước biển (tập truyện, Nxb QĐND, 2007);

Cao hơn bầu trời (Kịch bản phim truyện, 50 tập, Hãng Phim Giải phóng, 2012);

Đất lành (tập truyện, Nxb QĐND, 2014); 

Một thoáng đất và người (tập ký, Nxb QĐND, 2014)

 

Nhà Văn, Thượng tá phi công Nguyễn Công Huy

Nhà thơ, Thượng tá phi công Nguyễn Công Huy sinh năm 1947(quê huyện Thường Tín, Hà Nội), hiện ở Khu tập thể Quân đội, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Ông nguyên là Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn Không quân 371, cựu phi công Đại đội bay đánh đêm (sau này là Phi đội 5) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Ngày 26-6-1972, Nguyễn Công Huy đã lập công bắn rơi một chiếc F4 trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, được tặng huy hiệu khen thưởng. 

Ông có 3 tác phẩm văn xuôi đều viết về không quân là hai tập ký “Vũ Xuân Thiều phi công cảm tử” và “10-5-1972 ngày dài không chiến” . cuốn thứ ba là cuốn Hồi ký “Tôi từng là phi công tiêm kích”

 

TRUNG TƯỚNG Phạm Phú Thái

Trung tướng Phạm Phú Thái sinh năm 1949, năm 1965 nhập ngũ và được cử đi học lái MIG 21 ở Liên Xô. Về nước năm 1968, anh được làm phi công tiêm kích số 2 cho Đại đội trưởng Nguyễn Thanh Ngân, bay số1, (là AHLLVT); còn vị trí số 3 trong phi đội chính là Đặng Ngọc Ngự (sau này cũng là AHLLVT).

Trung tướng Phạm Phú Thái là AHLLVTND, ông từng kinh qua các vị trí chỉ huy trong không quân với đầy đủ các chức vụ từ đội trưởng đến sư đoàn trưởng. Ông từng là Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân (sau nhập lại thành PK-KQ) cả thảy là 12 năm, trong đó có 4 năm làm Phó Tư lệnh thứ nhất Quân chủng PK-KQ. Năm 2008, ông là Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng rồi nghỉ hưu năm 2010.

 

Ông Phạm Phú Thái cũng là người vinh dự   được gặp Bác Hồ đến 3 lần trong cuộc đời, trong đó có 1 lần với tư cách sỹ quan phi công tiêu biểu cùng với AHLLVT Nguyễn Văn Cốc đại diện cho Trung đoàn lên Quân chủng gặp Bác. Ông cũng đã có vinh dự được bay trong đội hình tham gia diễu hành vĩnh biệt Bác Hồ trong Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh và 3 lần khác ở cương vị chỉ huy đội bay khi đất nước tổ chức duyệt binh năm 1973, 1975 và 1985.

Năm 2106 ông in cuốn hồi ký Lính Bay 1 và giữa năm 2018 ông ra mắt tập 2 trở, thành một sự kiện lớn gây xôn xao dư luận bởi tính chân thực và vượt qua vùng cấm của tập hồi ký.

 PHẠM THẾ CƯỜNG SƯU TẦM

Các Bài viết khác