NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

MẠNH QUỲNH, NGƯỜI HỌA SĨ TÀI BA GIÀU LÒNG NHÂN HẬU

( 21-10-2018 - 10:33 AM ) - Lượt xem: 727

Để giữ được hồn dân tộc trong mỹ thuật truyền thống, năm 1947, tại Chiến khu Việt Bắc, ông lập một xưởng làm tranh sơn mài. Họa sĩ cũng là người vẽ 2 tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong nguồn cảm hứng vô tận về đất nước, họa sĩ Mạnh Quỳnh vẽ bộ “Tranh sử ký” (năm 1947) và bộ “Địa lý nước Việt Nam” (năm 1948), được Bình dân học vụ khu X xuất bản.

Họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh sinh năm 1917 trong một gia đình trung lưu Hà Nội. Ông sớm bộc lộ năng khiếu hội họa, Năm 1935, Mạnh Quỳnh đã là cây cọ chủ lực của tờ báo thiếu nhi “Cậu Ấm-cô Chiêu” và đã vẽ truyện “Kaoco”một loại truyện tranh đầu tiên ở VN. Cũng năm 1935 ông thi vào Mỹ thuật Đông Dương khoa Sơn Mài. Năm 1942, ông tốt nghiệp, có bức “Lên chùa”, và sau đó năm 1943 có bức “Chùa Thầy”, đều là “những tác phẩm có kỹ thuật làm sơn ta bậc thầy ngang vai cùng Nguyễn Gia Trí, Lê Quốc Lộc...” (lời họa sĩ Thẩm Đức Tụ). Ông mở xưởng Mạnh Quỳnh, ở phố Nhà Thương Khách (nay là phố Hòe Nhai) chuyên làm tranh sơn mài và khắc gỗ tranh minh họa, biếm họa do ông vẽ cho các nhật báo Đông Pháp, Tin mới, các tuần báo Trung Bắc Chủ nhật, Báo mới, Phụ nữ thời đàm, Tân Thanh ... và những tờ tiếng Pháp như Le Quotidien d’Imdochine (Nhật báo Đông Dương), L’echo d’Extreme Orient (Tiếng vang Viễn đông), Revue Indochine (Tạp chí Đông Dương)...

Mảng đời làm sách của ông cũng gây ấn tượng mạnh. Ông là cộng tác viên của một số nhà xuất bản và cộng tác đắc lực nhất với nhà xuất bản Đắc Lộ thư xã, trình bày và minh họa các cuốn Trẻ con hát, Trẻ con chơi, Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm, Trê cóc, Bầu nữ thán... do Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Quảng Hàm, Bùi Văn Lăng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp hoặc thơ ngụ ngôn La Phông-ten (La Fontaine), Guy-li-ve du ký, Hai vặn dặm dưới đáy biển... do Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Trinh Vực, Phạm Xuân Độ dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt; tập thơ Lên tám của Tản Đà ...

Ông cũng là tác giả loại sách tí hon (khổ 7x10 cm) bìa in 3 màu, là Sách khéo tay (gồm những mẫu thêu, mẫu đồ dùng thủ công), sách học vẽ phổ thông (6 tập) rất tác dụng với tuổi học trò.

Trong thời gian làm minh họa ở báo  Trung Bắc Tân Văn ông đã phụ trách tạp chí Đời Trẻ Em và ông thường xuyên tổ chức “Đoàn du lịch Đời trẻ em” nhằm xây dựng tình thân ái, đoàn kết, tìm hiểu phong tục tập quán đời sống, ngắm và vẽ cảnh quê hương đất nước để cho các em thêm yêu thương đất nước, con người Việt Nam. Những chuyến đi dã ngoại của đoàn Trung Bắc Đời trẻ em luôn vui vẻ và bổ ích, các em thường mang theo dựng cụ vẽ và đàn ghi ta để ca hát.

Trong phong trào đời sống mới trước cách mạng, ông càng làm nổi tiếng ở hai tác phẩm “Làng Việt Nam cũ và mới” cổ động cải lương hương xã. Đây là 142 bức tranh thu nhỏ từ những bức tranh khổ lớn từng được trưng bày ở nhà thông tin Hà Nội và ở nhiều làng cũ thuộc các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hưng Yên xưa kia.

Đặc biệt có lẽ ông là người đã đưa nghệ thuật vẽ trang thủy mặc bằng mực Tàu lên đến đỉnh cao nghệ thuật của Việt Nam. Khoảng cuối năm 1943 ông đã mở phòng triển lãm trang thủy mạc  tại phòng trang Tràng Tiền, theo báo tin mới tại cuộc triển lãm được đánh giá thành công của Mạnh Quỳnh khi Toàn quyền Decoux mua 4 bức, bà Thống sứ Haelewyn mua 2 bức, Đổng lý Văn phòng Phủ Toàn quyền Aurillac mua 2 bức…

Sau CMT8, Lần đầu tiên, các ký giả được nghe Hồ chủ tịch trả lời câu hỏi của các nhà báo, hãng thông tấn nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, Quan Hỏa, khiến họ ngạc nhiên, khâm phục. Chính đây là dịp hiếm có để ông vẽ chân dung cụ Hồ, được Người ký tên kỷ niệm vào góc bức tranh, còn giữ đến hôm nay. Ông còn có bức “Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ” cũng trong năm 1945; Trong “tuần lễ vàng” ông cùng nhiều họa sĩ vẽ nhanh chân dung khách qua đường bán ủng hộ “Tuần lễ vàng”.

Đến tết Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, ông đã sáng tác một số kiểu đèn mới phù hợp với ngày Độc lập của đất nước do thợ ở Hàng Mã thể hiện. Ông còn vẽ bằng khen rất đẹp để tặng các cháu trúng giải cuộc thi “Khỏe – đẹp”. Ông còn trang trí Đại hội Thanh niên Cứu quốc Thủ đô họp lần đầu ở Nhà tơ lụa ở Hàng Ngang, Hàng Đào.

Để giữ được hồn dân tộc trong mỹ thuật truyền thống, năm 1947, tại Chiến khu Việt Bắc, ông lập một xưởng làm tranh sơn mài. Họa sĩ cũng là người vẽ 2 tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong nguồn cảm hứng vô tận về đất nước, họa sĩ Mạnh Quỳnh vẽ bộ “Tranh sử ký” (năm 1947) và bộ “Địa lý nước Việt Nam” (năm 1948), được Bình dân học vụ khu X xuất bản. 

Khoảng giữa năm 1950, ông trở về Hà Nội bị tạm chiếm hợp tác vẽ tranh khôi hài cho nhật báo Tia Sáng, cộng tác với các báo Liên Hiệp, báo Giang Sơn và các nhà xuất bản sách giáo khoa như nhà xuất bản Nguyễn Du ở phố hàng Điếu chuyên về sách giáo khoa và nhà xuất bản Nam Sơn ở đường hàng Giấy v.v... Đồng thời ông xuất bản tranh truyện Thiếu Nhi như các loại Học mà chơi, Chơi mà Học v.v... thành lập Đoàn Múa Rối và trình diễn tại Nhà Hát Lớn vào khoảng năm 1951. Và mở lớp dạy vẽ tại Hoà Mã,

Ngay sau ngày hòa bình lập lại năm 1954 ông vẫn tiếp tục mở lớp dạy vẽ cho trẻ em ở đường Hòe Nhai và sau này ở 29 Hàng Trống. Năm 1956, ông ra tờ Thiếu niên họa báo, 15 ngày một số, mỗi số 2000 bản. Một mình ông làm đủ mọi việc từ A đến Z: viết bài, vẽ tranh, trình bày, đưa đi nhà in, sửa lỗi, phát hành, thu tiền ... Có lẽ vì vậy mà báo chỉ đến với bạn đọc nhỏ tuối có hai năm rưỡi, được 55 số.

Báo Phụ Nữ Việt Nam số đầu tiên ra mắt đồng bào cả nước ở phố Hàng Bồ, Mạnh Quỳnh cũng được mời trình bày và vẽ minh họa.

 

Vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, trong chương trình “Những bông hoa nhỏ” phát lúc 19h của Đài Truyền hình Việt Nam, thường xuất hiện gương mặt họa sĩ Mạnh Quỳnh dạy vẽ cho thiếu nhi. Gương mặt hồn hậu, cách thể hiện giản dị qua từng nét vẽ của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người học, người xem.

Năm 1990, ông Bùi Văn Bảo ở Canada soạn bộ “Việt sử bằng tranh” hơn 20 tập, trong đó toàn bộ tranh do họa sĩ Mạnh Quỳnh đảm nhiệm, đã được Nhà Xuất bản Quê hương in bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh và Pháp.

 

Họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh mất ngày 2 tháng 4 – 1991 tức ngày 18 tháng 2 âm lịch, hưởng thọ 74 tuổi trong khi đang vẽ dở bức họa “Bốn thiên thần và ông thánh” cho một người Pháp trong đoàn làm phim Điện Biên Phủ.

PHẠM THẾ CƯỜNG sưu tầm và biên soạn

Các Bài viết khác