NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LEV TOLSTOY- MỘT TƯỢNG ĐÀI NHÂN ĐẠO CHỦ NGHĨA

( 07-04-2016 - 07:16 AM ) - Lượt xem: 1337

Một thế giới bình đẳng, bác ái và tràn ngập yêu thương là điều mà nhà văn vĩ đại người Nga Lev Tolsoy hằng mong mỏi suốt đời.

Một con người nhân ái

   Lev Tolstoy sinh năm 1828 ở Yasnaya Polyana - một điền trang ở ngoại vi thành phố Tula thuộc vùng Trung Nga, cách Moskva 200km về phía Nam, trong một gia đình dòng dõi quý tộc. Mẹ của ông vốn là một nữ công tước xuất thân trong gia đình hoàng gia. Những người họ hàng của nhà văn phần lớn đều là những nhà quý tộc giàu có, có ảnh hưởng lớn về chính trị và kinh tế. Tuy được sống trong nhung lụa từ khi mới lọt lòng nhưng Tolstoy lại là một đứa trẻ bất hạnh lên hai tuổi đã bị mất mẹ, đến khi lên chín thì mất cha. Cậu bé tội nghiệp Lev Tolstoy khi đó được giao cho người cô họ là quý bà Tatiana Ergolskaya nuôi nấng.

   Khi sống trong điền trang rộng lớn của quý bà Ergolskaya, Tolstoy có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người thuộc tầng lớp nông nô Nga. Trái ngược với những đứa trẻ quý tộc khác, luôn tỏ ra kiêu ngạo, tự phụ và hống hách, cậu bé Lev Tolstoy lễ phép, thân thiện và biết vâng lời. Cậu còn kết bạn và chơi cùng với con cái của những người nông nô làm thuê trong điền trang của người cô.

   Chính những ngày tháng tiếp xúc với những con người ở tầng lớp bần cùng ấy đã cho Tolstoy những ý niệm đầu tiên về giai cấp và sự bất công trong xã hội khi mà giai cấp được phân hóa rõ rệt như ở Nga thế kỉ XIX. Ý niệm về giai cấp được hình thành khiến trong lòng Tolstoy nảy sinh một mối thương cảm sâu sắc đối với những người nông dân nghèo khổ. Sau này khi tự tay tiếp quản điền trang của riêng mình, Tolstoy vẫn thường xuyên giảm tô thuế cho các nông nô và giúp đỡ khi họ cần. Nhà văn dứng ra xây dựng trường học cho những đứa trẻ nghèo ở  Yasnaya Polyana.

Phục sinh- Áng văn của tinh thần nhân đạo

   Nhắc tới Tolstoy, người ta vẫn thường nhắc tới hai cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình và Anna Karenina. Hai tác phẩm này xứng đáng với danh xưng kiệt tác. Chúng là bức tranh sống động, đa chiều và đầy màu sắc về xã hội Nga cuối thế kỷ XIX. Nhưng nếu chọn một tác phẩm thể hiện được rõ nét nhất tinh thần nhân đạo và tính nhân văn trong gia tài sáng tác của Tolstoy, người ta lại nghiêng về Phục sinh nhiều hơn.

   Phục sinh được viết năm 1899, khi tác giả đã ngoài bảy mươi tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được coi là “cú cất cánh cuối cùng”  trong sự nghiệp sáng tác của Tolstoy. Mặc dù sau đó ông có viết một cuốn tiểu thuyết khác là Hadji Murat.

Tác phẩm này được xuất bản vào năm 1912, sau khi nhà văn qua đời nên nó không được chú ý.

   Phục sinh là câu chuyện kể về Maxlova một con người có số phận khốn cùng. Cô vốn là đứa con hoang của người đàn bà có bản tính dâm đãng và một chàng trai Di-gan. Đáng lẽ, Maxlova phải chết giống như những người anh chị em của nàng. Nhưng cô may mắn được hai phụ nữ quý tộc là Maria và Sophia nhận nuôi. Nàng lớn lên và trở thành một cô hầu gái xinh đẹp.

   Maxlova gặp gỡ và đem lòng yêu Nekhliudov, người cháu trai của hai vì chủ nhân. Họ yêu nhau mãnh liệt và say đắm, bằng tất cả sự nồng nhiệt của mối tình đầu. Nhưng địa vị xã hội của cả hai chính là một bức tường thành ngăn trở không cho họ đi tới hôn nhân. Thêm một lý do nữa là Nekhliudov còn quá trẻ, chàng hứng thú với tự do, hứng thú với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng hơn là việc kết hôn. Kết cục không mong muốn đã xảy ra với Maxlova khi nàng có thai và bị đuổi ra khỏi nhà.

   Cô gái trẻ đã phải làm đủ mọi nghề để có tiền mưu sinh, thậm chí cô đã phải bán mình làm gái điếm. Trong một lần đi cùng khách hàng vào khách sạn thì vị khách của Maxlova bị đầu độc chết và nghi can số một chính là cô chứ không phải ai khác. Maxlova bị tình nghi giết người để cướp chiếc nhẫn kim cương quý giá.

   Lần đầu tiên sau hơn mười năm trời Maxlova và Nekhliudov gặp nhau trong một hoàn cảnh trớ trêu. Chàng là thành viên trong bồi thẩm đoàn còn nàng là phạm nhân sắp bị kết án chung thân. Cảm xúc tội lỗi dấy lên mãnh liệt trong lòng Nekhliudov, chàng tự dằn vặt chính mình về những đau khổ mà Maxlova phải gánh chịu. Nekhliudov đã dùng mọi cách có thể để mong cứu Maxlova khỏi án chung thân, thậm chí chàng còn có ý định làm đám cưới với nàng nếu nàng đồng ý. Tình yêu dường như đã trở thành một liều thuốc cứu rỗi tâm hồn họ. Nó làm sống lại hai lương tri tưởng đã chết từ lâu.

   Phục sinh là một cuốn tiểu thuyết thấm đẫm tính nhân văn và tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Đúng như nhan đề, tinh yêu đã làm “phục sinh”, làm sống lại những phẩm chất nhân văn cao đẹp trong lòng con người đó là tình yêu, lòng vị tha cao đẹp. Sau khi kết hôn ở tuổi gần bốn mươi, Tosltoy cải đạo và theo Kito giáo. Cuối đời ông bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sách Phúc Âm và một lòng tin vào những điều răn của Chúa. Sau giai đoạn này ông đã thay đổi quan điểm sáng tác và đặt lòng tin vào sự hối cải của con người. Phục sinh thể hiện quan điểm và cách nhìn của nhà văn về đời sống, mặc dù nhiều người cho rằng nó mang nặng tính giáo điều.

Tác phẩm còn là lời tố cáo chế độ cai trị của Sa hoàng Nga mục ruỗng, thối nát. Ở đó, pháp luật chỉ như một vờ tuồng mà bồi thẩm đoàn là những diễn viên xuất sắc. Phiên xử Maxlova ở những chương đầu của cuốn tiểu thuyết đã nói lên điều đó. Ngồi trên tòa, mang trong mình sứ mệnh giữ cân bằng cán cân công lý nhưng những vị luật sư ở trong bồi thẩm đoàn lại chú ý đến sắc đẹp của Maxlova với làn da trắng, đôi mắt ngây thơ và khuôn ngục căng tròn hơn là nghĩa vụ của người chấp pháp.

   Lev Tolstoy đã ra đi hơn một thế kỉ nhưng những di sản mà ông để lại sẽ còn sống mãi trong lòng những người yêu văn học, bởi nó mang giá trị của tư tưởng nhân văn cao đẹp, lòng bác ái, vị tha và khoan dung.

Sinh viên LÊ QUỲNH ANH

Các Bài viết khác