NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

HOÀNG MINH TƯỜNG - MỘT CÂY BÚT TÀI HOA, DŨNG CẢM VÀ ĐẦY TÂM HUYẾT

( 11-12-2018 - 06:47 AM ) - Lượt xem: 705

Tôi có may mắn được đọc cả ba cuốn tiểu thuyết nói trên của Hoàng Minh Tường và nhận thấy rằng, cũng như Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, đây quả thật là những áng văn chương đích thực mà giá trị có thể chạm tới giải thưởng văn chương cao quý nhất.

Theo thiển nghĩ của một độc giả bình thường như tôi thì trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, có lẽ Hoàng Minh Tường thuộc số ít nhà văn đã dũng cảm vượt khỏi rào cản ý thức hệ, đã có gan thoát ra khỏi cái “hành lang vừa hẹp vừa thấp” của thứ văn chương minh họa mà nhà văn đại tá Nguyễn Minh Châu, Giải thưởng Hồ Chí Minh, đã phải viết “Lời ai điếu”, hay đã không ngần ngại chia tay với “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” - một khái niệm rất chính xác do Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến đưa ra và chính vì nó mà ông đã bị khốn khổ một thời.

 Phải chăng điều đó đã cắt nghĩa tại sao tác phẩm của Hoàng Minh Tường lại nằm lâu đến thế trong ngăn kéo của các nhà xuất bản ở ta như Thủy Hỏa Đạo Tặc (15 năm), bị thu hồi ngay sau khi vừa ra lò như Thời của Thánh Thần hay phải in ở nước ngoài như Những mảnh Rồng.

 Nhưng nếu nhìn rộng ra văn học thế giới, ta thấy chính pho tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của nhà văn Nga B. Pasternak, một kiệt tác của văn học Xô Viết, Giải thưởng Nobel về văn chương (năm 1958) thoạt tiên cũng phải in ở Ý vào giữa những năm 50 của thế kỷ trước và tác giả xuýt bị trục xuất ra khỏi Liên Xô đó thôi. Thì ra lưỡi kéo kiểm duyệt dưới chế độ toàn trị ở đâu cũng giống nhau. Nhân đây hãy nhớ lại cách hành xử đối với Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn.

 Tôi có may mắn được đọc cả ba cuốn tiểu thuyết nói trên của Hoàng Minh Tường và nhận thấy rằng, cũng như Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, đây quả thật là những áng văn chương đích thực mà giá trị có thể chạm tới giải thưởng văn chương cao quý nhất.

 

Thiết nghĩ ý nghĩa trường tồn của một tác phẩm văn học được xác định bởi sự giao thoa giữa những vấn đề mang tính chất dân tộc bản địa với những vấn đề cốt lõi của toàn nhân loại: đó là tình yêu đích thực, đầy trăn trở đối với Tổ quốc, đối với quê hương bản quán, đó là sự vạch trần thói đạo đức giả, sự dối trá, chủ nghĩa cơ hội, giáo điều dưới mọi biểu hiện, đó là sự hướng tới một nền tự do và dân chủ thực sự, đó là tính nhân bản, lòng vị tha ở mỗi cá nhân, đó là khát vọng thoát khỏi lối làm ăn trì trệ bảo thủ, tù túng để hướng tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc xứng đáng với nhân phẩm con người, đó là bảo vệ sự khác biệt, bản sắc riêng của mỗi dân tộc và cá tính độc đáo của mỗi thành viên trong cộng đồng…

 Tất cả những vấn đề nóng bỏng, đôi khi được khoác cho một mỹ từ đầy bí ẩn là “nhạy cảm” này đã được ngòi bút tài hoa của Hoàng Minh Tường xới lên và lý giải một cách thuyết phục trong những tác phẩm của mình.

 Hãy cùng nhau thưởng thức một số trích đoạn đáng chú ý trong mấy cuốn tiểu thuyết nói trên của nhà văn:

 “Bằng trực giác và chiêm nghiệm của người cầm bút anh (nhà văn Châu Hà) tin rằng Vĩ là người bị oan ức, bị quy chụp bởi một lối hành xử thô thiển, thiếu bề dày nhân văn. Đây cũng là căn bệnh vĩnh cửu của quyền lực. Rất hiếm người nắm quyền lực lại chấp nhận quanh mình có kẻ giỏi phản biện, thích tranh luận, dù anh ta luôn đứng về lẽ phải, thuộc về nhân dân… Nguyễn Kỳ Vĩ cũng như Châu Hà, những người cầm bút chân chính, nếu không đóng vai những người phản biện tài ba, mà chỉ là một người hát thánh ca trong một dàn đồng ca vĩ đại, thì phỏng có giúp ích gì thêm cho bước tiến xã hội, đóng góp vai trò gì vào động lực của đời sống?”

(Thời của Thánh Thần, NXB Hội Nhà Văn 2008 tr. 147).

“Nó (Nguyễn Kỳ Vĩ) có tội gì mà phải bày đặt ra một cuộc bắt bớ hạ cấp thế? Chúng ta có pháp luật, có tòa án, có tội sao không mở phiên tòa? Hãy công khai với tất cả bàn dân thiên hạ, với thế giới, một tên phản quốc đi. Vĩ bị tù gần 6 năm trời mờ mịt, không biết tội gì… Tôi lo rằng chính chúng ta mới đang là một cái hộp đen lớn, âm u và đầy bí hiểm. Một nền dân chủ chân chính không bao giờ nằm trong bóng tối”.

(Sđd, tr. 420).

“Câu chuyện ra tù của Vĩ chỉ đơn giản như vậy. Sinh mạng chính trị, tư cách công dân của một con người chỉ một cái hất

đầu là đi đứt, chỉ một mảnh giấy là tha bổng”.

(Sđd, tr. 469).

“Người ta xóa tên hết toàn bộ những con đường, những địa danh liên quan đến các Chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Khoát, các tướng Nguyễn Hữu Cảnh, Mạc Cửu…, những người góp phần quyết định cho việc mở cõi trời Nam từ Thuận Hóa tới Hà Tiên. Lịch sử nghìn năm của dân tộc bị bóp méo, giản lược để chỉ tôn vinh, dồn cho mấy chục năm…”

(Sđd, tr. 506).

“Trong đời, đã bao lần nhà văn Châu Hà đăng đàn diễn thuyết trước hàng nghìn học sinh, sinh viên các trường phổ thông, đại học, hàng vạn thợ mỏ, công nhân… nhưng chưa bao giờ ông xúc động như hôm nay. Bởi lần đầu tiên ông thoát xác khỏi một nhà văn tuyên huấn, nói những điều không phải của chính ông nghĩ, mà là của ai đó, của tổ chức, của đoàn thể. Bây giờ ông đang là chính ông, là người cầm bút có tên Đà Giang và Châu Hà”.

(Sđd, tr. 579).

 “Anh Châu Hà, anh có khi nào nghĩ rằng mình đang là một tín đồ tôn giáo không? Được làm việc với các anh mấy năm tôi hiểu ra rằng người ta đang biến học thuyết của Mác thành một thứ tôn giáo, lãnh tụ thành giáo chủ. .. Tôi hỏi thật: có khi nào anh trăn trở rằng chúng ta đang rơi vào bi kịch của kẻ lập dị không? Trong khi thế giới đang đi trên một đại lộ rộng lớn, với đủ làn đường cho các loại phương tiện có động cơ, tốc độ khác nhau, thì riêng chúng ta lại chọn một con đường vô định… Thật quái đản, khi cuối cùng người ta đã phải thừa nhận nền kinh tế thị trường, nhưng lại cố gắn sau đó một cái đuôi…”

(Sđd, tr. 590).

 “Sự thù hận đã làm hết thảy chúng ta mù quáng mất khả năng nhận đường. Hầu như tất cả các tờ báo của người Việt ở Hải ngoại đều chung một ý thức hệ chống cộng đến cùng. Ai viết khác, nghĩ khác sẽ bị ném đá, sẽ bị cô lập, bị loại trừ khỏi cộng đồng. Và báo chí cộng sản cũng vậy, đã sang thiên niên kỷ mới rồi, 25 năm trôi qua rồi mà ngày nào báo đài Hà Nội cũng ra rả giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ giải phóng miền Nam khỏi ai? Có phải người Mỹ xâm lược Việt nam không? Người Mỹ đã chiếm một thước đất nào của miền Nam Việt Nam làm lãnh thổ của họ chưa?  Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp 30/4 là tràn ngập sắc máu. Đến nỗi ông Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ cộng sản, phải ngán ngẩm thốt lên: Ngày này có triệu người vui, thì cũng có triệu người buồn.”

(Những mảnh Rồng, NXB Vipen 2018, tr. 90-91).

 “Nhưng sẽ rất sai lầm khi người Việt tị nạn nghĩ rằng đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam của họ đã mất. Chỉ khi nào giành lại được nước, cắm được lá cờ vàng tại Dinh Độc lập họ mới hoàn thành cuộc thánh chiến trở về. Một luận điểm vô cùng nguy hiểm, có thể nói là phản động. Nó chỉ thích hợp với những bộ óc điên cuồng liều lĩnh, lúc nào cũng muốn tổ chức những nhóm người trở về làm cuộc lật đổ. Tại sao chúng ta không hiểu khác đi. Dân tộc Việt Nam, đất nước Việt nam là trường tồn, là Tổ quốc thiêng liêng của tất cả người Việt trong nước và người Việt hải ngoại, là non sông gấm vóc đất liền và hải đảo đã được minh định trên bản đồ, là trầm tích hàng nghìn năm văn hiến, là bề dày văn hóa, không gian sinh tồn của người Việt suốt chiều dài lịch sử…”

(Sđd, tr. 122).

“Nếu thế hệ người Việt sau năm 75, thế hệ thứ nhất, với tất cả nỗi hận thù của phía bại trận, nỗi thống khổ của kẻ lưu vong, sự cùng cực của những thuyền nhân tỵ nạn… từng trải qua những năm tháng vật vã để mưu sinh và hòa nhập xứ người thì đến thế hệ thứ hai, thứ ba, gần hai triệu người Mỹ gốc Việt đã thực sự trở thành một phần của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, đã không hổ thẹn mà nói rằng con Rồng nước Việt từ bờ Tây Thái Bình Dương đã phung phí văng ra những mảnh Rồng, thậm chí những cục phân Rồng, và ở bờ Đông đại dương mênh mông kia, những mảnh Rồng ấy đã bám trụ, đã hồi sinh, những con Rồng cháu Tiên đang sinh sôi phát triển…”

(Sđd, tr.100-101)

 Trên cơ sở đó có thể xem tiểu thuyết Những mảnh Rồng của Hoàng Minh Tường là một khúc tráng ca bất hủ, một cố gắng đáng biểu dương nhằm xóa bỏ hận thù, liên kết lại tất cả những con dân của đất Việt trên mọi miền Tổ quốc và ở Hải ngoại để cùng kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng xây dựng một nước Việt Nam tự do hùng cường, giàu mạnh, xứng danh dòng giống Lạc Hồng ./.

LÊ SƠN

Sài Gòn 12-11-2018

Các Bài viết khác