NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

HOÀNG HỮU ĐẢN- NHÀ VĂN HÓA UYÊN BÁC

( 07-09-2013 - 11:49 AM ) - Lượt xem: 1554

Lần đầu tiên tôi được gặp Hoàng Hữu Đản vào đúng ngày kỷ niệm Toàn quốc Kháng chiến 19/12/ 1993, khi ông mang đến tặng Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cuốn sách mới được xuất bản “ Paris-Sài Gòn-Hà Nội, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947” do ông dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của Philippe Devillers. Cuốn sách có giá trị lịch sử rất lớn và được dịch hết sức công phu, đã giúp cho người Việt Nam và người Pháp hiểu rõ vì sao chiến tranh đã bùng nổ giữa hai dân tộc, để yên tâm khép lại quá khứ mà hướng đến tương lai. Ông để lại cho tôi một tấm danh thiếp chỉ vẻn vẹn có họ tên với địa chỉ và số điện thoại, tuyệt nhiên không có một dòng nào về học vị học hàm hay chức vụ hiện hành. Vì thế, tôi cứ ngỡ ông là một nhà sử học đột xuất, mãi về sau mới biết sự nghiệp văn hóa của ông còn to lớn hơn nhiều.

THÔNG BÁO
100 năm ngày sinh nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913 - 15/8/2013)
NYS NHT

HOÀNG HỮU ĐẢN- NHÀ VĂN HÓA UYÊN BÁC

Thứ năm - 15/11/2012 20:04
 
 
Lần đầu tiên tôi được gặp Hoàng Hữu Đản vào đúng ngày kỷ niệm Toàn quốc Kháng chiến 19/12/ 1993, khi ông mang đến tặng Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cuốn sách mới được xuất bản “ Paris-Sài Gòn-Hà Nội, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947” do ông dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của Philippe Devillers. Cuốn sách có giá trị lịch sử rất lớn và được dịch hết sức công phu, đã giúp cho người Việt Nam và người Pháp hiểu rõ vì sao chiến tranh đã bùng nổ giữa hai dân tộc, để yên tâm khép lại quá khứ mà hướng đến tương lai. Ông để lại cho tôi một tấm danh thiếp chỉ vẻn vẹn có họ tên với địa chỉ và số điện thoại, tuyệt nhiên không có một dòng nào về học vị học hàm hay chức vụ hiện hành. Vì thế, tôi cứ ngỡ ông là một nhà sử học đột xuất, mãi về sau mới biết sự nghiệp văn hóa của ông còn to lớn hơn nhiều.






 Là người rất giỏi cả hai sinh ngữ Pháp văn và Anh văn, lại tinh thông hai cổ ngữ Latin và Hy Lạp, Hoàng Hữu Đản đã có một gia tài dịch thuật đồ sộ với những tác phẩm cổ điển vĩ đại như “Iliade” và “Odysee” của Homere, các bi kịch và hài kịch của Eschyle, Sophocle và Euripide (Hy Lạp); các bi kịch cổ điển của Cornelle, tiểu thuyết của Flaubert, thơ Victor Hugo và truyện ngụ ngôn của La Fontaine (Pháp), thơ của Tagore (Ấn Độ) và hàng loạt các tác phẩm danh tiếng khác. Không chỉ dịch các tác phẩm nước ngoài cho người Việt đọc, ông còn dịch nhiều tác phẩm Việt Nam sang tiếng Pháp và tiếng Anh để giới thiệu văn hóa Việt với độc giả nước ngoài: Thơ Nguyễn Bính, thơ Hàn Mặc Tử, dân ca quan họ Bắc Ninh, tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh…với cả một chuyên luận nhan đề “Từ Le Cid của Corneille đến tuồng Lộ Địch của Thúc Gia Thị Ưng Bình”.
 
 Ngoài các công trình dịch thuật, ông còn để lại hàng chục sáng tác của mình như “Nụ cười Hollywood”, “Hoa Hồng Nhung”, “ Người con gái Nguyễn Du”… cùng nhiều bài thơ  hay, và nổi tiếng nhất là vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” được đông đảo công chúng yêu nghệ thuật Việt Nam tán thưởng. Ông cũng có những bài bút chiến rất xác đáng về một số nhà văn danh tiếng nhưng bị dư luận hiểu nhầm, chẳng hạn, ông yêu cầu “Nên đánh  gíá lại Lê Văn Trương công bằng trung thực”.
 
 Vóc dáng gày gò nổi bật với một vầng trán cao, cặp mắt tinh anh và nụ cười luôn rộng mở trên môi, Hoàng Hữu Đản chinh phục được tất cả những ai đối thoại với ông, đọc các tác phẩm của ông hay do ông chuyển ngữ. Người Việt Nam gọi ông là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà khảo cứu văn hóa…; nhưng giới nghiên cứu cho rằng những cống hiến lớn nhất của ông thuộc về lĩnh vực dịch thuật. Người Pháp đánh giá các công trình dịch thuật của ông là “ thành thạo và uyên bác”; còn Hoàng Hữu Đản chỉ nói rằng: “Dịch văn chương là sống với từng ngôn ngữ nghệ thuật”. Về mục đích sự nghiệp của mình, ông giải thích rất đơn giản: “Tác phẩm nào tôi cảm thấy hay thì cũng muốn cho những người thuộc thế hệ mình và thế hệ sau cùng thưởng thức”. Nhưng không chỉ dừng lại ở sự thưởng thức, những công trình dịch thuật của Hoàng Hữu Đản có giá trị sâu sắc trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và các thế hệ mai sau, giúp cho họ lĩnh hội chính xác những di sản văn hóa vĩ đại của nhân loại, để cùng chung sống trong thế giới hiện đại. Vì thế, Hoàng Hữu Đản đã trở thành một nhịp cầu văn hóa hữu nghị giữa người Việt Nam với người Pháp và nhiều dân tộc khác. Không ngoài ý nghĩa đó, chính phủ Pháp đã trao tặng ông huân chương Cành Cọ Hàn Lâm cao quý dành cho những người có cống hiến nổi bật về văn hóa và giáo dục.
 
 Thanh thản vĩnh biệt thế giới khi vừa tròn tuổi 90 (3/4/1922-26/3/2012), Hoàng Hữu Đản sống mãi cùng các  danh tác văn hóa vĩ đại mà ông là người dịch hoàn hảo nhất và những tác phẩm đặc sắc do chính ông sáng tạo. Tôi xin được dùng bài viết này để tưởng niệm ông-một nhà văn hóa uyên bác, một nhịp cầu quan trọng nối liền nền văn hóa Pháp và nhiều dân tộc khác với văn hóa Việt Nam theo dòng chảy bất tận của thời gian.

Tác giả bài viết: LÊ VINH QUỐC ( ( Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh)

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác